Thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu
Tăng huyết áp cấp cứu xuất hiện khi tăng huyết áp nặng có liên quan đến tổn thương cơ quan đích cấp tính. Tuy nhiên, phản ứng hạ huyết áp quá mức tiềm ẩn nguy hiểm. Do đó, ở những bệnh nhân tăng huyết áp nặng nhưng không có triệu chứng, có thể giảm huyết áp chậm hơn bằng thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu đường uống.
1. Giới thiệu thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu
Nội dung bài viết
Tăng huyết áp cấp cứu xuất hiện khi tăng huyết áp nặng có liên quan đến tổn thương cơ quan đích cấp tính. Các ví dụ bao gồm bệnh não do tăng huyết áp, phù phổi cấp tính, bóc tách động mạch chủ và sau khi ngừng thuốc hạ huyết áp đột ngột. Việc giảm huyết áp ngay lập tức nhưng cẩn thận thường được chỉ định trong những trường hợp này. Tuy nhiên, phản ứng hạ huyết áp quá mức tiềm ẩn nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng thiếu máu cục bộ như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc mù lòa. Vì vậy, ở những bệnh nhân tăng huyết áp nặng nhưng không có triệu chứng, có thể giảm huyết áp chậm hơn bằng thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu đường uống.
Thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu
2. Thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu: Thuốc tiêm
Có sẵn nhiều loại thuốc hạ huyết áp đường tiêm và đường uống để sử dụng. Loại thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu được lựa chọn thường được quyết định bởi loại tăng huyết áp cấp cứu và danh mục thuốc của bệnh viện
Nitrates
- Nitrat — Thuốc giãn mạch như nitroprusside và nitroglycerin cung cấp oxit nitric gây giãn mạch (của cả tiểu động mạch và tĩnh mạch) thông qua việc tạo ra GMP vòng, sau đó kích hoạt các kênh kali nhạy cảm với canxi trong màng tế bào
- Nitroprusside — Natri nitroprusside, khi được tiêm truyền tĩnh mạch, bắt đầu tác dụng trong vòng một phút hoặc ngắn hơn, và sau khi ngừng sử dụng, tác dụng của nó sẽ biến mất trong vòng 10 phút hoặc nhanh hơn. Cần theo dõi thường xuyên vì thuốc này có thể làm giảm huyết áp đột ngột và nghiêm trọng.
- Nitroglycerin — Nitroglycerin cũng được sử dụng bằng cách truyền tĩnh mạch và có tác dụng và dược động học tương tự như nitroprusside ngoại trừ việc nó tạo ra sự giãn tĩnh mạch tương đối lớn hơn so với sự giãn tiểu động mạch. Nó có hiệu quả hạ huyết áp thấp hơn so với các loại thuốc khác được sử dụng để điều trị tăng huyết áp cấp cứu và tác dụng của nó đối với huyết áp có thể thay đổi tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân. Tuy nhiên, nitroglycerin có thể hữu ích ở những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành có triệu chứng và ở những người bị tăng huyết áp sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
Thuốc chẹn kênh canxi
- Clevidipine — Clevidipine là thuốc chẹn kênh canxi dihydropyridine tác dụng cực ngắn được chấp thuận cho sử dụng đường tĩnh mạch để điều trị tăng huyết áp nặng. Thuốc bị thủy phân bởi các esterase trong huyết thanh và có thời gian bán thải trong huyết thanh từ 5 đến 15 phút. Thuốc làm giảm huyết áp mà không ảnh hưởng đến áp lực đổ đầy tim nhưng có thể gây nhịp tim nhanh phản xạ. Clevidipine chống chỉ định ở những bệnh nhân bị hẹp động mạch chủ nặng (vì thuốc làm tăng nguy cơ hạ huyết áp nặng), rối loạn chuyển hóa lipid (vì thuốc được dùng dưới dạng nhũ dịch chứa nhiều lipid), hoặc đã biết dị ứng với đậu nành hoặc trứng (vì Clevidipine sản xuất từ một số thành phần gồm đậu nành hoặc trứng). Thuốc chưa được so sánh với các loại thuốc tác dụng ngắn khác, chẳng hạn như nitroprusside và nitroglycerin trong trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, nhưng hiệu quả hơn hoặc bằng nitroglycerin, nitroprusside và nicardipine ở bệnh nhân tăng huyết áp cấp tính trong và sau phẫu thuật tim.
- Nicardipine — Nicardipine là thuốc chẹn kênh canxi dihydropyridine (như nifedipine) có thể được dùng dưới dạng truyền tĩnh mạch. Nicardipine có tính an toàn tốt hơn và tác dụng hạ huyết áp tương tự khi so sánh với nitroprusside.
Chất chủ vận Dopamine-1
Fenoldopam — Fenoldopam là một chất chủ vận thụ thể dopamin-1 ngoại vi, không giống như các thuốc hạ huyết áp dùng đường tiêm khác, Fenoldopam duy trì hoặc tăng tưới máu thận đồng thời làm giảm huyết áp. Fenoldopam có thể đặc biệt có lợi ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận và, so với nitroprusside , có thể làm tăng tốc độ lọc cầu thận, lượng nước tiểu và bài tiết natri.
Fenoldopam nên được sử dụng thận trọng hoặc hoàn toàn không sử dụng ở những bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp. Ngoài ra, vì tác nhân này được trộn sẵn trong dung dịch có chứa natri metabisulfite, nên thận trọng đối với bệnh nhân nhạy cảm với sulfite.
Thuốc chẹn adrenergic
- Labetalol — Labetalol là thuốc chẹn beta-adrenergic và alpha-adrenergic kết hợp. Khởi phát tác dụng nhanh chóng (năm phút hoặc ít hơn) làm cho nó trở thành một loại thuốc tiêm tĩnh mạch hữu ích để điều trị các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu. Labetalol an toàn ở những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành tiến triển vì nó không làm tăng nhịp tim. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng labetalol ở những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim, nhịp tim chậm hoặc nặng hơn là block tim độ 1. Ngoài ra, không nên sử dụng labetalol mà không có sự phong tỏa alpha đầy đủ trước đó ở những bệnh nhân có tình trạng cường giao cảm, chẳng hạn như pheochromocytoma hoặc quá liều cocaine hoặc methamphetamine, vì hoạt động giao cảm alpha không bị cản trở, không được ngăn chặn đầy đủ có thể làm tăng huyết áp nếu phong tỏa beta không hoàn thành.
- Esmolol — Esmolol , một thuốc chẹn beta tương đối chọn lọc trên tim, được chuyển hóa nhanh chóng bởi các esterase trong máu. Tác dụng của nó bắt đầu gần như ngay lập tức và nó có cả thời gian bán hủy ngắn (khoảng 9 phút) và tổng thời gian tác dụng ngắn (khoảng 30 phút), cho phép chuẩn độ nhanh. Esmolol thường được sử dụng trong quá trình gây mê để ngăn ngừa rối loạn huyết động sau đặt nội khí quản.
3. Thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu: Thuốc uống
Thuốc hạ huyết áp đường uống thường hạ huyết áp chậm hơn thuốc tiêm. Vì vậy, chúng chủ yếu được sử dụng khi không có sẵn các thuốc ngoài đường tiêu hóa hoặc khi có tăng huyết áp nặng mà không có tổn thương cơ quan đích cấp tính nghiêm trọng
>>> Xem thêm: Viên uống phối hợp điều trị tăng huyết áp