MỚI

Trật khớp ức đòn: Cơ chế, triệu chứng và điều trị

Ngày xuất bản: 13/04/2023

Trật khớp ức đòn là tổn thương rất hiếm gặp, Cave và cộng sự của ông đã nghiên cứu 1603 trường hợp trật khớp ở vùng vai, thì 85% là trật khớp vai, 12% trật khớp cùng đòn, chỉ có 3% là trật khớp ức đòn. Nguyên nhân gây trật khớp cùng đòn chủ yếu là do tai nạn giao thông (47%) hoặc do tai nạn thể thao (31%). Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một số cơ chế, triệu chứng và điều trị trật khớp ức đòn.

1. Đại cương

1.1. Dịch tễ

Trật khớp ức đòn là tổn thương rất hiếm gặp, Cave và cộng sự của ông đã nghiên cứu 1603 trường hợp trật khớp ở vùng vai, thì 85% là trật khớp vai, 12% trật khớp cùng đòn, chỉ có 3% là trật khớp ức đòn. Nguyên nhân gây trật khớp cùng đòn chủ yếu là do tai nạn giao thông (47%) hoặc do tai nạn thể thao (31%).

1.2.  Cơ chế chấn thương

Trật khớp ức đòn: Cơ chế chấn thương trực tiếp

  • Trực tiếp: một lực mạnh tác động trực tiếp vào phần trước của xương đòn làm xương đòn di động ra sau vào trung thất. Trường hợp này xảy ra khi một vận động viên nằm ngửa và bị một vận động viên khác đè lên người với một lực rất mạnh, hoặc khi đi xe với tốc độ nhanh và bị lao vào tường.
  • Gián tiếp: một lực mạnh tác động gián tiếp vào khớp ức đòn theo chiểu trước ngoài (tạo ra sự [lệch trục khớp ức đòn ra phía sau) hoặc sau ngoài (tạo ra sự lệch trục ra phía trước) lên khớp vai. Trường hợp này hay gặp khi một vận động viên nằm nghiêng và bị một vận động viên khác đè lên.

Trật khớp ức đòn: Cơ chế chấn thương gián tiếp A. Trật xương đòn ra sau 

Trật khớp ức đòn: Cơ chế chấn thương gián tiếp A. Trật xương đòn ra sau 
Trật khớp ức đòn: Cơ chế chấn thương gián tiếp B. Trật xương đòn ra trước

Trật khớp ức đòn: Cơ chế chấn thương gián tiếp B. Trật xương đòn ra trước

1.3. Giải phẫu liên quan

Khớp ức đòn là một khớp bán động giữa xương ức và xương đòn, trong đó mặt khớp của xương đòn lớn hơn so với mặt khớp xương ức, chức năng chủ yếu của khớp ức đòn là giữ cho chi trên gắn với trục của cơ thể. Tuy là khớp bán động nhưng sự vững chắc của nó hơn nhiều khớp bán động khác trong cơ thể.

Tính vững chắc của khớp vì khớp có hình “yên ngựa”, lồi theo chiều ngang và lõm theo chiều trước sau, có được điều này là do hệ thống dây chằng: Dây chằng gian đòn giúp cân bằng về khớp vai hai bên. Dây chằng nội khớp ức đòn có chức năng giữ cho xương đòn chặt với xương ức. Dây chằng đòn ngực giúp cho xương đòn chuyển động trong ngoài.

Tắm vận động khớp ức đòn: 35° theo chiều dọc, 35° theo chiều trước sau và tự xoay 50°. Sụn khớp ức đòn sẽ cốt hóa lại ở độ tuổi 20, tuy nhiên vẫn có thể muộn hơn đến 30 tuổi. Vì vậy, một số tác giả nói rằng trật khớp cùng đòn thực chất là tổn thương sụn phát triển giữa xương ức và xương đòn.Sau khớp ức đòn là phần trên của lồng ngực gồm 2 đỉnh phổi và trung thất trên chứa toàn bộ hệ thống mạch máu nuôi lên não và đi xuống nuôi phần dưới cơ thể. Nếu bị trật khớp ức đòn ra sau, xương đòn có thể là tổn thương bất cứ các thành phần nào kể trên gây nên các biến chứng tương ứng như chảy máu, khó thở, khó nói, nghẹn.

2. Triệu chứng lâm sàng

2.1. Triệu chứng cơ năng

  •  Đau, sưng vùng khớp ức đòn 
  •  Tự sờ thấy khối bất thường vùng khớp ức đòn.
  •  Ho khan, khàn giọng. Khó thở, thở ngắn/nghẹt thở. Nuốt nghẹn.
  • ·Tê, yếu, liệt, mất cảm giác chi trên.

Trật khớp ức đòn

Trật khớp ức đòn

2.2. Triệu chứng thực thể

  • Khối bất thường trước ức đòn tăng khi dạng vai đưa tay ra trước. Sờ vùng khớp ức đòn thấy khối lồi hoặc lõm. Dấu ấn ổ khớp rỗng.
  • Biên độ vận động vùng vai giảm. Quay đầu về bên tổn thương làm giảm đau.
  • Biểu hiện tổn thương mạch máu thần kinh như tê, liệt chi trên liên quan. Tắc nghẽn tĩnh mạch hay giảm/mất mạch so với bên lành. Huyết áp tay bị thấp hơn tay lành.

3. Triệu chứng cận lâm sàng

3.1. X-quang

Chụp X-quang thẳng thường biểu hiện sự không đối xứng của xương đòn và xương vai. Cần phải xem có dấu hiệu của tràn dịch màng phổi hay tràn khí màng phổi không. Dưới đây là một số kỹ thuật chụp X-quang phát hiện trật khớp ức – đòn trong thực hành lâm sàng.

Góc chụp Hobbs: bệnh nhân nằm trên tấm chiếu, máy phát tia sẽ chụp ở phía cổ sau 

Trật khớp ức đòn : Góc chụp Serendipity

Trật khớp ức đòn : Góc chụp Serendipity

Góc chụp Serendipity: chụp nghiêng 45° so với đường thẳng đứng (hình 5.7). Nếu xương đòn trật ra trước, xương đòn sẽ nằm trên đường thẳng nối giữa ức với đầu ngoài xương đòn, nếu xương đòn trật ra sau, xương đòn sẽ nằm dưới đường thẳng này.

3.2. Chụp Cắt lớp vi tính (CT)

Chụp CT ngực trong trật khớp ức đòn

Chụp CT ngực trong trật khớp ức đòn

Chụp CT là phương pháp tốt nhất để đánh giá trật khớp ức đòn. CT có thể phân biệt được gãy xương đòn, xương ức và trật khớp ức đòn, đồng thời đánh giá được các biến chứng như tổn thương phổi và trung thất.

4. Phân loại mức độ trật

  • Nhẹ; khớp ức đòn vững, dây chằng không bị tổn thương nhiều.
  • Vừa: trật khớp ức đòn bán phần, dây chằng bị tổn thương bán phần.
  • Nặng: trật khớp ức đòn hoàn toàn, dây chằng bị tổn thương hoàn toàn.

5. Điều trị

5.1. Điều trị bảo tồn

Thể nhẹ: cổ định ngày bằng đai cố định vai trong 24h đầu và bất động trong 3-4 ngày sau đó. Dần dần trở lại hoạt động bình thường các ngày sau đó.

Thể vừa hoặc nặng; cố định ngày bằng đai cố định vai trong 24h đấu và bất động xương đòn bằng dây treo và túi treo tay, hoặc dây đeo số 8 trong 1 tuần, bất động trong 4-6 tuần.

Xử Trí thể trật ức -đòn nặng:

Thể trật ra trước: đối với việc điều trị không phẫu thuật, vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi, vì trật khớp ức đòn ra trước là không vững, có thể sử dụng dây treo vai cho bệnh nhân thoải mái. Có thể giảm làm tăng sự ổn định, giảm sự di lệch bằng cách dùng thuốc giảm đau hay giãn cơ nhiều ngày cho bệnh nhân. Bệnh nhân đặt nằm ngửa, đặt băng cuộn ở dưới xương vai để kê và dùng lực áp mạnh về phía sau. Sau đó dùng dây treo tay, áo dạng vải hoặc băng số 8 trong 4 đến 6 tuần.

Cách nắn trật khớp ức đòn ra trước

Cách nắn trật khớp ức đòn ra trước

Thể trật ra sau: cần phải kiểm tra cẩn thận và khám toàn thân để loại trừ tổn thương về phổi, thần kinh. Mổ hay điều trị bảo tồn cần được cân nhắc kỹ.Thông thường là gây tê, nắn thành công. Bệnh nhân được dang rộng tay và dần dần khép vào, với sự hỗ trợ của băng cuộn đặt ở dưới xương vai. Nếu khó có thể dùng khăn quấn qua vai, kéo xương đòn lên phía trước. Sau khi nắn xong, dùng dây dây treo vai hoặc vòng số 8 để bất động trong 4 đến 6 tuần. Chú ý cần có sự có mặt của bác sĩ lổng ngực hoặc bác sĩ thần kinh trong trường hợp có biến chứng vào ngực và thần kinh trong quá trình nắn.

Đối với trật khớp trẻ em (tổn thương sụn phát triển): nắn kín. Sau đó đai treo tay, băng đai số 8, cố định trong 4-6 tuần.

5.2. Điều trị phẫu thuật

Được đặt ra khi bệnh nhân có biến chứng mạch máu, thần kinh hoặc điều trị bảo tồn thất bại xương ức và xương đòn di lệch nhiều, gây ảnh hưởng đến cơ năng và thẩm mỹ. Có thể dùng đơn độc gân cơ bán gân, hoặc gân chân ngồng, hoặc dùng chỉ khâu, hoặc cắt bỏ đầu trên xương đòn để cố định xương đòn với xương ức. Không khuyến khích việc dùng đinh Kirschner hoại đinh steinmann vì có nguy cơ gây đinh và cố định không chắc vì vùng này di động theo nhịp thỏ

Kỹ thuật dùng gân bán gân tái tạo dây chằng hình số 8:

Trật khớp ức đòn

Trật khớp ức đòn: Kỹ thuật dùng gân tự thân tái tạo dây chằng. A. Khoan tạo 2 lỗ trên xương đòn và xương ức. B. Luồn mảnh ghép. C. Buộc số 8.

Trật khớp ức đòn: Hình ảnh trong mổ kỹ thuật tái tạo sử dụng gân tự thân 

Trật khớp ức đòn: Hình ảnh trong mổ kỹ thuật tái tạo sử dụng gân tự thân 
Trật khớp ức đòn: Kỹ thuật cắt đầu trong xương đòn

Trật khớp ức đòn: Kỹ thuật cắt đầu trong xương đòn

+ Thường áp dụng với những tổn thương trật ức – đòn đến muộn, nhiều xơ dính, khó nắn chỉnh.
+ Bộc lộ phẫu trường mổ, rạch da khoảng 6cm dọc theo bờ dưới đẩu trong xương đòn.
+ Giải phóng đầu trong xương đòn, giữ chật bằng kẹp, nhấc lên và làm sạch máu trong xương đòn. Chú ý là phải bảo tồn dây chằng sườn đòn, nếu dây chằng này bị tổn thương thì phải phục hồi lại.
+ Nêu dây chằng gắn vào bị trùng, có thể cắt thêm xương đòn nhưng không được quá 25mm.
+ Cắt sửa đẩu trong xương đòn cho đẹp, rồi buộc cố định vào xương ức.
+ Nếu chưa vững có thể cố định xương đòn vào xương sườn.
Trật khớp ức đòn: Cố định xương đòn vào xương sườn 1

Trật khớp ức đòn: Cố định xương đòn vào xương sườn 1

6. Biến chứng

Biến chứng khiến bệnh nhân phàn nàn nhiều nhất là khớp ức đòn bị biến dạng, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Các biến chứng hay gặp thường biểu hiện mối liên quan giữa khớp ức – đòn với các cấu trúc xung quanh:

+ Lổng ngực: chấn thương phổi.
+ Tổn thương mạch máu và thần kinh vùng trung thất.
+ Tắc nghẽn tĩnh mạch cổ.
+ Tổn thương thực quản.
+ Tăng áp lực động mạch cảnh.
+ Thay đổi giọng nói.

 7. Phục hồi chức năng

  •  Khớp vai được bất động bằng đai treo tay 6 tuần.
  • Tập đung đưa quả lắc đồng hồ từ ngày thứ 2, cán cẩn trọng không đưa tay ra trước, hay giạng chủ động quá 90°.
  •  Không đẩy, kéo, nâng đổ trước 3 tháng.
  • Tập sức mạnh cơ bắt đẩu từ 8“ 12 tuấn.
  • Không lao động nặng cho tới hết 3 tháng.
facebook
420

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia