Triptolide trong cây thường xuân và tác dụng chống ung thư
Từ lâu, hoạt chất Triptolide đã được nghiên cứu và đánh giá cao với tác dụng chính chống lại sự hình thành các khối u theo nhiều con đường khác nhau. Tuy rằng có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng điều trị ung thư nhưng Triptolide vẫn được cân nhắc và ưa chuộng trong vấn đề giải quyết sự phát triển của ung thư.
1. Giới thiệu chung
Nội dung bài viết
Cây thường xuân (Tripterygium wilfordii Hook.f.) là một loài thực vật có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây thường xuân có thân thảo, cao từ 1-3m, lá lớn, mọc đối xứng, dài 10-20cm và rộng 6-12cm. Hoa của cây thường xuân có màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả của cây thường xuân là một loại quả nang, màu nâu sẫm khi chín và có nhiều hạt bên trong. Trong y học, cây thường xuân được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác nhau, bao gồm bệnh viêm khớp, lupus ban đỏ, viêm gan,…
Các thành phần được phân lập từ cây thường xuân gồm β-sitosterol; syringaldehyde; Triptolide; β-hydroxypropiovanillone; 5,5′-dimethyl lariciresinol; neo ciwujia phenol và wilfordoside A. Trong đó, thành phần chính Triptolide (TDL) là một hợp chất Triterpenoid được sử dụng rộng rãi ở Đông Á để điều trị rối loạn viêm miễn dịch, viêm khớp dạng thấp, hen suyễn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng chống ung thư của Triptolide.
2. Cơ chế hoạt động của Triptolide trong chống ung thư
2.1. Hoạt động chống khối u và ngăn ung thư của Triptolide
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Triptolide có tác dụng điều trị tiềm năng đối với ung thư phổi, ung thư gan, ung thư tuyến tụy và nhiều loại khối u khác. Cụ thể, ở bệnh nhân ung thư phổi, Triptolide giảm sự di chuyển, xâm lấn của các tế bào ung thư do thay đổi cấu hình RNA tế bào và tăng cường độ nhạy cảm của tế bào ung thư với thuốc hóa trị qua con đường Nrf2. Đối với ung thư gan, Triptolide gây ra quá trình chết rụng tế bào cũng như ức chế sức sống của các tế bào ung thư khi kích hoạt gen ức chế khối u p53. U thần kinh đệm là u não nguyên phát ác tính thường gặp và gây chết người có biểu hiện xâm lấn mạnh tiến triển nhanh và dễ tái phát, Triptolide được chứng minh không chỉ ức chế sự tăng sinh các tế bào u thần kinh đệm và ngăn chặn chu kỳ tế bào trong pha G2/M mà còn gây quá trình tự thực các tế bào u thần kinh. Ngoài ra, Triptolide can thiệp vào quá trình trao đổi chéo của tế bào và truyền tín hiệu trong ư thư biểu mô tuyến tụy. Ở nhiều bệnh nhân mắc các bệnh ung thư khác, hiệu quả của Triptolide cũng được nghiên cứu bao gồm: Triptolide ức chế sự tăng sinh, xâm lấn, di cư và thành mạch của ung thư miệng và tế bào ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản, Triptolide làm chết nhiều tế bào ung thư buồng trứng kháng Ciplastin.
2.2. Các chức năng sinh học của Triptolide
Triptolide ức chế tế bào T tiết các cytokine gây viêm và ức chế sự hình thành mạch tại các vị trí viêm trong viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy Triptolide phát huy tác dụng chống viêm thông qua ức chế đường truyền tín hiệu nhân tố -κB (NF-κB). Hơn nữa, mặc dù cơ chế bệnh sinh của các bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến như bệnh Alzheimer và Parkinson vẫn chưa được làm sáng tỏ, tuy nhiên các nghiên cứu đã xác nhận Triptolide có tác dụng bảo vệ thần kinh
3. Ứng dụng Triptolide trong điều trị ung thư
3.1. Các nghiên cứu về tác dụng Triptolide trên các loại ung thư
Tính đến hiện nay, việc ứng dụng Triptolide trong điều trị ung thư đang được nghiên cứu rộng rãi. Đã có rất nghiên cứu cho hiệu quả khả quan khi sử dụng trong điều trị các loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư gan, ung thư phổi, ung thư buồng trứng và ung thư tuyến tiền liệt. Cụ thể, nghiên cứu của nhóm tác giả Dauer P thực hiện cho thấy hiệu quả của Triptolide trong việc vô hiệu hóa các nguyên bào sợi làm gián đoạn tín hiệu trong tế bào ung thư tuyến tụy. Nghiên cứu khác của tác giả Brincks EL cùng cộng khảo sát hoạt động của Triptolide trên diệt khối u chống lại ung thư ở biểu mô tế bào thận và nghiên cứu của nhóm tác giả Banerjee S về hiệu quả làm giảm gánh nặng khối u trong bệnh u xương.
3.2. Triptolide làm tăng cường hiệu quả khi phối hợp với các phương pháp điều trị khác
Trong hóa trị, TPL tăng cường tác dụng bằng cách làm nhạy cảm một số dòng tế bào ung thư. TPL làm nổi bật tác dụng hiệp đồng chống khối u trong tế bào khi kết hợp với nhiều loại thuốc gây độc tế bào, bao gồm: TPL phối hợp cùng Cisplatin hoặc 5-FU điều chỉnh làm giảm khả năng sống sót tế bào ung thư gan đồng thời gây ra mức độ chết theo chương trình cao hơn phương pháp điều trị đơn lẻ, TPL làm cho các tế bào nhạy cảm với hoạt động của Carboplatin giúp ngừng phát triển và làm nhẹ trọng lượng khối u trong cơ thể, TPL sử dụng chung với Sorafenib vượt trội hơn điều trị đơn lẻ khi giảm hoạt động của NF-κB dẫn đến làm tăng tỉ lệ ức chế sự phát triển của khối u, TPL khi kết hợp với Oxaliplatin (OXA) ức chế hiệu quả tăng sinh trong dòng tế bào ung thư ruột kết, TPL dùng cùng lúc với Temozolomide (TMZ) tăng hoạt động phiên mã NF-κB và tăng tỉ lệ phần trăm tế bào chết trong quá trình khởi tạo u thần kinh đệm
Trong xạ trị, TPL cải thiện độ nhạy cảm với bức xạ trong tác dụng chống ung thư. TPL kết hợp với bức xạ có tác dụng hiệp đồng chống khối u đối với sự biểu hiện của protein XIAP và Mcl-1 trong tế bào ung thư miệng. Kích thước và thế tích khối u của nhóm được điều trị bằng tác nhân kết hợp giảm đáng kể so với điều trị đơn lẻ
4. Những thách thức và triển vọng trong việc sử dụng Triptolide
4.1. Hạn chế
Độc tính: Mặc dù TPL có tính chất chống ung thư, tuy nhiên nó cũng có khả năng gây độc tính đến các tế bào khỏe mạnh. TPL có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng và giảm sức đề kháng
Khả năng thấm qua hàng rào máu não: TPL có khả năng thấm qua hàng rào máu não và gây ra tác dụng phụ về hệ thần kinh trung ương.
Tác động đến hệ miễn dịch: TPL có khả năng ức chế hệ miễn dịch, gây ra các tác dụng phụ như suy nhược và nhiễm trùng.
Thời gian điều trị dài: Vì TPL có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, điều trị sử dụng TPL thường kéo dài trong thời gian dài, gây ra những khó khăn cho bệnh nhân và gia đình về nhiều mặt.
Khả năng tương tác với thuốc khác: TPL có khả năng tương tác với một số loại thuốc khác, gây ra tác dụng phụ và làm giảm hiệu quả của thuốc.
Chính vì vậy, việc sử dụng triptolide cần phải được kiểm soát chặt chẽ và theo dõi kỹ lưỡng.
4.2. Triển vọng
Những nghiên cứu mới đang tập trung việc phát triển các dạng thuốc mới của TPL để cải thiện tính hòa tan, tính ổn định và giảm tác dụng phụ.Khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác: TPL được kỳ vọng kết hợp với các phương pháp điều trị khác như chế độ ăn uống, tập thể dục và các phương pháp y học bổ trợ để tăng cường tính hiệu quả của điều trị trong hóa trị, điều trị các loại ung thư khó chữa và một số bệnh lý khác.
>>> “Người bảo vệ của bộ gen” và các hội chứng ung thư