MỚI

Thiếu răng bẩm sinh – Chỉ định Implant kết hợp chỉnh nha

Ngày xuất bản: 09/05/2023

Thiếu răng bẩm sinh là một tình trạng thiếu răng vĩnh viễn thường gặp. Tỷ lệ thay đổi giữa các dân tộc khác nhau nhưng được ước tính là khoảng 1-2%. Các phương pháp điều trị bao gồm hàm giả tháo lắp bán phần, cầu răng thông thường, cầu răng dán, cấy chuyển răng, thay thế bằng răng nanh, và mão đơn lẻ trên implant. Cùng tìm hiểu chỉ định của vấn đề này trong trường hợp kết hợp với chuyên ngành Implant và chỉnh nha.

1. Khái quát về vấn đề thiếu răng bẩm sinh và chỉ định

Thiếu bẩm sinh các răng cửa bên là một tình trạng thiếu răng vĩnh viễn thường gặp. Tỷ lệ thay đổi giữa các dân tộc khác nhau nhưng được ước tính là khoảng 1-2% . Các phương pháp điều trị bao gồm hàm giả tháo lắp bán phần, cầu răng thông thường, cầu răng dán, cấy chuyển răng, thay thế bằng răng nanh, và mão đơn lẻ trên implant. Những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp này đã được bàn luận rộng rãi trong y văn . Có một cuộc tranh luận trong các tài liệu chỉnh nha về việc nên đóng khoảng bằng răng nanh hay tạo khoảng kết hợp với phục hình cố định để đem lại kết quả lâm sàng tốt nhất . Với sự tích hợp điều trị cấy ghép vào kế hoạch điều trị, phục hình trên implant cùng với phương pháp liên chuyên khoa có thể đem lại kết quả thẩm mỹ tiên lượng và lý tưởng . Trường hợp này trình bày điều trị liên chuyên khoa và kiểm soát các biến chứng ở bệnh nhân bị thiếu các răng cửa bên bẩm sinh.

Ba vấn đề chính trong quá trình điều trị trường hợp thiếu bẩm sinh răng cửa bên:

  1. Thời điểm đặt implant;
  2. Không đủ khoảng và mô cứng cho vị trí cấy ghép;
  3. Kiểm soát các biến chứng của điều trị chỉnh nha.

Nên trì hoãn việc đặt implant ở trẻ vị thành niên cho đến khi chấm dứt tăng trưởng xương. Một trong những hậu quả không hoàn nguyên của việc đặt implant sớm là mão trên implant bị sập khớp cắn và không thực chức năng, từ đó gây ra các biến chứng chức năng và thẩm mỹ. Kết quả quan sát cho thấy bệnh nhân này đã hoàn toàn kết thúc tăng trưởng tại thời điểm đặt implant.

2. Nguy cơ thiếu xương ổ răng

Một vấn đề nữa khi đặt implant để thay thế các răng của bên bị thiếu là nguy cơ thiếu xương ổ răng. Người ta nhận thấy sau khi di xa răng nanh để tạo khoảng, chiều rộng xương ổ răng giảm trung bình từ 17% đến 25% cùng với chiều cao sống hàm, khiến lõm mặt ngoài lớn hơn . Quan sát tương tự cũng được ghi nhận trong trường hợp này, trong đó vùng mất răng có chiều rộng xương ổ răng giới hạn và lõm mặt ngoài lớn sau điều trị chỉnh nha. Do đó, phẫu thuật tăng sống hàm đã được thực hiện đồng thời với đặt implant để tăng sống hàm bị thiếu hụt. Nghiên cứu CBCT cho thấy khiếm khuyết cửa sổ là khá phổ biến (khoảng 20%) nếu đặt implant theo vị trí cingulum của phục hình ở các răng của hàm trên .

Đạt được kết quả thẩm mỹ mong muốn sau khi gắn phục hình sau cùng. (A) Thiết kế độ cắn chìa và cắn phủ tối thiểu cùng với làm máng nhai để kiểm soát chấn thương khớp cắn. (B) Phim quanh chóp cho thấy sự tái cấu trúc mào xương ổn định sau khi tải lực chức năng.

Ví dụ trong trường này, không phát hiện khiếm khuyết cửa sổ trên lâm sàng, biến chứng của điều trị chỉnh nha là tiêu chân răng nghiêm trọng, đặc biệt là hai răng cửa giữa. Mặc dù độ lung lay lâm sàng không tương quan tuyến tính với tỷ lệ thân/chân kém, nhưng tiên lượng của các răng là dè dặt. Phương án thay thế có thể là nhổ hai răng cửa giữa và làm cầu răng 4 đơn vị trên 2 implant để đạt kết quả lâu dài và ổn định hơn. Quyết định sau cùng dựa trên ý kiến của bệnh nhân đã được đưa ra sau khi tư vấn chi tiết cho bệnh nhân và phụ huynh. Kế hoạch điều trị sau cùng được thay đổi là sử dụng máng bảo vệ ban đêm và thiết kế khớp cắn bảo vệ để tránh lực nhai quá mức lên các răng cửa giữa. Điều quan trọng là phải trao đổi với bệnh nhân về những biến chứng nguy cơ, và trình bày phương án điều trị thay thế cho bệnh nhân nếu xảy ra biến chứng. Loạt ca báo cáo về việc giữ lại các răng cửa hàm trên bị tiêu chân răng nghiêm trọng trong thời gian theo dõi dài hạn đã được trình bày bởi Savage và Kokich. Trong loạt ca đó, thiết kế khớp cắn bảo vệ, nẹp dây mặt trong, và theo dõi chặt chẽ dường như là chìa khóa cho sự thành công.

Tóm lại, bài viết này trình bày một số vấn đề nổi bật về việc tích hợp điều trị cấy ghép ở bệnh nhân điều trị chỉnh nha. Đội ngũ đa chuyên khoa phối hợp tốt là rất quan trọng cho việc kiểm soát những tình huống như vậy.

Xem thêm: Implant và chỉnh nha – Góc nhìn kết hợp đa chuyên khoa (vinmecdr.com)

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.

  1. Polder BJ, van’t Hof MA, van der Linden FP, Kuijpers- Jagtman AM. A meta-analysis of the prevalence of dental agenesis of permanent teeth. Community Dent Oral Epidemiol 2004;32:217-226.
  2. Kinzer GA, Kokich Jr VO. Managing congenitally missing lateral incisors. Part I: canine substitution. J Esthet Restor Dent 2005;17:5-10.
  3. Kinzer GA, Kokich Jr VO. Managing congenitally missing lateral incisors. Part II: tooth-supported restorations. J Esthet Restor Dent 2005;17:76-84.
  4. Kinzer GA, Kokich Jr VO. Managing congenitally missing lateral incisors. Part III: single-tooth implants. J Esthet Restor Dent 2005;17:202-210.
  5. Zachrisson BU, Rosa M, Toreskog S. Congenitally missing maxillary lateral incisors: canine substitution. Point. Am J Orthod Dentofacial Orthop 2011;139:434, 436, 438.
  6. Kokich JrVO, Kinzer GA, Janakievski J. Congenitally missing maxillary lateral incisors: restorative replacement. Counterpoint. Am J Orthod Dentofacial Orthop 2011;139:435, 437, 439.
  7. Kokich VG. Maxillary lateral incisor implants: planning with the aid of orthodontics. J Oral Maxillofac Surg
    2004;62:48-56.
  8. Spear FM, Kokich VG. A multidisciplinary approach to esthetic dentistry. Dent Clin North Am 2007;51(2):487-505.
  9. De Avila ÉD, de Molon RS, de Assis Mollo Jr F, et al. Multidisciplinary approach for the aesthetic treatment of maxillary lateral incisors agenesis: thinking about implants? Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol 2012;114(5):e22-e28.
  10. Uribe F, Padala S, Allareddy V, Nanda R. Cone-beam computed tomography evaluation of alveolar ridge width and height changes after orthodontic space opening in patients with congenitally missing maxillary lateral incisors. Am J Orthod Dentofacial Orthop 2013;144(6):848-859.
  11. Chan HL, Garaicoa-Pazmino C, Suarez F, et al. Incidence of implant buccal plate fenestration in the esthetic zone: a cone beam computed tomography study. Int J Oral Maxillofac Implants 2014;29(1):171-177.
  12. Savage RR, Kokich Sr VG. Restoration and retention of maxillary anteriors with severe root resorption. J Am Dent Assoc 2002;133(1):67-71.
facebook
5

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia