Báo cáo một trường hợp cấy ghép tế bào đơn nhân tủy xương trong điều trị loạn sản phế quản phổi đã hình thành
Loạn sản phế quản phổi, còn gọi là bệnh phổi mạn tính, là bệnh lý có biểu mô các phế quản nhỏ bị hoại tử và sừng hóa, giảm chất hoạt diện (surfactant), mô kẽ tăng sinh dạng sợi, cuối cùng gây xơ hóa phổi. Nhân một ca lâm sàng, chúng tôi báo cáo việc điều trị thành công cho một trẻ sơ sinh 30 tuần tuổi mắc chứng loạn sản phế quản phổi bằng phương pháp ghép tế bào đơn nhân tủy xương
Nhóm tác giả: Nguyen Thanh Liem (1), Tran Lien Anh (2), Trieu T Hong Thai (2), Bui Viet Anh (3)
Đơn vị công tác:
- Khoa Tế bào gốc và Tế bào miễn dịch, Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec, Hà Nội, Việt Nam.
- Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, Hà Nội, Việt nam
1. Tổng quan
Nội dung bài viết
1.1. Đặt vấn đề
Loạn sản phế quản phổi (BDP) là một bệnh nan y. Nghiên cứu này báo cáo việc điều trị thành công cho một trẻ sơ sinh 30 tuần tuổi mắc chứng loạn sản phế quản phổi bằng phương pháp ghép tế bào đơn nhân tủy xương (BM MNC).
1.2. Báo cáo trường hợp
Trẻ sinh non mắc bệnh loạn sản phế quản phổi cần sử dụng oxy liên tục trong 4 tháng sau khi sinh được ghép tế bào đơn nhân tủy xương. Tủy xương được lấy từ mào chậu của bệnh nhân và các tế bào đơn nhân được phân lập bằng phương pháp ly tâm gradient mật độ. Tế bào đơn nhân tủy xương được truyền qua đường nội khí quản và đường tĩnh mạch. Sau khi cấy ghép tế bào đơn nhân tủy xương, những cải thiện đáng chú ý đã được quan sát thấy ở độ bão hòa oxy và CT phổi khi trẻ sơ sinh dần dần ngừng cung cấp oxy.
1.3. Kết luận
Ghép tế bào đơn nhân tủy xương mang lại khả năng điều trị loạn sản phế quản phổi đầy hứa hẹn
PMID: 29021519 PMCID: PMC5652889 DOI: 10.12659/AJCR.905244
Tài liệu tham khảo
Để đọc chi tiết bài viết vui lòng truy cập Tại đây
Nguồn tra cứu: Theo https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov
Abstract
BACKGROUND: Bronchopulmonary dysplasia (BDP) is an incurable disease. This study reports the successful treatment of a 30-week-old neonate with established bronchopulmonary dysplasia by bone marrow mononuclear cells (BM MNCs) transplantation.
CASE REPORT: The preterm infant with BPD requiring continuous oxygen administration for 4 months post-delivery underwent BM MNCs. Bone marrow was obtained from the patient’s iliac crests and mononuclear cells were isolated by density gradient centrifugation method. BM MNCs were delivered via endotracheal and intravenous routes. After BM MNCs transplantation, remarkable improvements were observed in oxygen saturation and lung CT as the infant was gradually weaned off oxygen supply.
CONCLUSIONS: BM MNCs transplantation offers promising treatment of BPD.
Bài viết liên quan
Bình luận0
Bài viết cùng chuyên gia
