Tỷ lệ thành công Implant sau kỹ thuật nâng xoang cửa sổ ngoài
Bài viết dưới đây đề cập đến các yếu tố và vấn đề liên quan đến tỷ lệ thành công của quá trình cấy ghép Implant Nha khoa đối với kỹ thuật nâng xoang theo phương pháp cửa sổ ngoài, đồng thời đánh giá kết quả của việc đặt Implant cùng lúc với thời điểm nâng xoang. Cùng tìm hiểu thêm về bài viết dưới đây.
1. Đặt Implant đồng thời với nâng xoang
Nội dung bài viết
Nếu chiều cao xương còn lại và chất lượng xương tạo ra đủ độ ổn định sơ khởi cho implant, thì có thể đặt implant đồng thời với nâng xoang. Nó được gọi là phương pháp một thì. Khi không đủ chiều cao xương, có thể rất khó để đạt được ổn định sơ khởi của implant, và cần thực hiện phương pháp hai thì. Như một quy tắc chung, cần tối thiểu 3-5 mm chiều cao mào xương ổ để tạo độ ổn định sơ khởi cho implant, nhưng bằng chứng hiện nay trong y văn vẫn còn mâu thuẫn. Hội nghị Đồng thuận về Xoang 1996 đã đưa ra các khuyến nghị sau. Nếu chiều cao xương còn lại là 7-9 mm, thì kỹ thuật đục xương (osteotome) là an toàn và có thể đặt implant đồng thời (Hình dưới đây).

Nếu chiều cao xương còn lại là 4-6 mm, thì kỹ thuật của sổ ngoài kết hợp đặt implant trì hoãn hoặc đồng thời được khuyến nghị. Cuối cùng, nếu chiều cao xương còn lại là 1-3 mm, thì kỹ thuật cửa sổ ngoài kết hợp vật liệu ghép rồi đặt implant trì hoãn là phương án điều trị tốt nhất.
>>> Xem thêm: Phương pháp nâng xoang trong cấy ghép implant
2. Đánh giá tỷ lệ thành công của Implant và các yếu tố liên quan sau kỹ thuật nâng xoang cửa sổ ngoài
Theo các tổng phân tích hiện có trong y văn, tỷ lệ tồn tại 3 năm của implant có thể dao động từ 90 đến 98%, tùy theo loại implant. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự thành công của implant được đặt vào vị trí đã nâng xoang; ví dụ, chiều cao xương còn lại trước phẫu thuật, đặc điểm bề mặt của implant, và độ ổn định lâu dài của xương ghép, đều phải được xem xét. Tỷ lệ tồn tại 3 năm của implant bề mặt nhám (96.5%) dường như cao hơn implant bề mặt nhẵn với tỷ lệ thành công 3 năm là 81.4%. Chiều cao xương còn lại dường như còn có vai trò khác: tỷ lệ thành công của implant khi chiều cao xương còn lại < 5 mm là khoảng 85.7%, nhưng khi chiều cao xương còn lại > 5 mm thì tỷ lệ là 96%. Nhiều tác giả đã phân tích sự tồn tại của implant vào vị trí sau nâng xoang ghép xương, và báo cáo tỷ lệ thành công rất cao, dao động từ 90 đến 93%.
Có một vài yếu tố được xem là thành công của phẫu thuật, chẳng hạn như đạt được chiều cao xương cần thiết, không có biến chứng trong quá trình phẫu thuật, và không có biến chứng/tác dụng phụ sau phẫu thuật. Bởi vì mục tiêu của phẫu thuật là nhằm tạo ra đủ chiều cao để đặt implant, nên sự tích hợp xương của implant vào vị trí phẫu thuật là kết quả sau cùng để quyết định phẫu thuật thành công hay không.
Có rất ít thông tin về những toa thuốc thường được khuyến nghị, nhưng tổng quan hệ thống Cochrane đã đề nghị sử dụng kháng sinh như sau – amoxicillin 2 g 1 giờ trước phẫu thuật hoặc 1 g 1 giờ trước phẫu thuật và mỗi 6 giờ trong 2 ngày sau phẫu thuật. Misch đề nghị sử dụng amoxicillin 500 mg 1 giờ trước phẫu thuật và 500 mg 3 lần/ngày trong 7-10 ngày sau phẫu thuật. Kháng sinh cũng có thể được trộn với xương ghép hạt để tạo tác dụng tại chỗ. Do nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến nâng xoang, nên tốt nhất là sử dụng Augmentin (amoxicillin với clavulanic acid), bởi vì thành phần clavulanic acid sẽ phá hủy các vi khuẩn beta-lactam và đảm bảo hiệu quả cao hơn của thuốc kháng sinh.
Có nhiều loại vật liệu xương ghép có thể được sử dụng để nâng xoang. Xương tự thân vẫn được xem là chuẩn vàng của vật liệu ghép nhờ hàm lượng protein tạo hình thái xương (BMPs) cao và khả năng biệt hóa các tế bào từ mô xung quanh thành tế bào xương.
Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng cũng đã chứng minh được kết quả thành công của ghép đồng loại, ghép dị loại, và vật liệu tổng hợp. Điểm khác biệt của những vật liệu ghép này là chúng bị hấp thu chậm hơn so với xương tự thân. Một nghiên cứu đã cho thấy khi thêm một lượng nhỏ xương tự thân vào xương ghép dị loại thì sẽ tăng sự tạo xương sống.
Bằng chứng trong y văn dường như cho thấy quy trình ghép tốt nhất là hỗn hợp xương hạt tự thân với xương bò khoáng khử khoáng hoặc xương ghép đồng loại khử khoáng đông khô. Tỷ lệ tồn tại của implant bề mặt nhám sử dụng quy trình ghép này là khoảng 96.8-99.8%. Bằng chứng hiện này còn cho thấy ghép xương hạt cho kết quả tốt hơn ghép xương khối. Wallace và Froum đã báo cáo tỷ lệ thành công 80.40% của implant bề mặt nhám được đặt vào xương ghép khối so với 94.83% của xương ghép hạt. Ngoài ra, BMP-2 và -7 tái tổ hợp của người có thể cải thiện kết quả sau cùng bằng cách làm tăng lượng xương hình thành nhờ tính chất cảm ứng xương của chúng (Hình dưới đây).

>>> Bàn luận trên lâm sàng: Phục hình bắt vít trên Implant
Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.