MỚI

Bản tin Dược lâm sàng: Cập nhật một số nguy cơ khi dùng thuốc ức chế bơm Proton cho trẻ em, số 08.2020

Ngày xuất bản: 08/06/2022

Bản tin dược lâm sàng số 8 về cập nhật một số nguy cơ khi dùng thuốc ức chế bơm proton cho trẻ em áp dụng cho bộ phận Dược lâm sàng

Tác giả: Phan Quỳnh Lan, Đỗ Thanh Hải

Ngày phát hành: 08/2020

 I. Một số nguy cơ tác dụng phụ khi dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI) cho trẻ em.

  1. Các chỉ định được FDA chấp thuận sử dụng PPI ở trẻ [7-11]
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI) được Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ – FDA chấp thuận sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD), viêm xước thực quản do trào ngược, loét tá tràng do Helicobacter pylori ở trẻ em. [7-11]
  • Tại Vinmec hiện đang có lưu hành 5 loại thuốc nhóm PPI. Chỉ định được FDA chấp thuận cho trẻ  em ở các lứa tuổi khác nhau của các chế phẩm này được trình bày trong bảng dưới đây:
Độ tuổi (Năm)
Hoạt chất1-45-1112-16
Esomeprazole (Nexium®)x
Omeprazole (Losec®)x
Dexlansoprazole (Dexilant®)x
Pantoprazole (Pantoloc®)x
Rabeprazole (Pariet®)x

(X): Độ tuổi được FDA chấp thuận sử dụng

  1. Một số nguy cơ khi dùng PPI ở trẻ em
  • PPI được kê đơn ngày càng phổ biến cho đối tượng trẻ em. Đây là nhóm thuốc tương đối an toàn và dung nạp tốt. Tuy nhiên, FDA đã liên tục đưa ra cảnh báo về các phản ứng có hại khi sử dụng nhóm thuốc này:
  • 05/2010: Tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay, cột sống [1]
  • 02/2011: Hạ Magie máu [2]
  • 08/2012: Tăng nguy cơ tiêu chảy do Clostridium difficile [3]
  • Các cảnh báo phần lớn được phát hiện chủ yếu trên đối tượng bệnh nhân người lớn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Pediatrics gần đây đã cho thấy các tác dụng phụ có thể xảy ra ở trẻ em. 

2.1. Nguy cơ gãy xương

  • Một nghiên cứu thuần tập hồi cứu trên 851.631 trẻ cho thấy mối liên quan giữa việc dùng
  • PPI và nguy cơ gãy xương. Nguy cơ này tăng khi số ngày dùng PPI kéo dài hơn. Ngoài ra, nguy cơ gãy xương càng cao khi dùng PPI ở trẻ càng nhỏ tuổi.
  • Cơ chế là do PPI làm giảm hấp thu canxi do tác động giảm acid dạ dày. Một giả thuyết khác được đưa ra là PPI còn làm thay đổi hoạt tính của tế bào hủy xương. [4]
Yếu tố liên quanTỉ số rủi ro điều chỉnh (95% CI)
Số ngày dùng PPI0 – 301.19 (1.11–1.29)
30 – 601.20 (1.09–1.33)
60 – 1501.23 (1.13–1.33)
>1501.41 (1.32–1.52)
Độ tuổi khi dùng PPI0 – 6 tháng1.23 (1.14–1.33)
6 – 12 tháng1.21 (1.05–1.39)
12 – 24 tháng1.06 (0.91–1.24)

2.2. Nguy cơ nhiễm trùng

  • Việc sử dụng các thuốc ức chế tiết acid dạ dày đã được chứng minh làm tăng nguy cơ viêm dạ dày ruột cấp (OR: 3.58; 95% CI: 1.87–6.86) và viêm phổi cộng đồng ở trẻ (OR: 6.39; 95% CI: 1.38–29.70) trong một nghiên cứu thuần tập tiến cứu trên 186 bệnh nhân. [5]
  • Một nghiên cứu trên 670 bệnh nhân đã cho thấy trẻ chuyển hóa và đào thải PPI càng nhanh thì sẽ ít có nguy cơ nhiễm trùng hơn. [6]
  • Nguyên nhân được đưa ra là do tác động ức chế chức năng bạch cầu và làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột của thuốc ức chế tiết acid dạ dày. [5]
  1. Kết luận:
  • Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy PPI có thể gây ra các tác dụng phụ gãy xương, nhiễm trùng ở trẻ em.
  • Cân nhắc lợi ích – nguy cơ khi kê đơn PPI cho trẻ em, cần sử dụng thuốc phù hợp với chỉ định và độ tuổi được chấp thuận của thuốc.

Tài liệu tham khảo

  1. FDA Drug Safety Communication: Possible increased risk of fractures of the hip, wrist, and spine with the use of proton pump inhibitors. Link (Accessed 30/07/2020)
  2. FDA Drug Safety Communication: Low magnesium levels can be associated with long-term use of Proton Pump Inhibitor drugs (PPIs). Link (Accessed 30/07/2020)
  3. FDA Drug Safety Communication: Clostridium difficile associated diarrhea can be associated with stomach acid drugs known as proton pump inhibitors (PPIs). Link (Accessed 30/07/2020)
  4. Malchiodi, L., Wagner, K., Susi, A., Gorman, G., & Hisle-Gorman, E. (2019). Early acid suppression therapy exposure and fracture in young children. Pediatrics, 144(1), e20182625. Link
  5. Cavani, R. B., Cirillo, P., Roggero, P., Romano, C., Malamisura, B., Terrin, G., … & Guarino, A. (2006).Therapy with gastric acidity inhibitors increases the risk of acute gastroenteritis and community-acquired pneumonia in children. Pediatrics, 117(5), e817-e820. Link
  6. Bernal, C. J., Aka, I., Carroll, R. J., Coco, J. R., Lima, J. J., Acra, S. A., … & Van Driest, S. L. (2019).CYP2C19 Phenotype and Risk of Proton Pump Inhibitor–Associated Infections. Pediatrics, 144(6). Link
  7. Hướng dẫn sử dụng thuốc Nexium.
  8. Hướng dẫn sử dụng thuốc Losec.
  9. Hướng dẫn sử dụng thuốc Dexilant.
  10. Hướng dẫn sử dụng thuốc Pantoloc.
  11. Hướng dẫn sử dụng thuốc Pariet.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: Nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết: Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó

facebook
2

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY