Đặt Implant một thì – Tổng quan và ưu điểm trên lâm sàng
Sự phát triển của hệ thống implant một thì ban đầu, sử dụng implant không vùi, bắt đầu từ đầu những năm 1970, dựa trên nguyên tắc tích hợp xương do Schroeder và cộng sự mô tả. Những nghiên cứu mô học trên khỉ cho thấy implant titanium không vùi đạt được sự neo chặn cứng khớp trong xương nhờ sự tiếp xúc trực tiếp xương-implant. Kể từ đó, những vật liệu và những bề mặt khác nhau đã được thử nghiệm nhằm nỗ lực cải tiến các tính chất vật lý và cơ-sinh học, các nguyên tắc sinh học, và cuối cùng là ứng dụng lâm sàng, với kết quả ngắn hạn và dài hạn đầy hứa hẹn. Bài viết này đưa ra góc nhìn đối với quá trình đặt Implant một thì, đồng thời khai thác ưu điểm của chúng trên lâm sàng. Cùng tìm hiểu.
1. Khái niệm của quá trình đặt Implant một thì
Nội dung bài viết
Không còn nghi ngờ rằng implant trong xương đã thay đổi các phương pháp thay thế răng. Trong những thập kỷ qua, cấy ghép implant đã trở thành một phương pháp điều trị thành công cho bệnh nhân mất răng toàn bộ và bán phần. Theo truyền thống, để giảm thiểu sự thất bại của implant, thì các implant sẽ được đặt theo kỹ thuật hai thì [1]. Implant được đặt hoàn toàn vùi dưới mô mềm, rồi chờ lành thương trong khoảng thời gian 3-4 tháng ở hàm dưới và 6-8 tháng ở hàm trên [2]. Độ ổn định sơ khởi của implant và không có vi dịch chuyển là hai trong các yếu tố chính cần thiết để đạt được tỷ lệ thành công cao của implant [2, 3].
Sự phát triển của hệ thống implant một thì ban đầu, sử dụng implant không vùi, bắt đầu từ đầu những năm 1970, dựa trên nguyên tắc tích hợp xương do Schroeder và cộng sự mô tả [4-6]. Những nghiên cứu mô học trên khỉ cho thấy implant titanium không vùi đạt được sự neo chặn cứng khớp trong xương nhờ sự tiếp xúc trực tiếp xương-implant. Kể từ đó, những vật liệu và những bề mặt khác nhau đã được thử nghiệm nhằm nỗ lực cải tiến các tính chất vật lý và cơ-sinh học, các nguyên tắc sinh học, và cuối cùng là ứng dụng lâm sàng, với kết quả ngắn hạn và dài hạn đầy hứa hẹn [7].
Trong những năm qua, những kết quả này của implant không vùi đã được xác nhận bởi nhiều nghiên cứu thực nghiệm [8-11]. Các nghiên cứu theo dõi dọc còn cho thấy có thể đạt được tỷ lệ thành công sớm cao bằng kỹ thuật một thì [12, 13]. Với kỹ thuật này, vạt được khâu xung quanh cổ implant đã đánh bóng sau khi đặt implant, giúp tránh can thiệp phẫu thuật lần thứ hai.
>>> Xem ngay: Các yếu tố quyết định một ca implant thành công
2. Khác biệt so với quá trình đặt Implant hai thì?
Với kỹ thuật hai thì, implant hoàn toàn vùi dưới mô mềm sau khi đặt và được chờ lành thương trong khoảng thời gian 2-6 tháng. Khi sử dụng kỹ thuật này, implant sẽ không tải lực trong suốt giai đoạn lành thương. Đặt implant hai thì được sử dụng để giảm thiểu vi dịch chuyển trong giai đoạn lành thương và giảm nguy cơ truyền tải lực không mong muốn đến xương đang lành thương tại giao diện implant (từ đó có thể tạo ra túi mô mềm), và nhờ vậy làm tăng khả năng tích hợp xương thành công [14, 15]. Tuy nhiên, cần phải can thiệp phẫu thuật lần thứ hai (thường là tiểu phẫu, trừ khi cần ghép mô mềm) để kết nối implant với abutment giữ phục hình sau này. Ngoài ra, sau lần can thiệp thứ hai, cần thêm một vài tuần lành thương nữa để mô mềm ổn định quanh abutment, cho phép đem lại kết quả thẩm mỹ khả quan [14].
Khi sử dụng kỹ thuật một thì, vạt được khâu xung quanh cổ implant đã đánh bóng, giúp tránh can thiệp phẫu thuật lần thứ hai. Ngoài ra, kỹ thuật một thì có thể đạt được bằng cách kết nối ngay lập tức trụ lành thương tạm với implant hai khối nhô qua mô mềm giống như implant một khối. Các thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng so sánh kỹ thuật một thì với hai thì cho thấy implant được đặt theo kỹ thuật một thì có thể đạt được tỷ lệ thành công cao tương đương [14-17]
3. Ưu điểm trên lâm sàng
Kỹ thuật đặt implant một thì có một số ưu điểm lâm sàng, chẳng hạn như tránh được phẫu thuật lần thứ hai, thời gian điều trị và lành thương ngắn hơn, giảm chi phí cho bệnh nhân, tỷ lệ thân:chân thuận lợi hơn, và trực tiếp tiếp cận với vai implant ngang mô mềm, cho phép phục hình đơn giản bằng phục hình gắn xi măng hoặc bắt vít trên implant [7, 14].
Một số nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mô viền quanh implant của hệ thống implant không vùi và vùi, và cho thấy, bất kể là quy trình phẫu thuật nào (một thì hay hai thì), thì implant đều chỉ tiêu một lượng nhỏ viền xương trên phim X-quang, nghĩa là không có sự khác biệt giữa hai quy trình [11, 17-19]. Ngoài ra, mức viền xương sau khi phục hồi dường như được duy trì ổn định bất kể implant được đặt theo quy trình phẫu thuật một thì hay hai thì [17-19]. Những kết quả này đưa đến kết luận là phương pháp phẫu thuật không ảnh hưởng đến kết quả cấy ghép và không có sự khác biệt đáng kể về sự thay đổi xương quanh implant giữa hai phương pháp phẫu thuật.
>>> Xem thêm: Thăm khám lâm sàng quanh implant sau điều trị
Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.
- Brånemark P-1, Hansson BO, Adell R, et al. Osseointegrated Implants in the Treatment of the Edentulous Jaw. Experience from a 10-Year Period. Scandinavian Journal of Plastic and Reconstructive Surgery, Supplementum 16. Stockholm: Almqvist & Wiksell International; 1977.
- Albrektsson T, Brånemark P-I, Hansson H-A, Lindström J. Osseointegrated titanium implants. Requirements for ensuring a long-lasting, direct bone-to-implant anchorage in man. Acta Orthop Scand 1981;52:155-170.
- Brunski JB, Moccia AFJ, Pollack SR, et al. The influence of functional use of endosseous dental implants on the tissue-implant interface. I. Histological aspects. J Dent Res 1979;58:1953-1969.
- Schroeder A, Pohler O, Sutter E. Gewebsreaktion auf ein Titan-Hohlzylinder Implantat mit Titan-Spritzschichtoberflache [Tissue reaction to an implant of a titanium hollow cylinder with a titanium surface spray layer]. SSO Schweiz Monatsschr Zahnheilk 1976;86:713-727.
- Schroeder A, Stich H, Straumann F, Sutter E. Ueber die Anlagerung von Osteo Zement an einen belasteten Implantatkörper. SSO Schweiz Monatsschr Zahnheilk 1978;88:105-1057.
- Schroeder A, van der Zypen E, Stich H, Sutter F. The reaction of bone, connective tissue and epithelium to endosteal implants with sprayed titanium surfaces. J Maxillofac Surg 1981;9:15-25
- Buser D, Belser UC, Lang NP. The original one-stage dental implant system and its clinical application. Periodontol 2000 1998;17:106-118.
- Buser D, Weber HF, Donath K, et al. Soft tissue reactions to non-submerged unloaded titanium implants in beagle dogs. J Periodontol 1992;63:225-235.
- Cochran DL, Hermann JS, Schenk RK, et al. Biologic width around titanium implants: a histometric analysis of the implanto-gingival junction around unloaded and loaded non submerged implants in the canine mandible. J Periodontol 1997;68:186-198.
- Listgarten MA, Buser D, Steinemann SG, et al. Light and transmission electron microscopy of the intact interfaces between non-submerged titanium-coated epoxy resin implants and bone or gingiva. J Dent Res 1992;71:364–371.
- Weber HP, Buser D, Donath K, et al. Comparison of healed tissues adjacent to submerged and non-submerged unloaded titanium dental implants. A histometric study in beagle dogs. Clin Oral Implants Res 1996;7:11-19.
- Buser D, Weber HP, Lang NP. Tissue integration of non submerged implants. 1-year results of a prospective study with 100 ITI hollow-cylinder and hollow-screw implants. Clin Oral Implants Res 1990;1:33-40.
- Buser D, Mericske-Stern R, Bernard JP, et al. Long-term evaluation of non-submerged ITI implants. Part 1: 8-year life table analysis of prospective multicenter study with 2359 implants. Clin Oral Implants Res 1997;8:161-172.
- Esposito M, Grusovin MG, Chewy’s, et al. One-stage versus two-stage implant placement. A Cochrane systematic review of randomized controlled clinical trials. Eur J Oral Implantol 2009;2(2):91-99.
- Brunski JB, Moccia AFJ, Pollack SR, et al. The influence of functional use of endosseous dental implants on the tissue-implant interface. I. Histological aspects. J Dent Res 1979;58:1953-1969.
- Collaert B, De Bruyn H. Comparison of Brånemark fixture integration and short-term survival using one-stage or two-stage surgery in completely and partially edentulous mandibles. Clin Oral Implants Res 1998;9:131-135.
- Ericsson I, Randow K, Nilner K, Petersson A. Some clinical and radiographic features of submerged and non- submerged titanium implants. A 5-year follow-up study. Clin Oral Implants Res 1997;8:422-426.
- Ericsson I, Randow K, Glantz PO, et al. Clinical and radiographical features of submerged and nonsubmerged titanium implants. Clin Oral Implants Res 1994;5:185–189.
- Ericsson I, Nilner K, Klinge, B, Glantz PO. Radiographical and histological characteristics of submerged and nonsubmerged titanium implants. An experimental study in the Labrador dog. Clin Oral Implants Res 1996;7:20-26.