Dụng cụ kết hợp xương trong phẫu thuật và những điều cần biết
Ngày xuất bản: 14/04/2023
Kết hợp xương hay còn gọi là cố định trong là hình thức kết hợp xương bằng cách đặt (implant) dụng cụ sát vào xương, gắn kết trực tiếp với xương gãy nhằm tạm thời thay thế chức năng nâng đỡ trong thời gian chờ đợi lành xương.
1. Nguyên tắc điều trị gãy xương:
Nội dung bài viết
- Nắn chỉnh tương đối hoặc tuyệt đối.
- Cố định.
- Vận động sớm.
- Tái lập lại lưu thông.
Một số điểm cần biết:
- Thời gian lành xương của chi trên là khoảng 6 tuần, ở chi dưới thì gấp đôi (đối với người lớn).
- Gãy ngang dễ lành và lành nhanh hơn các loại gãy còn lại.
- Các chỉ định kết hợp xương.
- Gãy xương hở.
- Gãy phạm khớp có di lệch hoặc gãy thấu khớp.
- Gãy không thể nắn chỉnh do di lệch hay gãy vỡ vụn nhiều mảnh.
- Người bệnh không chấp nhận điều trị bảo tồn hoặc không chịu được điều trị bảo tồn.
2. Kết hợp xương và các nguyên tắc cơ bản

Hình ảnh minh họa dụng cụ kết hợp xương
Kết hợp xương: hay còn gọi là cố định trong là hình thức kết hợp xương bằng cách đặt (implant) dụng cụ sát vào xương, gắn kết trực tiếp với xương gãy nhằm tạm thời thay thế chức năng nâng đỡ trong thời gian chờ đợi lành xương.
Các nguyên tắc chung của AO:
- Nắn chỉnh đảm bảo chức năng: Nắn chỉnh chấp nhận được, bảo tổn mạch máu, nắn gián tiếp giúp bảo vệ và bảo tồn mô mềm tốt hơn. Gãy xương có di lệch nên nắn lại trục và nắn di lệch xoay để đảm bảo quá trình liền xương. Chỉ nên nắn hoàn chỉnh khi gãy phạm khớp
- Kết hợp xương vững chắc tương đối: đảm bảo sự di động ít nhằm kích thích biệt hóa mô, liền xương gián tiếp và tạo can xương.
- Đảm bảo nguồn máu nuôi.
- Tập vận động chủ động sớm.
Điểm lưu ý:
- Yếu tố sinh học là quan trọng nhất .
- Phẫu thuật kết hợp xương với đường vào tối thiểu và tổn thương xương-mô mềm tối thiểu.
>>> Xem thêm: Phương pháp xử lý nhanh cho người bị chấn thương
3. Phẫu thuật kết hợp với sự hỗ trợ của chẩn đoán hình ảnh hoặc kết hợp với nội soi.
Các loại hình kết hợp xương:
- Loại 1: kết hợp xương cứng nhắc, là kiểu kết hợp xương mà dụng cụ làm thay thế hoàn toàn chức năng của xương để nâng đỡ cơ thể. Khi sử dụng phương thức kết hợp này không cần có thêm hình thức cố định bên ngoài khác, có thể vận động ngay sau mổ.
- Loại 2: kết hợp xương ít cứng nhắc, là kiểu kết hợp mà dụng cụ không thay thế hoàn toàn chức năng của xương để nâng đỡ cơ thể. Khi sử dụng phương thức kết hợp xương này thì xương cần được bất động tăng cường thêm bên ngoài bằng nẹp hay bột đến khi nào có can xương, hoạt động sau khi mổ được nhưng chi không chịu được sức nặng.
- Loại 3: kết hợp xương không vững chắc, là kiểu kết hợp xương mà dụng cụ chỉ có tính áp giữ. Khi sử dụng phương thức kết hợp này thì xương phải được bất động thêm bên ngoài bằng nẹp hoặc bó bột khi vận động.
4. Dụng cụ kết hợp xương
Các đặc tính cần có của dụng cụ KHX:
- Không gây phản ứng, không dị ứng với cơ thể.
- Không bị hư hỏng trong quá trình sử dụng.
- Cứng chắc độ bền cơ học cao hơn xương gấp hàng chục lần.
- Phù hợp với hình dáng của xương sử dụng ngay hoặc uốn lạnh trước khi đặt dụng cụ.
- Vật liệu không quá hiếm và giá thành không được quá đắt.
Các chất liệu thường được sử dụng:
- Thép không gỉ (steinless steel).
- Titanium.
- Hợp kim Vitallium.
- Và một số dụng cụ có nguồn gốc không kim loại như: gốm sứ, các polymer, sợi carbon,… có độ đàn hồi tương đương xương.
- Và tùy vào nhu cầu sử dụng mà hợp kim này có thể: cứng nhắc hoặc mềm dẻo uốn được/ cưa, cắt gia công nguội được.
Các hình dạng của dụng cụ kết hợp xương:
- Dụng cụ đặt trong ống tủy: đinh to nail, đinh Kuntscher, đinh nhỏ pin, đinh Rush, đinh Steinmann, đinh Ender, kim Kirschner (kim K).
- Dụng cụ bên ngoài sát xương: gồm có nẹp plate và vis.
Gồm 2 loại cơ bản là:
- Nẹp lỗ tròn là loại nẹp trung hòa, không nén ép và khi cần phải dùng dụng cụ nén ép.
- Nẹp lỗ bầu dục là loại nẹp nén ép, sau khi đã đặt đúng cách.
- Dụng cụ kết hợp đinh và nẹp : gồm có đinh để đóng vào vùng xương xốp ở đầu xương và nẹp để bắt vis vào thân xương và dụng cụ kết hợp loại kết hợp giữa vis và nẹp. Với vis để đóng vào xương xốp và nẹp để bắt vis vào thân xương có tác đụng tạo sức nén ép rất mạnh và chắc chắn. Nẹp khóa là loại nẹp có ren ở mủ vis để gắn chặt vào nẹp.
Dụng cụ xuyên ngang xương có tính áp giữ:
- Đinh: Steinmann, đinh K.
- Vis: có thể dùng chung với nẹp hoặc sử dụng riêng lẻ.
Cấu tạo gồm có mủ vis và phần thân có ren :
- Vis xương xốp (1): (cancellous bone screw) có bước ren to để bắt vào xương xốp. Loại vis xương xốp dùng để nén ép có 1 phần của thân không có ren nên có tác dụng nén ép giữa phần ren và mủ vis.
- Vis xương cứng (2) ( cortical bone screw): là loại vis có bước ren nhỏ và dày để xuyên hết chiều dày thân xương. Loại vis xương cứng dùng để nén ép mảnh xương gãy có 1 phần của thân không có ren nên có tác dụng nén ép giữa phần ren và mủ vis (lag screw)
- Lưu ý khi sử dụng vis: loại vis, đường kính ( 3.5, 4.5, 6.5 mm), chiều dài, mủ vis và phần ren của vis.
- Chỉ kim loại (wire) dùng để cột vòng quanh xương hay cột nén ép xương, còn có loại được đính sẵn kim ở đầu (patella set).
>>> Xem thêm: Cập nhật thông tin kiến thức trong lĩnh vực Y khoa từ các chuyên gia
1407
Bình luận0
Đăng ký
0 Comments