Thời điểm điều trị chỉnh nha – Chỉ định
Một số ca điều trị sớm đang khai thác hợp lý tiềm năng phát triển của răng và xương, tận dụng được sự di dời vị trí của răng, cải thiện sự bất hài hòa của xương, loại bỏ các sai lệch chức năng, quản lý sự phát triển của cung răng, đem lại lợi ích về mặt tâm lý, giúp trẻ tự tin hơn, giảm thiểu các chấn thương và giải quyết các yếu tố nguyên nhân ban đầu . Bài viết này sẽ nói sâu hơn về thời điểm nên điều trị chỉnh nha.
1. Chỉ định điều trị chỉnh nha can thiệp trong trường hợp răng mọc lệch vị trí
Nội dung bài viết
Các vấn đề cần phòng ngừa là những vấn đề, nếu không giải quyết được nó ngay trong quá trình trưởng thành, có thể trở nên từ khá nghiêm trọng cho đến phức tạp và khó xử lý, dẫn đến phải bó tay với vấn đề đó và để cá nhân đối mặt với các vấn đề về tâm lý trong khi chờ đợi một giải pháp khắc phục.
Chắc chắn giữa các học giả cũng tồn tại các bất đồng quan điểm liên quan đến các tình huống lâm sàng được chỉ định điều trị chỉnh nha sớm này. Danh sách các vấn đề được Hội đồng Nha khoa Nhi Hoa Kỳ kể ra có thể mở đầu cho hướng dẫn này.
Dựa trên danh sách của họ, các tình huống sau có thể là ứng viên cho ca điều trị chỉnh nha sớm: :
1) phòng ngừa và can thiệp thói quen răng miệng;
2) quản lý khoảng trống;
3) can thiệp độ sai lệch khi răng mọc;
4) khớp cắn xuôi;
5) khớp cắn ngược;
6) vẩu hàm;
7) sai lệch khớp cắn Loại II, kèm theo đó là các vấn đề về mặt tâm lý, tăng nguy cơ chấn thương tâm lý và hoàn toàn bị cô lập;
8) Sai lệch khớp cắn Loại III.
Hình 1.1 a, b) Bé gái chín tuổi cho thấy khớp cắn sâu. Sự sai lệch này không có dấu hiệu của can thiệp chỉnh hình trừ khi quan sát thấy mô mềm của vòm miệng, hay mối quan tâm chính là về mặt thẩm mỹ. c, d) Cô năm năm sau đó với sự cải thiện tự nhiên đáng kể đối với khớp cắn sâu và sự sai lệch về khoảng cách mà không phải thông qua điều trị giai đoạn I.
Hình 1.2 a–c) Bé chín tuổi có hàm hỗn hợp và lệch khớp cắn Loại II/I, nhưng không bị ảnh hưởng bởi vấn đề tâm lý. Đánh giá cho thấy là rủi ro cho các chấn thương ở răng trước hàm trên ở mức độ vừa/thấp và hoãn điều trị chỉnh nha giai đoạn đầu d–f) Bệnh nhân 12 tuổi, trong giai đoạn răng vĩnh viễn mới mọc. Không qua điều trị chỉnh hình can thiệp. Sau 5 tháng sử dụng thiết bị headgear, bệnh nhân đang được điều trị chỉnh nha và đeo niềng răng mắc cài toàn thời gian từ 12 – 18 tháng. Hiệu quả đạt được nhờ việc trì hoãn chỉnh sửa Loại II để tiếp cận một lần duy nhất.
2 Thời điểm lý tưởng để điều trị chỉnh nha sớm
Các bác sĩ lâm sàng phải cân nhắc nhiều khía cạnh để quyết định thời điểm lý tưởng để điều trị sớm. Bốn cân nhắc căn bản gồm có:
1) các khía cạnh về tâm lý xã hội;
2) mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân của sai lệch khớp cắn;
3) các khái niệm về độ chính xác và tính hiệu quả;
4) giai đoạn phát triển của bệnh nhân.
2.1 Các khía cạnh về tâm lý liên quan đến điều trị chỉnh nha
Không may thay các bác sĩ chỉnh hình răng hàm mặt thường hay bỏ qua các khía cạnh về mặt tâm lý và không hay cân nhắc thường xuyên trong quá trình đưa ra quyết định điều trị chỉnh nha sớm.
Tại thời điểm khi bắt nạt đã trở thành một vấn đề được bàn bạc một cách rộng rãi và được đem ra nghiên cứu bởi nhiều nhà tâm lý học, các bác sĩ lâm sàng phải liên tục nhận thức được thực tế rằng, với tư cách là các nhà cung cấp, họ hoàn toàn có khả năng giúp đỡ các bệnh nhân của mình có được sự tự tin và tự cải thiện được chất lượng cuộc sống của mình (CLCS).
Với nhiều trường hợp, tầm quan trọng giữa sức khỏe bệnh nhân và vấn đề lệch khớp cắn của bệnh nhân cùng nhiều vấn đề có liên quan khác chỉ được đánh giá rất nhỏ. CLCS và các tác động có liên quan của từng bệnh nhân cần phải được cân nhắc để áp dụng việc hoãn hoặc tránh điều trị. Mặc dù có phần mơ hồ và trừu tượng nhưng khái niệm về CLCS vẫn đang tồn tại và cần được xem trọng trong ngành chỉnh nha. Tuy nhiên, các phương pháp luận của học thuyết CLCS không được đồng nhất và các ví dụ thường được xây dựng để dễ hình dung, nên khó có thể đưa ra một sự phân tích đáng tin cậy. Việc thiếu các ví dụ ngẫu nhiên cản trở việc phân tích các bằng chứng.
Các bạn nhỏ được khuyến khích tìm đến điều trị chỉnh nha vì vẻ ngoài không được ưa nhìn, lời khuyên từ các nha sĩ, mối quan tâm từ phụ huynh, và ảnh hưởng từ các bạn đồng trang lứa. Điều trị chỉnh nha chắc chắn sẽ cải thiện được CLCS, nhưng qua thời gian thì lợi thế này cũng dần mất đi. Khi việc lệch khớp cắn khiến bệnh nhân cảm thấy không thoải mái và tiềm ẩn nguy cơ tinh thần không ổn định, chắc chắn sẽ có dấu hiệu để nhận biết cho các ca cần điều trị, mặc dù trên thực tế hiệu quả điều trị có thể mang tính bất lợi.
Hình 1.3 a) Khớp cắn ngược và lệch ở hàm dưới, b) Khớp cắn ngược nhưng không bị lệch ở hàm dưới.
2.2 Mức độ nghiêm trọng của sai khớp cắn
Sai khớp cắn ở mỗi bệnh nhân lại khác nhau chính vì vậy mà có nhiều kiểu mức độ nghiêm trọng. Do đó, sẽ là hợp lý nếu nghĩ rằng, việc lệch khớp cắn không đáng kể khi vẫn còn là một đứa trẻ hoặc trong giai đoạn trẻ vị thành niên thì sẽ không được ưu tiên can thiệp như đối với trường hợp nghiêm trọng. Ví dụ như, khớp cắn ngược và sự thay đổi ở hàm dưới (Hình 1.3) đáng lẽ ra nên được ưu tiên điều trị so với sai lệch khớp cắn rất nhỏ hoặc không ảnh hưởng đến chức năng. Trong khả năng đầu tiên, sự lệch đi này có thể dẫn đến việc mặt phát triển không đối xứng, khiến cho giải pháp trong tương lai ngày càng phức tạp hơn.
Điều trị khớp cắn ngược răng cửa bên thì ít khẩn cấp hơn so với hai răng cửa giữa, mặc dù có rất ít bằng chứng trên sách vở để chứng minh điều này (Hình 1.4). Bạn phải hiểu được rằng mức độ nghiêm trọng của sự sai lệch khớp cắn không phải là tiêu chí duy nhất để quyết định điều trị can thiệp. Ví dụ như, trong trường hợp lệch khớp cắn Loại III rất nghiêm trọng với một đứa trẻ, với thành phần xương chỉ ra rằng có khả năng phải cần đến phẫu thuật chỉnh hình trong trong tương lai thì việc cân nhắc trì hoãn điều trị cho đến cuối giai đoạn trưởng thành là một điều hợp lý để giảm bớt điều trị can thiệp quá lâu. Hay nói cách khác, trong một vài tình huống, việc trì hoãn chỉnh sửa các sự sai lệch khớp cắn là điều nên làm cho đến khi điều trị phẫu thuật chỉnh hình một lần có thể thực hiện được. Mặt khác, nhiều trường hợp lệch khớp cắn Loại III ở trẻ nhỏ nếu được can thiệp thì mới có lợi.
2.3 Các khái niệm về tính chính xác và độ hiệu quả
Việc quyết định thời điểm thích hợp nhất để điều trị chỉnh nha cũng phải cân nhắc đến các khía cạnh về tính chính xác và độ hiệu quả. Tính chính xác là một khái niệm thể hiện khả năng giải quyết vấn đề một cách chính xác. Liệu nó có hoàn toàn hiệu nghiệm không? Mức độ cải thiện là bao nhiêu? Khái niệm này quan trọng trong nghiên cứu sự hoàn chỉnh của chỉnh nha. Các hành động can thiệp chỉnh nha nên được cân nhắc trong trường hợp có bằng chứng chứng minh rằng vấn đề này nếu được giải quyết sẽ, trên thực tế, phải giải quyết bằng điều trị sớm. Nếu vấn đề này không được can thiệp, liệu nó sẽ dẫn tới hậu quả không mấy được chấp nhận hay sẽ gây khó khăn hơn trong việc đạt được một kết quả như mong muốn?
Độ hiệu quả là công thức tương quan kết quả với thời gian. Cần bao lâu để đạt được kết quả? Liệu gánh nặng về tài chính, sức khỏe và giữa các cá nhân với nhau có đáng để thử? Trong thế giới của sự tạm thời thì khái niệm về độ hiệu quả là một tiêu chí quan trọng để quyết định tiến hành các hành động và dịch vụ. Nếu chi phí-lợi ích của giai đoạn I không được như mong đợi thì liệu có nên cân nhắc các lợi ích của điều trị chỉnh hình sớm?
Hình 1.4 a) Bệnh nhân nam tám tuổi, mô hình xương răng Loại I, tật khớp cắn chéo răng cửa bên, b) Bệnh nhân nữ bảy tuổi, mô hình xương răng Loại I, tật khớp cắn chéo hai răng cửa giữa. Vì các bệnh về răng miệng và hư hại trong thời gian phát triển xảy ra ở hình “b,” việc can thiệp là hợp lý và cần triển khai khẩn trương.
Nói tóm lại, điều trị sai lệch khớp cắn ở trẻ nhỏ nên được cân nhắc như một giải pháp chấp nhận được trong trường hợp có bằng chứng chứng minh kết quả mang lại tốt (tính chính xác) mà lại không tốn quá nhiều công sức (độ hiệu quả). Phải đảm bảo rằng sẽ đạt được kết quả tốt nhất trong thời gian sớm nhất.
2.4 Quá trình phát triển của giai đoạn dậy thì
Bác sĩ chỉnh nha nên cân nhắc các khía cạnh dậy thì. Sự xuất hiện của các cảm xúc ở tuổi dậy thì dù là nhỏ nhất cũng cần thiết để bắt đầu bất kỳ phương thức chỉnh nha nào, thậm chí cả với bệnh nhân mắc tật sai khớp cắn không mấy phức tạp. Những sự cân nhắc này là cần thiết để giúp bệnh nhân thêm phần thoải mái và tránh các rủi ro ở trẻ nhỏ. Do đó, việc hợp tác của đứa trẻ khi kiểm tra lâm sàng trở thành thông số đầu tiên được các bác sĩ chỉnh nha sử dụng để đánh giá tiềm năng cho việc điều trị sớm. Phụ thuộc vào hành vi và sự tuân thủ của đứa trẻ và các bác sĩ lâm sàng sẽ quyết định liệu có nên ghi lại các báo cáo của việc chỉnh nha hay không. Tâm lý ở tuổi dậy thì thường gắn liền với số tuổi sinh học. Hiệp hội Bác sĩ Chỉnh nha Hoa Kỳ (AAO) trong tờ quảng cáo về hội có tựa đề Bài kiểm tra đầu tiên của con bạn có khuyên rằng trẻ em cần phải có một cuộc kiểm tra với chuyên gia răng hàm phía trước khi lên 7. Tuy nhiên, các quyết định về việc điều trị sớm nên được áp dụng tùy trường hợp. Các thông số dậy thì khác cũng cần được cân nhắc. Đánh giá độ tuổi của răng nên được thực hiện khi các vấn đề về cung răng phía trong được khuyên nên điều trị sớm. Mặt khác, độ tuổi của xương cũng nên được sử dụng để tìm ra thời điểm thích hợp nhất để ngăn chặn các vấn đề về cung răng lệch theo chiều dọc và chiều ngang.
Xem thêm: Implant và chỉnh nha – Góc nhìn kết hợp đa chuyên khoa
Kết luận lại, việc xem xét kỹ lưỡng toàn bộ các yếu tố được mô tả ở đây rõ ràng rằng sẽ phục vụ hai mục đích: 1) đánh giá xem liệu có nên điều trị sớm hay không; 2) cung cấp hướng dẫn để xác định khi nào nên điều trị.
Theo: Recognizing and Correcting Developing Malocclusions: A Problem-oriented Approach to Orthodontics, First Edition – 2016 John Wiley & Sons, Inc. Published 2016 by John Wiley & Sons, Inc.