Lecanemab: Giải pháp tiềm năng cho giai đoạn đầu bệnh Alzheimer
Alzheimer là một trong những căn bệnh lý não phổ biến và ngày càng gia tăng ở những người trung niên và cao tuổi. Hiện nay, việc điều trị dứt điểm bệnh Alzheimer vẫn chưa được tìm thấy. Tuy nhiên, Lecanumab – một loại thuốc được phát triển bởi công ty thế giới Novartis và sự hợp tác của các nhà khoa học – đang được xem là giải pháp tiềm năng cho giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer. Lecanumab có khả năng loại bỏ mảng beta-amyloid, một chất độc gây tổn thương não và gây ra tình trạng suy giảm nhận thức ở bệnh Alzheimer. Việc sử dụng Lecanumab trong giai đoạn sớm của bệnh Alzheimer đang nhận được sự quan tâm và hy vọng sẽ đem lại những kết quả tích cực trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh phát triển.
1. Tổng quan về bệnh Alzheimer (AD)
Nội dung bài viết
1.1 Bệnh Alzheimer là gì?
Bệnh lý Alzheimer là dạng phổ biến nhất của nhóm bệnh sa sút trí tuệ. Bệnh được bắt đầu từ với triệu chứng mất trí nhớ nhẹ và dần chuyển biến nặng với tình trạng mất khả năng nói chuyện và hoạt động đáp ứng với môi trường sống vì bệnh bao gồm những phần quan trọng của não trong vai trò điều khiển suy nghĩ, trí nhớ, ngôn ngữ. Bệnh Alzheimer giai đoạn nặng ảnh hưởng nặng nề đến khả năng sinh hoạt hằng ngày ngày của bệnh nhân. Bệnh Alzheimer thường xảy ra ở bệnh nhân có độ tuổi trên 65, các đối tượng có rối loạn não bẩm sinh hoặc bị chấn thương và thậm chí là một phần giới trẻ cũng bị đe dọa bởi bệnh này.
1.2 Dấu hiệu cảnh báo của bệnh Alzheimer?
Bệnh lý Alzheimer không thuộc quá trình lão hóa bình thường. Các vấn đề về trí nhớ là một trong những cảnh báo điển hình của bệnh và những dấu hiệu liên quan đến sa sút trí tuệ bao gồm: mất trí nhớ chẳng hạn như bị lạc ở nơi quen thuộc hoặc lặp đi lặp lại cùng câu hỏi, gặp rắc rối khi thanh toán hóa đơn, khó thực hiện các hoạt động quen thuộc tại nhà, tại nơi làm việc hoặc lúc rảnh, thường xuyên nhầm lẫn vị trí đồ vật, thay đổi tâm trạng hành vi. Khi xuất hiện một số hoặc thậm chí toàn bộ các dấu hiệu này đồng nghĩa nguy cơ mắc bệnh tăng cao
1.3 Nguyên nhân – yếu tố rủi ro gây bệnh Alzheimer?
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu đưa ra đầy đủ nguyên nhân gây bệnh nhưng nhiều khả năng không phải là một nguyên nhân duy nhất mà là một số yếu tố có thể ảnh hưởng khác nhau đến mỗi người
- Tuổi tác là yếu tố rủi ro được biết đến nhiều nhất đối với bệnh Alzheimer
- Tiền sử gia đình: các nhà nghiên cứu tin rằng di truyền học có thể đóng một vai trò trong việc phát triển bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, một lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer
- Những thay đổi trong não có thể bắt đầu nhiều năm trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện
1.4 Phương cách điều trị bệnh?
Bệnh Alzheimer rất phức tạp và không chắc rằng bất kỳ loại thuốc hoặc biện pháp can thiệp nào khác sẽ điều trị thành công bệnh này ở tất cả những người mắc bệnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã đạt được những tiến bộ to lớn trong việc hiểu rõ hơn về bệnh Alzheimer cũng như trong việc phát triển và thử nghiệm các phương pháp điều trị mới. Một số loại thuốc theo toa đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để giúp kiểm soát các triệu chứng ở những người mắc bệnh Alzheimer và các loại thuốc khác gần đây đã xuất hiện để điều trị sự tiến triển của bệnh.Hầu hết các loại thuốc được FDA phê chuẩn đều có tác dụng tốt nhất đối với những người ở giai đoạn đầu hoặc giữa của bệnh Alzheimer. Hiện tại không có biện pháp can thiệp nào được biết sẽ chữa khỏi bệnh Alzheimer. Galantamine, Rivastigmine và Donepezil là những chất ức chế cholinesterase được kê đơn cho các triệu chứng bệnh Alzheimer nhẹ đến trung bình. Những loại thuốc này có thể giúp làm giảm hoặc kiểm soát một số triệu chứng về nhận thức và hành vi. Các chất ức chế men cholinesterase ngăn chặn sự phân hủy Acetylcholine, một chất hóa học trong não được cho là quan trọng đối với trí nhớ và tư duy. Khi bệnh Alzheimer tiến triển, não sản xuất ít acetylcholine hơn và theo thời gian, những loại thuốc này cuối cùng sẽ mất tác dụng.
Vì các chất ức chế cholinesterase hoạt động theo cách tương tự, nên việc chuyển từ loại này sang loại khác có thể không tạo ra kết quả khác biệt đáng kể, nhưng một người mắc bệnh Alzheimer có thể đáp ứng tốt hơn với loại thuốc này so với loại thuốc khác. Aducanumab là liệu pháp miễn dịch được FDA phê duyệt nhanh để điều trị bệnh Alzheimer giai đoạn đầu. Leqembi, còn được gọi là Lecanemab-irmb, là một phương pháp điều trị mới cho bệnh Alzheimer kể từ ngày 6 tháng 1 năm 2023, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt thông qua lộ trình Phê duyệt Nhanh. Phương pháp điều trị mới này thể hiện một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh Alzheimer đang diễn ra, vì nó nhắm vào sinh lý bệnh cơ bản của bệnh, thay vì chỉ điều trị các triệu chứng của nó.
2. Tổng quan về thuốc Lecanemab
2.1 Giới thiệu và chỉ định của Lecanemab
Lecanemab là một liệu pháp kháng thể mới được sử dụng điều trị bệnh Alzheimer ở những bệnh nhân bị suy giảm nhận thức nhẹ hoặc sa sút trí tuệ nhẹ trong giai đoạn đầu. Lecanemab là kháng thể đơn dòng globulin miễn dịch gamma 1 (IgG1) tái tổ hợp được nhân hóa trực tiếp chống lại các dạng amyloid beta (Aβ) hòa tan và không hòa tan tổng hợp, có liên quan đến sinh lý bệnh của bệnh Alzheimer.
2.2 Cơ chế hoạt động
Các mảng amyloid-β (Aβ) ngoại bào là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh Alzheimer (AD), khiến chúng trở thành mục tiêu điều trị mong muốn cho các loại thuốc tiềm năng để điều trị AD. Việc sản xuất và tích tụ các mảng Aβ trong não thường được quan sát thấy ở AD và các đặc điểm riêng biệt của các mảng Aβ, chẳng hạn như độ hòa tan, số lượng và thành phần của các nhóm Aβ – có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Aβ gây suy giảm khớp thần kinh, chết tế bào thần kinh và thoái hóa thần kinh tiến triển, dẫn đến chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức liên quan đến AD. Aβ peptide tồn tại ở các trạng thái hình dạng khác nhau, bao gồm các monome hòa tan, các tập hợp hòa tan có kích thước tăng dần, các sợi và mảng bám không hòa tan. Các tập hợp Aβ hòa tan như Aβ protofibrils gây độc thần kinh hơn so với các monome hoặc fibrils không hòa tan. Lecanemab là một kháng thể làm giảm các mảng Aβ trong não, ưu tiên nhắm mục tiêu vào các mảng Aβ tổng hợp hòa tan và hoạt động trên Aβ oligomers, protofibrils và fibrils không hòa tan. Cụ thể, Lecanemab làm giảm mảng bám beta-amyloid t phụ thuộc vào liều lượng và thời gian và tác dụng của thuốc đối với mức độ mảng bám beta amyloid trong não được đánh giá bằng cách sử dụng hình ảnh PET (chất đánh dấu 18F-Florbetapir) – được sử dụng để xác định mức Amyloid hiện diện trong não. Nghiên cứu cho thấy điều trị bằng Lecanemab liều 10 mg/kg mỗi hai tuần làm giảm mức độ mảng bám beta-amyloid trong não và làm giảm PET. Ngoài ra, khi được điều trị với Lecanemab, nồng độ p-tau181 trong huyết tương giảm được cho là yếu tố dự báo quan trọng làm chậm quá trình suy giảm nhận thức.
2.3 Liều lượng
Liều lượng khuyến nghị là 10 mg/kg, sau đó phải pha loãng dùng dưới dạng truyền tĩnh mạch trong khoảng một giờ, hai tuần một lần.
2.4 Thận trọng khi sử dụng Lecanemab
Các bất thường về hình ảnh liên quan đến Amyloid (ARIA): khi sử dụng Lecanemab có thể gây ra các bất thường về hình ảnh của Amyloid kèm theo phù nề (ARIA-E) như quan sát trên MRI phát hiện tình trạng phù não, tràn dịch vùng rãnh và ARIA với lắng đọng Hemosiderin (ARIA-H) bao gồm xuất huyết vi mô và nhiễm độc siderosis trên bền mặt. ARIA-H có thể xảy ra tự phát ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer và có thể xảy ra cùng lúc với ARIA-E. ARIA thường không có triệu chứng mặc dù tính nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng khi xảy ra tình trạng co giật, trạng thái động kinh.Tỉ lệ mắc ARIA: ARIA có triệu chứng xảy ra ở 3% (5/161) bệnh nhân được điều trị bằng Lecanemab và các triệu chứng lâm sàng liên quan đến ARIA đã được điều trị ở 80% bệnh nhân. ARIA không triệu chứng được phát hiện bằng X-quang được tìm thấy ở 12% bệnh nhân được điều trị bằng Lecanemab. ARIA-E được quan sát thấy ở 10% bệnh nhân dùng Lecanemab với 1% dùng giả dược. ARIA-H được quan sát thấy ở 6% bệnh nhân được điều trị với Lecanemab so với 5% dùng giả dược. Nên tăng cường cảnh giác lâm sàng đối với ARIA trong 14 tuần đầu điều trị bằng Lecanemab. Nếu một bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý ARIA, nên thực hiện đánh giá lâm sàng, bao gồm chụp MRI nếu được chỉ định
Các phản ứng liên quan đến truyền dịch: Các phản ứng liên quan đến truyền dịch xảy ra ở mức độ nhẹ (chiếm 56%) hoặc trung bình (chiếm 44%). Các triệu chứng của phản ứng liên quan đến truyền dịch bao gồm sốt và các triệu chứng giống cúm (ớn lạnh, đau nhức toàn thân, cảm giác run và đau khớp), buồn nôn, nôn, hạ huyết áp, tăng huyết áp và giảm bão hòa oxy. Trong trường hợp xảy ra phản ứng liên quan đến truyền dịch, có thể giảm tốc độ truyền hoặc ngừng truyền và áp dụng liệu pháp thích hợp theo chỉ định lâm sàng
3. Điểm giống và khác giữa Lecanemab và Aducanumab
Aducanumab và Lecanemab đều là thuốc điều trị bệnh Alzheimer ở giai đoạn sớm. Aducanumba là liệu pháp kháng thể đơn dòng tác động nhằm loại bỏ beta-amyloid trong não trong khi đó Lecanemab hoạt động bằng cách ngăn chặn sự hình thành các mảng amyloid trong não. Trong các thử nghiệm lâm sàng, Lecanemab đã được chứng minh là loại bỏ amyloid nhanh hơn Aducanumab. Lecanemab cũng cho thấy tỷ lệ mắc tác dụng phụ gọi là ARIA thấp hơn so với Aducanumab trong các nghiên cứu lâm sàng.Cả Aducanumab và Lecanemab đều là một phần của nhóm nghiên cứu đang phát triển về các phương pháp điều trị mới cho bệnh Alzheimer, cả hai loại thuốc đều hứa hẹn về khả năng tác động trên mục tiêu beta-amyloid trong
4. Các nghiên cứu về hiệu quả điều trị của Lecanemab trong giai đoạn đầu bệnh Alzheimer
Nghiên cứu của nhóm tác giả Christopher H van Dyck vào năm 2023 trên 1795 đối tượng có độ tuổi từ 50-90 đang mắc ở giai đoạn đầu của bệnh với phát hiện về Amyloid được đánh giá bằng hình PET hoặc xét nghiệm não tủy được chỉ định Lecanemab tiêm tĩnh mạch hoặc giả dược. Kết quả cho thấy Lecanemab làm giảm các dấu hiệu của amyloid trong bệnh Alzheimer giai đoạn đầu và dẫn đến sự suy giảm nhận thức và chức năng ít hơn ở mức độ vừa phải so với giả dược sau 18 tháng nhưng có liên quan đến các tác dụng phụ
Tác giả Eric McDade cùng cộng sự thực hiện thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả của Lecanemab trên 856 bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer giai đoạn đầu so với giả dược. Sau thời gian điều trị từ 9-59 tháng, nghiên cứu cho kết luận rằng điều trị bằng Lecanemab giúp giảm đáng kể các mảng amyloid và làm chậm quá trình suy giảm lâm sàng
Trên tạp chí Lancet, một nghiên cứu được công bố được thực hiện tại Hoa Kỳ cho kết quả tương quan giữa hiệu quả Lecanemab và việc giảm tình trạng suy giảm nhận thức ở 1795 bệnh nhân bị suy giảm nhận thức nhẹ hoặc mắc bệnh Alzheimer giai đoạn đầu, cộng với bằng chứng về amyloid khi chụp PET hoặc xét nghiệm CSF, được chỉ định ngẫu nhiên để nhận 10 mg lecanemab qua đường truyền tĩnh mạch 2 tuần một lần hoặc giả dược phù hợp trong 18 tháng điều trị.