MỚI

Thực trạng đánh giá thấp nguy cơ mang thai ở phụ nữ Việt Nam đã được đăng tải trên tạp chí: BMC Womens Health, tập 20, số 1, trang 159.

Ngày xuất bản: 08/05/2022

Nhóm tác giả: Jessica Londeree 1, Nghia Nguyen 2, Linh H Nguyen 2, Dung H Tran 3, Maria F Gallo 4

Ngày đăng tải: Ngày 29 tháng 6 năm 2020

Đơn vị công tác

  1. Khoa Dịch tễ học, Đại học Bang Ohio, Đại học Y tế Công cộng, Cunz Hall, 1841 Neil Avenue, Columbus, OH, 43210, Hoa Kỳ.
  2. Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, 458 đường Minh Khai, Hà Nội, Việt Nam.
  3. Phòng Nghiên cứu và Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đường La Thành, Hà Nội, Việt Nam.
  4. Đơn nguyên Dịch tễ học, Đại học Bang Ohio, Đại học Y tế Công cộng, Cunz Hall, 1841 Neil Avenue, Columbus, OH, 43210, USA. gallo.86@osu.edu.

Tóm tắt

Hoàn cảnh: Điều chỉnh những nhận thức không chính xác của phụ nữ về nguy cơ mang thai của họ là rất cần thiết để cải thiện việc sử dụng và tuân thủ các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu đánh giá các yếu tố liên quan đến việc đánh giá thấp nguy cơ mang thai ở những phụ nữ có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.

Phương pháp: Chúng tôi đánh giá mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học và hành vi và việc đánh giá thấp nguy cơ mang thai ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có quan hệ tình dục ở Hà Nội, Việt Nam, những phụ nữ mà không mong muốn có thai và chưa sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả (N = 237). Chúng tôi phân loại phụ nữ thành 2 nhóm, nhóm những phụ nữ đánh giá thấp khả năng mang thai (họ “không thể có khả năng” có thai trong năm tới) và nhóm những phụ nữ không đánh giá thấp khả năng mang thai (“có ít khả năng”, “có khả năng” hoặc “rất có thể”). Chúng tôi đã sử dụng các mô hình hồi quy logistic đa biến và hai biến để xác định các mối tương quan của việc đánh giá thấp nguy cơ mang thai.

Kết quả: Tổng quan, 67.9% (n = 166) phụ nữ đánh giá thấp nguy cơ mang thai của họ. Trong phân tích hai biến, việc đánh giá thấp nguy cơ mang thai cao hơn ở những phụ nữ lớn tuổi (> 30 tuổi), sống ở thị trấn hoặc khu vực nông thôn và những phụ nữ cho rằng việc không mang thai là “rất quan trọng” hoặc “quan trọng” đối với họ trong năm tới. Trong phân tích đa biến, tầm quan trọng của việc tránh mang thai là yếu tố duy nhất vẫn có ý nghĩa thống kê liên quan đến việc đánh giá thấp nguy cơ mang thai (tỷ số chênh [OR]: 0.11; khoảng tin cậy 95% [CI], 0.05-0.25). Ngược lại, việc đánh giá thấp nguy cơ mang thai có vẻ như thay đổi tùy theo tình trạng hôn nhân, dân tộc, trình độ học vấn hoặc các hành vi và niềm tin khác liên quan đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai.

Kết luận: Các phát hiện củng cố nhu cầu cần điều chỉnh những nhận thức không chính xác về nguy cơ mang thai ở những phụ nữ có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.

Từ khóa: Biện pháp tránh thai; Kiến thức sức khỏe, thái độ, thực hành; Mang thai, ngoài kế hoạch; Đánh giá rủi ro; Việt Nam.

Được trích dẫn: 0 bài báo

Để đọc chi tiết bài nghiên cứu, xin vui lòng truy cập tại đây.

facebook
15

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia