Hở van hai lá trong siêu âm tim qua thực quản
Hở van hai lá cấp luôn có những triệu chứng cơ năng nặng nề. Khám lâm sàng ở mỏm tim thường dễ bỏ sót, do thất trái với kích thước bình thường không hề gây mỏm tim đập tăng động. Tiếng thổi tâm thu do hở van hai lá cấp tính nhiều khi không kéo dài hết thì tâm thu thậm chí có lúc không nghe thấy. Siêu âm tim qua thành ngực giúp chẩn đoán mức độ hở van hai lá, cơ chế hở van, đánh giá chức năng thất trái, chức năng thất phải và áp lực động mạch phổi….
1. Siêu âm tim qua thực quản trong hở van 2 lá
Nội dung bài viết
- Đánh giá hình thái van hai lá để xác định cơ chế hở
- Dây chằng dài hoặc đứt dây chằng. Co rút dây chằng.
- Sa hoặc co rút các lá van. Bộ máy dưới van.
- Đường kính vòng van, mức độ vôi hóa.
- Kích thước thất trái và các rối loạn vận động vùng.
1.1 Các mặt cắt cơ bản
- Sa hoặc co rút lá van (mặt cắt 4 buồng giữa thực quản ở góc 0°, mặt cắt qua mép van hai lá giữa thực quản ở góc 45°, mặt cắt hai buồng giữa thực quản ở góc 90°, mặt cắt trục dọc giữa thực quản ở góc 120°).
- Đường kính vòng van (mặt cắt trục dọc giữa thực quản ở góc 120°). Sa lá van (mặt cắt trục ngắn qua phần đáy dạ dày ở góc 0°).
- Bộ máy dưới van (mặt cắt hai buồng qua dạ dày ở góc 90°).
1.2 Cách đánh giá mức độ nặng của HoHL bằng siêu âm qua thực quản
- Chiều dài dòng phụt ngược.
- Thời gian HoHL: Đầu tâm thu hay toàn tâm thu trên siêu TM màu.
- Hướng dòng phụt ngược: Trung tâm hay lệch tâm về phía thành nhĩ trái.
- Dòng chảy tĩnh mạch phổi
Các dấu hiệu khác của HoHL nặng:
- Độ rộng của dòng phụt ngược tại gốc, ≥ 0,5 cm ở góc 120°, được gọi là “ vena contracta ”
- Tăng thể tích thất trái
- Vận tốc đỉnh sóng E > 1,5 m/s.
Đánh giá mức độ HoHL dựa trên dòng chảy qua tĩnh mạch phổi
Mức độ | Chiều dài dòng HoHL /nhĩ trái |
Thời gian |
Hướng |
Dòng chảy qua tĩnh mạch phổi |
1 | 1/3 | Đầu tâm thu | Trung tâm | Bình thường |
2 | 2/3 | Toàn tâm thu | Trung tâm | Bình thường |
3 |
2/3 |
Toàn tâm thu |
Lệch tâm |
Bình thường hoặc đảo ngược |
4 |
3/3 |
Toàn tâm thu | Lệch tâm hoặc trung tâm |
Đảo ngược |
2. Siêu âm tim qua thực quản trong sa van hai lá
Sa van hai lá gây ra hở hai lá lệch tâm, do đó sa lá sau sẽ tạo ra dòng phụt hướng về phía trước và ngược lại. Lưu ý: Khi dòng phụt của hở hai lá lan tới thành nhĩ trái thì cần đánh giá mức độ nặng của hở hai lá tăng lên. Đối với các tĩnh mạch phổi trái và phải cần dùng Doppler xung để kiểm tra xem có đảo ngược phổ tâm thu hay không.
2.1 Sa van hai lá kinh điển
Lá van hai lá di lệch ít nhất 2 mm quá mặt phẳng vòng van ở bất cứ mặt cắt nào; Van hai lá dày > 5 mm .
2.2 Sa van hai lá không kinh điển
- Lá van sa không bị dày (< 5 mm) và không phải thoái hóa dạng nhầy.
- Những bệnh nhân này không bị tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng như: Hở VHL nặng, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và đột tử khi so với sa VHL kinh điển.
3. Siêu âm qua thực quản trong sửa van hai lá
- Đánh giá những vùng bị sa của van hai lá để lên kế hoạch phȁu thuật. 2/3 trường hợp sa van hai lá là ở vùng giữa của lá sau và 70% những trường hợp này có thể sửa thành công.
- Chú ý tình trạng đứt dây chằng van hai lá.
- Đo đường kính vòng van hai lá (giới hạn bình thường cao: 35 mm ) và đánh giá tình trạng vôi hóa vòng van.
4. Siêu âm qua thực quản đánh giá hở van hai lá do thiếu máu cục bộ mạn tính
Thông thường trong trường hợp này van hai lá có cấu trúc bình thường, và do đó gọi là hở hai lá “cơ năng”.
Tái cấu trúc của thất trái làm dịch chuyển cơ nhú về phía mỏm tim, cùng với sự co kéo của các lá van hai lá làm các lá van đóng không hoàn toàn.
Vùng áp của hai lá van (coaptation) bị dịch chuyển về phía mỏm tạo nên hình ảnh hai lá van đóng trong thời kỳ tâm thu có dạng hình lều (systolic tenting).
Tái cấu trúc và giãn thất trái thúc đẩy quá trình hở hai lá tiến triển nặng hơn. Nói chung, nếu những bất thường vận động vùng của thành thất trái xảy ra đơn độc mà không kèm theo giãn buồng tim thì ít liên quan tới hở van hai lá nặng .
Giãn vòng van sẽ làm tăng tình trạng đóng không hoàn toàn của các lá van.
Trong trường hợp nhồi máu cơ tim thành sau hoặc thành dưới, có thể có tình trạng phình thành sau vùng đáy của thất trái (nằm về phía của cơ nhú sau giữa). Điều này gây ra sự co kéo bất đối xứng của các dây chằng, dȁn tới sự co kéo của lá van sau. Kết quả là xảy ra hở van và xuất hiện dòng phụt lệch tâm, hướng ra trước.
Các mặt cắt thiết yếu:
- Đánh giá sự di động hạn chế của các lá van, hình ảnh hai lá van đóng trong thời kỳ tâm thu có dạng hình lều (góc 0 o mặt cắt 4 buồng giữa thực quản, góc 45 o mặt cắt giữa thực quản qua hai mép van, góc 90 o mặt cắt 2 buồng giữa thực quản, góc 120 o mặt cắt trục dọc giữa thực quản).
- Đánh giá kích thước vòng van (góc 120° mặt cắt trục dọc giữa thực quản).
- Đánh giá thất trái, đặc biệt là thành sau vùng đáy tim (góc 90 o mặt cắt 2 buồng giữa thực quản, góc 0 o mặt cắt trục ngang đoạn giữa qua dạ dày).
>>> Xem thêm: Những tiến bộ trong kỹ thuật can thiệp hở van hai lá