Béo phì: Một “Cú đấm kép” lên phụ nữ mang thai bị bệnh tim
Patrice Wendling
Ngày 29 tháng 12 năm 2022
Một nghiên cứu mới cho rằng phụ nữ mang thai bị béo phì sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng tim mạch cao hơn nếu bệnh nhân đã bị bệnh tim từ trước, qua đó nhấn mạnh nhu cầu can thiệp sớm đối với nhóm bệnh nhân nguy cơ cao này.
Một phân tích thực hiện trên 790 thai phụ cho thấy rằng 23% người bị béo phì (được định nghĩa là có chỉ số khối cơ thể lớn hơn 30 kg/m2 ) đã có biến cố tim mạch trong thời gian mang thai so với tỷ lệ chỉ 14% với thai phụ có cân nặng bình thường (P = .006).
Sự khác biệt xuất phát chủ yếu từ sự tăng tỷ lệ suy tim (8% so với 3%; P = .02), mặc dù tỷ lệ rối loạn nhịp tim cũng có xu hướng xảy ra cao hơn với phụ nữ bị béo phid (14% so với 10%; P = .19).Gần một nửa số phụ nữ bị béo phì và có một biến cố tim mạch biểu hiện trong thời gian sau khi mang thai (47%).
Trong một nghiên cứu phân tích đa biến, cả tình trạng béo phì và điểm đánh giá nguy cơ theo CARPREG II (Canadian Cardiac Disease in Pregnancy Study II – Nghiên cứu II về bệnh tim trong thai kỳ của Canada) đều là các yếu tố dự báo độc lập của các biến cố tim mạch (tỷ suất chênh với cả hai yếu tố là 1.7) theo báo cáo của các nhà nghiên cứu được dẫn dắt bởi Bác sĩ Birgit Pfaller của Trường Đại học Toronto, Canada trong tuần này tên Tạp chí của Hội Tim mạch học Hoa Kỳ.
Mặc dù béo phì có liên quan đến các hệ quả tệ hơn của thai kỳ và nguy cơ tim mạch cao hơn sau sinh trong quần thể chung nhưng các tác giả lưu ý rằng đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá tác động của béo phì đối với các hệ quả xảy ra ở phụ nữ bị bệnh tim.
“Chúng tôi muốn nghiên cứu nhóm nữ giới có nguy cơ cao mà đã bị bệnh tim từ trước và còn có cả tình trạng béo phì này để thử tìm ra xem có bất kỳ loại tác động kép nào đối với những phụ nữ này không. Và cuối cùng thi đây chính là điều chúng tôi đã tìm thấy. Đây không chỉ là bị bệnh tim đơn thuần, không phải bị béo phì đơn thuần mà là sự kết hợp của cả hai vấn đề.” – Tác giả chính và cũng là Bác sĩ tim mạch Candice Silversides đến từ Trường Đại học Toronto đã chia sẻ với theheart.org | Medscape Cardiology.
Các phát hiện này đều đáng quan ngại do có sự tăng lên của tỷ lệ béo phì trên toàn cầu. Các dữ liệu quốc gia từ năm 2018 cho thấy rằng hơn một nửa phụ nữ đã từng sinh con ở Hoa Kỳ bị thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai.
Tương tự, trong một phân tích hiện nay được thực hiện trên 600 phụ nữ trong nghiên cứu CARPREG đã từng sinh con từ năm 2004 đến năm 2014 thì gần như cứ mỗi 5 thai phụ thì có 1 người bị béo phì (19%) và có 25% trường hợp mang thai ở phụ nữ thừa cân.
Phụ nữ béo phì có nhiều khả năng gặp các biến chứng tim mạch hơn như bệnh động mạch vành (6% so với 2%), bệnh cơ tim (19% so với 8%), rối loạn chứng năng thất trái (19% so với 12%) và bị tăng huyết áp hoặc có rối loạn tăng huyết áp thai kỳ (13% so với 3%).
Tiền sản giật xảy ra ở 32 người trong thời gian mang thai và có 69% những bị phụ nữ này bị béo phì hoặc thừa cân. Tỷ lệ xảy ra biến cố tim mạch không có sự chênh lệch ở nhóm phụ nữ bị và không bị tiền sản giật nhưng có xu hướng xảy ra cao hơn với thai phụ bị tiền sản giật hoặc không nhưng có béo phì (36% so với 14%; P = .20).
Các tác động gây bệnh của béo phì cũng được phản ánh trong các biến cố ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Nhìn chung có 43% phụ nữ bị béo phì và 33% phụ nữ có cân nặng bình thường đã gặp ít nhất 1 biến cố của thai nhi (P = .02) với tỷ lệ sinh non (19% so với 10%; P = .005) và hội chứng suy hô hấp (8% so với 3%; P = .02) cao hơn ở nhóm phụ nữ bị béo phì. Các dị tật tim bẩm sinh biểu hiện ở 6% trường hợp thai phụ trong cả 2 nhóm.
Xét chung lại thì các biến cố tim mạch, tiền sản giật và các biến cố của thai nhi thường xuất hiện nhiều hơn đáng kể với những phụ nữ bị béo phì so với những phụ nữ có cân nặng bình thường (56% so với 41%; P = .002)
Bác sĩ Silverside đã nói rằng: “Chúng tôi đã đánh vài năm vừa rồi cố gắng để nghiên cứu và hiểu được các tác nhân chi phối những hệ quả không mong muốn này ở nhóm bệnh nhân mang thai có nguy cơ cao là gì nhưng xét bức tranh lớn hơn thì vấn đề thực sự được nghiên cứu là bằng cách nào để chúng ta có thể bắt đầu việc can thiệp có mang lại ý nghĩa điều trị cho bệnh nhân.”
Giống với nhiều lĩnh vực sản khoa – tim mạch đang phát triển thì đội ngũ này đề xuất một hướng tiếp cận đa chuyên ngành mà nhấn mạnh việc tư vấn tiền tai, giáo dục cho thai phụ bị bệnh tim và béo phì về các nguy cơ của chúng, đảm bảo các lời khuyên về dinh dưỡng, các khuyến cáo về tăng cân và các bệnh đồng mắc đều được đưa vào quy trình chăm sóc sức khoẻ thường quy và theo dõi hậu sản.
Theo bác sĩ Silversides thì Việc tầm soát trước khi mang thai “đã là một khuyến cáo được đưa ra từ lâu, rất lâu về trước; chỉ là nó không phải luôn luôn được thực hiện trên thực tế mà thôi” và “Có nhiều trường hợp mang thài ngoài ý muốn và không phải tất cả phụ nữ đều được tư vấn tiền thai. Vậy nên đôi khi bạn sẽ làm điều đó ngay từ lần khám thai đầu tiên và cố gắng đảm bảo các thai phụ đều được giáo dục về vấn đề sinh sản nhưng tối ưu nhất là bạn sẽ muốn làm điều này trước khi bệnh nhân mang thai.”
Bà cũng bổ sung rằng một phần của việc tư vấn tiền thai “cũng cần bao gồm cung cấp các lời khuyên phù hợp về việc tránh thai nếu những gì bệnh nhân muốn là tránh mang thai.”
Bác sĩ Garima Sharma tử Trung tâm Phòng ngừa Bệnh Tim Mạch Ciccarone của Trường Đại học Y Johns Hopkins, Baltimore, Maryland và các cộng sự viết trong một bản biên tập kèm theo rằng các biến cố không mong muốn ở trong nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao này có “ý nghĩa quan trọng cho các bác sĩ sản khoa – tim mạch và cần được kết hợp với việc tư vấn khám thai và tư vấn tiền thai, theo dõi và phân loại nguy cơ cho các phụ nữ đã bị mắc bệnh tim mạch từ trước.”
Họ chỉ ra một lượng nhỏ dữ liệu kết hợp giữa béo phì ở các bà mẹ trước khi mang thai và tăng cân thai kỳ trong việc dự đoán nguy cơ và kêu gọi các nghiên cứu quần thể lớn hơn về tác động bổ sung của mức độ béo phì đối với việc dự đoán các biến cố tim mạch không mong muốn ở phụ nữ đã bị mắc bệnh tim mạch từ trước.
Các thử nghiệm ngẫu nhiên cũng rất cấp thiết để đánh giá được tác động của việc can thiệp dinh dưỡng và hành vi trong thai kỳ đối với các hệ quả ngắn hạn và dài hạn cho mẹ và bé.
“Vì đại dịch béo phì vẫn tiếp tục phát triển và các can thiệp sức khoẻ cộng đồng nhằm tuyên truyền sự thay đổi lối sống để kiểm soát được tình trạng béo phì vẫn là một thử thách lớn nên béo phì ở thai phụ có thể được coi là “Gót chân Achilles” của các nỗ lực không ngừng nghỉ của các quốc gia để giảm tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ và cải thiện được công bằng sức khoẻ. Đây là một lời kêu gọi cho sự hành động.” – Bác sĩ Sharma và các cộng sự kết luận.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nghiên cứu này được tiến hành đwon trung tâm và đã sử dụng các số liệu về cân nặng khi mang thai tự báo cáo được thu thập trong lần khám thai đầu tiên nên có thể đánh giá chưa đúng tỷ lệ béo phì. Các hạn chế khác gồm các thay đổi về cân nặng trong quá trình mang thai không được nghiên cứu và số lượng phụ nữ có chỉ số khối từ 40 kg/m2 hoặc cao hơn rất hạn chế.
Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi nguồn tài trợ từ Allan E.Tiffin Trust, Tổ chức Bệnh viện Đa khoa Phương Tây và Toronto và sự khuyên góp của Bà Josephine Rogers từ Bệnh viện Đa khoa Toronto. Bác sĩ Silversides được hỗ trợ bởi Chủ tích Hiệp hội Bệnh tim mạch thai kỳ – Miles Nadal. Các nhà biên tập như Bác sĩ Sharmar, Roger Blumenthal và Bác sĩ Athena Poppas đã công bố tài chính cho thấy không có mối liên hệ tài chính nào liên quan.
I Am Coll Cardiol. Được xuất bản trong số ra ngày 16 tháng 3 năm 2021. Tổng quan, Biên tập.
Theo dõi bác sĩ Patrice Wendling trên Twitter: @pwendl. Để biết thêm thông tin từ theheart.org | Medscape Cardiology, hãy tham gia cùng chúng tôi trên Twitter và Facebook.
Trích dẫn bài viết: Obesity: A ‘Double Hit’ in Pregnant Women With Heart Disease – Medscape – Mar 10, 2021