MỚI

Chấn thương gãy răng: Phác đồ điều trị theo Hiệp hội IADT

Ngày xuất bản: 16/04/2023

Bài viết sau sẽ nói về phác đồ điều trị chấn thương gãy răng (theo Hiệp hội Chấn thương Răng Quốc Tế IADT – International Association for Dental Traumatology, 2018) giúp phần nào hỗ trợ các Nha sĩ trong quá trình thực hành lâm sàng chẩn đoán, điều trị và tiên lượng được tốt hơn.

1. Chấn thương rạn men

1.1. Đối với răng sữa:

Chấn thương rạn men
Chấn thương rạn men

Chấn thương rạn men đối với răng sữa không cần điều trị.
1.2. Đối với răng vĩnh viễn

Không cần điều trị hoặc trường hợp vết rạn rõ, etching, bởi bond và resin để dự phòng đổi màu đường rạn.

2. Chấn thương gãy thân răng

2.1. Đối với răng sữa

  • Độ sâu men: Mài + Fluor
  • Độ sâu men – ngà: Bảo vệ ngà + Phục hồi thân răng bằng composite, GIC hoặc chụp tiền chế. Theo dõi 15, 30, 60, 90 ngày, 6 tháng/1 lần
  • Men – ngà – tủy:
    • Tổn thương ít và thời gian <48 giờ: lấy tủy buồng
    • Tổn thương lớn và/hoặc >48 giờ: điều trị tủy (giai đoạn 2) hoặc nhổ răng
    • Phục hồi thân răng bằng chụp tiền chế

2.2. Đối với răng vĩnh viễn

  • Độ sâu men: Mài + fluor hoặc phục hồi thân răng bằng composite phụ thuộc đường gãy
  • Độ sâu men – ngà:
    • Nếu giữ được mảnh gãy, có thể dán lại phần gãy vào răng. Hoặc phục hình phần men ngà gãy bằng composite hoặc GIC hoặc chụp nhựa tạm.
    • Nếu đường gây sát tủy, đặt canxi hydroxit hoặc MTA đông cứng nhanh trước khi phục hình khác lên trên.
    • Theo dõi 15 ngày, 1, 2, 3 tháng, 6 tháng/1 lần.
  • Men – ngà – tủy:
    • Răng chưa đóng chóp và < 12 giờ, hở tuỷ nhỏ: Chế tuy trực tiếp bằng canxi hydroxit hoặc MTA đông cứng, biodentine + phục hồi thân răng – theo dõi tuỷ 7 – 21 – 90 ngày, 6 tháng/1 lần trong 5 năm.
    • Răng chưa đóng cuống và gãy > 12 giờ hoặc đường gãy lớn, cắt ngang buồng tủy: lấy tủy buồng, phục hồi thân răng, theo dõi 7, 21, 90 ngày sau đó, 6 tháng/1 lần cho đến khi đóng cuống. Điều trị tủy toàn bộ khi cuống đã đóng. Răng đóng cuống: che tủy trực tiếp hoặc điều trị tủy toàn bộ.

3. Chấn thương gãy thân chân răng

3.1. Đối với răng sữa

  • Chưa hở tủy:
    • Đường gãy trên lợi: Phục hình lại bằng trám composite hoặc tiền chế.
    • Đường gãy dưới lợi: nhổ răng
  • Hở tủy: Nhổ răng

3.2. Đối với răng vĩnh viễn

  • Chưa hở tủy:
    • Lấy mảnh gãy – phục hồi thân răng bằng cách trám composite hoặc chụp (chụp tiền chế hay chụp cá nhân phụ thuộc tuổi của bệnh nhân).
    • Lấy mảnh gãy + cắt lợi (đôi khi cả tạo hình xương ổ răng) + phục hồi thân răng.
    • Lấy mảnh gãy + che tủy gián tiếp (nếu đường gây sát tuỷ) + cắt lợi (đôi khi cả tạo hình xương ổ răng) + phục hồi thân răng.
    • Kéo trồi phần răng còn lại: lấy mảnh gây, điều trị nội nha, chỉnh nha kéo trồi răng, sau đó phục hồi thân răng bằng chụp.
    • Làm trồi răng phẫu thuật: lấy mảnh gãy, dùng kìm kéo nhẹ những thân răng cho hở đường gãy trên lợi, cố định răng trong 2 – 4 tuần + điều trị nội nha – phục hồi thân răng.
    • Nhổ răng: Nhổ răng kèm với cắm implant ngay hoặc trì hoãn làm cầu răng. Nhổ răng khi đường gãy dọc kéo dài tới chóp.
  • Hở tuỷ:
    • Ở bệnh nhân chưa đóng chóp, sẽ tốt hơn nếu bảo vệ được tính sống của tủy bằng cách lấy tủy một phần. Phương pháp này cũng được thực hiện ở bệnh nhân trẻ mà răng đã hoàn thành. Dùng canxi hydroxit để che tủy. Ở răng đã đóng chớp, có thể thực hiện điều trị tủy chân răng.
    • Lấy mảnh gãy + phục hồi thân răng bằng cách trám composite hoặc chụp (chụp tiền chế hay chụp cá nhân phụ thuộc tuổi của bệnh nhân).
    • Lấy mảnh gãy + cắt lợi (đôi khi cá tạo hình xương ở răng) + phục hồi thân răng.
    • Lấy mảnh gãy + che tủy gián tiếp (nếu đường gãy sát tuỷ) + cắt lợi (đôi khi cả tạo hình xương ổ răng) + phục hồi thân răng.
    • Kéo trồi phần răng còn lại: lấy mảnh gãy, điều trị nội nha, chỉnh nha kéo trồi răng, sau đó phục hồi thân răng bằng chụp.
    • Làm trồi răng phẫu thuật: lấy mảnh gãy, dùng kim kéo nhẹ nhưng thân răng cho hở đường gãy trên lợi, cố định răng trong 2 – 4 tuần + điều trị nội nha – phục hồi thân răng.
    • Nhổ răng: Nhổ răng kèm với cắm implant ngay hoặc trì hoãn hoặc làm cầu răng. Nhổ răng khi đường gãy dọc kéo dài tới chóp.

4. Chấn thương gãy chân răng

4.1. Đối với răng sữa

  • Độ sâu vào lớp ngà – tuỷ- cement: Bảo tồn theo dõi hoặc nhổ răng sữa tuỳ thuộc vi tri đường gãy.

4.2. Đối với răng vĩnh viễn:

  • Độ sâu vào lớp ngà – tuỷ – cement:
    • Nếu răng bị di lệch, đặt lại vị trí phần thân răng càng sớm càng tốt. Kiểm tra trên Xquang. Cổ định răng bằng nẹp dẻo linh hoạt khoảng 4 tuần (đường gãy nằm về phía chóp răng) – 4 tháng (đường gãy càng gần về phía cổ răng, thời gian cố định càng dài).
    • Nếu đường gãy ngay sát cổ răng, có thể bỏ thân răng, điều trị tủy răng, cắm chốt phục hình thân răng.
    • Nếu tuỷ hoại tử nên điều trị tủy chân răng tới phần đường gãy, để bảo tồn răng.
    • Theo dõi sự lành thương ít nhất 2 lần 1 năm, đánh giá tình trạng tuỷ.

5. Chấn thương gãy xương ổ răng

5.1. Đối với răng vĩnh viễn

  • Nắn chỉnh đoạn gãy.
  • Khâu lại rách lợi nếu có.
  • Cố định đoạn gãy khoảng 4 tuần.

6. Chấn thương vùng quanh răng

6.1. Đối với răng sữa

  • Chấn động răng: Theo dõi, ăn mềm trong 2 tuần
  • Lung lay răng: Theo dõi, cố định khi cần
  • Trồi răng: Nắn chỉnh, cố định, theo dõi hoặc nhổ răng tuỳ tình trạng lâm sàng
  • Răng di lệch sang bên: Nhổ răng
  • Rơi răng ra ngoài: Không cần cắm lại răng

6.2. Đối với răng vĩnh viễn

  • Chấn động răng:
    • Không cần điều trị gì, hạn chế ăn nhai răng chấn thương trong 2 tuần.
    • Theo dõi tình trạng tủy răng ít nhất 1 năm.
  • Lung lay răng:
    • Nắn chỉnh — cố định 2 tuần, ăn mềm trong 2 tuần … theo dõi tuỷ.
  • Trồi răng:
    • Nắn chỉnh răng về đúng vị trí, cố định răng 2 tuần, ăn mềm trong 2 tuần. Theo dõi tủy răng.
    • Ở răng đã đóng chớp, thường răng sẽ hoại tử. Chỉ định điều trị nội nha khi có hội chứng hoại tử tuỷ, dù răng đóng chóp hay chưa.
    • Theo dõi răng: 2, 4, 6, 8 tuần, 6 tháng /1 lần trong 5 năm.
  • Răng di lệch sang bên:
    • Nắn chỉnh lại răng từ vị trí bị kẹt trong huyệt ổ răng do gãy trở lại vị trí nguyên thuỷ của răng.
    • Cố định răng khoảng 4 tuần bằng nẹp đàn hồi.
    • Theo dõi tình trạng tuỷ
    • Nếu tuỷ hoại tử, điều trị nội nha dự phòng tiêu chân răng,
    • Theo dõi răng: 2, 4, 6, 8 tuần, 6 tháng /1 lần trong 5 năm.
  • Rơi răng ra ngoài: Cắm lại và cố định răng

>>> Tham khảo thêm: Gãy răng có bị gì không?

facebook
232

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia