Dự phòng chấn thương răng ở trẻ – Tổng quan phương pháp
Chấn thương răng rất thường gặp đối với trẻ, gây ảnh hưởng tới chức năng (nhai, phát âm), đồng thời rất ảnh hưởng thẩm mỹ, vì thế dự phòng chấn thương răng rất quan trọng. Chấn thương răng có nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy khó khăn để có thể sử dụng các phương pháp dự phòng thích hợp. Có lẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để điều khiển và dự phòng bệnh. Bài viết sau đây sẽ nói sâu hơn về vấn đề này.
1. Tổng quan về chấn thương răng
Nội dung bài viết
Chấn thương răng miệng là một chấn thương thường xảy ra đối với trẻ, chấn thương có thể gây ảnh hưởng tới chức năng (nhai, phát âm) và ảnh hưởng tới thẩm mỹ, vì thế việc dự phòng chấn thương là rất quan trọng.
Răng bị chấn thương có thể do một số nguyên nhân như: tai nạn tự ngã, tai nạn mô tô, đánh nhau, chơi thể thao… Trẻ trai thường bị nhiều hơn. Chấn thương tới vùng miệng có thể là gãy thân răng, chân răng, hoặc cả 2, chấn thương ảnh hưởng đến các cấu trúc nâng đỡ của răng, nó có thể làm răng bật ra khỏi ổ, có thể gãy xương hàm.
Tai nạn xảy ra ở trong nhà thường gây chấn thương răng sữa, trong khi đó tại nạn xảy ra ở bên ngoài thường gây chấn thương răng vĩnh viễn. Loại chấn thương hay gặp nhất ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn là gãy thân răng cửa giữa hàm trên đặc biệt nếu như các răng trước có độ cắn chìa lớn.
Chấn thương răng có nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy khó khăn để có thể sử dụng các phương pháp dự phòng thích hợp. Có lẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để điều khiển và dự phòng bệnh. Chấn thương răng xảy ra ở bộ răng trẻ em tương đối thường xuyên (Todd và Dod 1985).
Lứa tuổi hay bị chấn thương nhất:
– Từ 1 – 3 tuổi.
– Từ 7 – 10 tuổi (thường chấn thương là do chơi thể thao, bóng đá, bóng rổ..).
– Thanh niên.
Tăng độ cắn chìa và che phủ mỏi không thích hợp là yếu tố thuận lợi cho chấn thương răng. Hầu hết ảnh hưởng ở răng cửa giữa hàm trên.
– Bảo vệ và dự phòng cho răng sữa.
2. Các phương pháp dự phòng chấn thương răng
2.1. Bề mặt sân chơi
Nguyên nhân phổ biến chấn thương răng hàm mặt ở trẻ em là do trẻ bị ngã vào bề mặt cứng. Ngã vào bề mặt mềm, hấp thụ lực, trẻ sẽ ít bị đau.
Khả năng bị chấn thương phụ thuộc vào độ cao trẻ bị ngã (CFH).
– Khu vườn cỏ với bề mặt an toàn sẽ dự phòng chấn thương cho trẻ.
– Các trò chơi trong nhà (như bóng rổ, cầu lông) nên được chơi ở sân không bị trơn.
– Sự giám sát trẻ trong khi chúng chơi là cách hiệu quả nhất để dự phòng chấn thương răng hàm mặt cho trẻ.
Xem thêm: Ý nghĩa của lưu trữ tế bào gốc từ tủy răng sữa
2.2. Điều trị sớm cắn chìa lớn ở bộ răng hỗn hợp
Tỷ lệ chấn thương răng tăng đáng kể ở những bệnh nhân có độ cắn chìa lớn hơn 9 mm. Điều trị chỉnh nha để điều chỉnh mối quan hệ của các răng cửa là thỏa đáng, nhưng cũng không nên quá cứng nhắc về vấn đề này.
2.3. Dự phòng chấn thương – bảo vệ miệng tạm thời trong khi chơi thể thao
Máng bảo vệ (mouth guard) nên được sử dụng khi chơi thể thao, đặc biệt là thể thao đối kháng
Phần lớn các chấn thương răng xảy ra ở những răng trước hàm trên hơn là ở các răng khác. Và hiếm khi những chấn thương này được chú ý và điều trị thích hợp, nếu những chấn thương xảy ra trong giai đoạn phát triển của răng và hàm mà không được điều trị thì có thể dẫn đến các biến dạng mặt ở trong giai đoạn sau.
Sử dụng bảo vệ miệng (mouth guards) là bắt buộc để bảo vệ cơ thể khỏi chấn thương khi chơi thể thao. Những nghiên cứu cắt ngang cho thấy có sự giảm tỷ lệ chấn thương răng ở những cá nhân có sử dụng bảo vệ miệng. Vì vậy, các chuyên gia nha khoa luôn khuyên mọi người đặc biệt là trẻ em và thanh niên nên sử dụng bảo vệ miệng khi chơi thể thao.
2.4. Dự phòng chấn thương bằng bảo vệ miệng
a) Thiết kế
Bảo vệ miệng được giới thiệu bởi Turner năm 1977. Nó được lắp vào cung hàm trên trừ những trường hợp bị sai khớp cắn loại III. Nó nên che phủ mặt nhai của các răng.
b) Chức năng
– Chúng giữ mô mềm của môi và má cách xa răng, vì vậy nó ngăn cản bị loét, tụ máu ở môi, má do răng gây ra khi bị chấn thương.
– Chúng có tác dụng đệm cho răng vì vậy tránh những tác động có hại từ những cú đánh ở cằm, nó có tác dụng phân phối lực để giảm chấn thương như gãy xương hàm, trật khớp răng hoàn toàn.
– Chúng tránh cho những răng đối diện va đập mạnh vào nhau, giảm rủi ro gây răng, tổn thương các mô nâng đỡ của răng
– Chúng nâng đỡ cho xương hàm dưới, có tác dụng đệm cho xương hàm dưới, vì vậy nó ngăn cản gãy xương hàm dưới ở góc hàm, lồi cầu…
– Chúng dự phòng chấn thương thần kinh, dự phòng lực di chuyển lồi cầu xương hàm dưới đi lên trên và ra sau.
– Chúng được dùng cho các lực sĩ quyền anh.
c) Vật liệu chế tạo bảo vệ miệng
Chất liệu sử dụng điển hình là polyvinyl acetate polyethylene copolymer (PVAc-PE).
d) Những loại bảo vệ miệng
– Thông dụng.
– Bảo vệ miệng cá nhân.
– Thiết kế theo truyền thống (Người dùng cảm thấy thỏa mãn và tiện nghi).
e) Bảo quản dụng cụ bảo vệ miệng
– Dụng cụ bảo vệ miệng phải được làm sạch với xà phòng và nước ngay sau khi sử dụng.
– Bảo vệ miệng phải được làm khô và bảo quản trong hộp có những lỗ thủng.
– Súc miệng bằng nước súc miệng hay chất sát trùng (0,2% chlorhexidine) ngay trước khi sử dụng.
g) Thời gian sử dụng bảo vệ miệng Bảo vệ miệng cho trẻ ở bộ răng hỗn hợp có lẽ cần thay mới trong vòng 1 năm.
Phòng ngừa thứ cấp: Can thiệp thích hợp khi chấn thương răng do tai nạn nhằm mục đích giảm thiểu những biến chứng do chấn thương gây nên. Với việc phát minh ra kỹ thuật etching acid, bonding ngà và sử dụng calcium hydroxide (có thể cho phép chân răng tiếp tục phát triển hoặc đóng chóp ở những răng bị chết tủy) giúp cho điều trị và tiên lượng tốt hơn.
2.5. Khám lâm sàng
2.5.1. Tiền sử y khoa
Cản phải khai thác đầy đủ tiền sử y khoa gồm: các bệnh về tim, các bệnh về rối loạn đông máu, suy giảm miễn dịch, các thuốc đang sử dụng, tiền sử dị ứng thuốc, tiền sử phẫu thuật…
2.5.2. Bệnh sử nha khoa
Nha sĩ cần phải hỏi bệnh nhân về thời gian, địa điểm và hoàn cảnh xảy ra tại nạn. Hoàn cảnh xảy ra tai nạn có vai trò quan trọng trong việc tiên lượng mức độ nghiêm trọng của chấn thương, thời gian có vai trò đối với tiên lượng mức độ khỏe mạnh của răng, địa điểm có vai trò đối với việc xác định có nhiễm trùng hay không.
2.5.3. Khám thực thể
Khám kỹ lưỡng đánh giá đầy đủ tất cả các tổn thương. Cần phải đánh giá như dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, tất cả các bệnh hệ thống, khám đầu và cổ, nó là quan trọng để loại trừ chấn thương sọ não, chấn thương cột sống cổ, đánh giá kích thước đồng tử, phản xạ với ánh sáng để đánh giá có chấn thương sọ não hay không.
2.5.4. Khám ngoài miệng
Xác định vị trí, kích thước của tất cả các tổn thương trong miệng và ngoài miệng. Sở các vùng như xương hàm dưới, gò má, khớp thái dương hàm, vùng cơ cắn. Đảm bảo rằng không có gãy xương hàm dưới, gãy xương hàm trên. Nếu có gãy xương hàm dưới, sờ bờ nền xương hàm dưới có dấu hiệu “khuyết bậc thang”, xác định các vết loét, tụ máu, sưng ở ngoài miệng. Nếu có vết rách, loét ở môi trên hay môi dưới, những vùng này phải khám xem có dị vật hay mảnh răng hay không. Bất kỳ dị vật nào đều phải lấy bỏ khỏi mô mềm.
Gãy lồi cầu xương hàm dưới và xương hàm trên phải được khám cẩn thận. Xem độ há ngậm miệng của bệnh nhân, vết loét ở cằm cần phải khám cẩn thận cột sống cổ, lồi cầu xương hàm dưới. Chẩn đoán gãy lồi cầu xương hàm dưới gồm: cắn hở phía trước, sai khớp cắn, hạn chế há miệng, ngoài ra cần chụp phim panorama để xác định đường gãy.
2.5.5. Khám trong miệng
Tất cả cục máu đông trong và ngoài miệng cần phải lấy bỏ trước khi khám mô mềm và mô cứng. Sờ xương ổ răng để phát hiện các đường gãy. Bảo bệnh nhân cắn chặt 2 hàm với nhau để xác định có sai khớp cắn hay không, mỗi răng phải được khám cẩn thận, đánh giá mức độ lung lay của răng.
Phát hiện xem có các vết loét ở niêm mạc má, phanh môi trên, lợi và lưỡi hay không. Tất cả các vết loét trong miệng phải được làm sạch và thăm khám cẩn thận, phải chú ý đến các dị vật ở đó.
2.5.6. Chẩn đoán hình ảnh
Phim cắn được sử dụng để khảo sát chấn thương các răng hàm trên và các răng hàm dưới. Nếu có nghi ngờ về gãy chân răng, phim X.quang ở 2 hướng khác nhau được sử dụng để giúp cho chẩn đoán. Đối với những răng bị lún, phim mặt nghiêng rất hữu ích. Phim panorama được sử dụng để đánh giá các đường gãy ở lồi cầu xương hàm dưới.
2.5.7. Chụp ảnh
– Chụp ảnh trước và sau khi tiến hành thủ thuật có tác dụng lưu trữ.
– Trật khớp răng hoàn toàn (răng rơi ra ngoài).
– Đối với răng sữa: Răng sữa bị rơi ra ngoài không có chỉ định cắm lại huyệt ổ răng. Do những nguy cơ chấn thương đến những mầm răng vĩnh viễn ở dưới.
– Đối với răng vĩnh viễn:
+ Không chạm vào chân răng, giữ thân răng bệnh nhân khi chữa.
+ Rửa sạch răng nếu bề mặt bị nhiễm bẩn, không được cạo bề mặt chân răng. Cố gắng đặt lại răng vào ổ ở đúng vị trí với áp lực nhẹ nhàng.
+ Nếu không thể cắm lại răng, cho răng vào dung dịch bảo quản thích hợp như dung dịch Hank, sữa, hay nước muối. Đây là dung dịch dinh dưỡng, hydrate đối với tế bào dây chằng quanh răng. Dung dịch Hank được cung cấp trong các bộ kit cấp cứu.
+ Răng không được để khô.
+ Đưa trẻ đến gặp nha sĩ và khoa cấp cứu bệnh viện để đánh giá và điều trị tiếp theo.
+ Phim X.quang để đánh giá dạ dày, đường thở, nếu như không tìm thấy rằng. Dự phòng uốn ván có thể được sử dụng nếu như huyệt ổ răng bị nhiễm bẩn.
Những vấn đề khác phải được chú ý là:
– Răng thay đổi vị trí (trật khớp, trật khớp sang bên, chồi răng).
– Gãy răng (nứt răng, Ellis class I, Ellis class II hay III).
– Lún răng.
– Gãy chân răng (1/3 chóp, 1/3 giữa, 1/3 cổ).
– Gãy xương ổ răng.
3. Dự phòng chấn thương, phòng bệnh uốn ván
Chích ngừa uốn ván – phương pháp phòng bệnh hiệu quả
Với sự phát triển của y học, việc điều trị và phòng ngừa căn bệnh này càng trở nên dễ dàng hơn.
Xem thêm: Mài chọn lọc khí cụ Activator di chuyển răng theo chiều đứng
Nguồn: Nha cộng đồng tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam