MỚI

Không có sự liên quan giữa nhiễm trùng quanh khớp nhân tạo và các thủ thuật nha khoa xâm lấn. 

Ngày xuất bản: 06/08/2022

Theo một nghiên cứu mới ở Anh, những bệnh nhân có khớp nhân tạo không cần thiết phải sử dụng kháng sinh trước khi tiến hành thủ thuật nha khoa xâm lấn. 

Tác giả: Linda Carroll

Ngày phát hành: 21/01/2022 

NEW YORK (Reuters Health) – Các nhà nghiên cứu viết trên JAMA Network Open rằng, các bác sĩ chấn thương chỉnh hình và bệnh nhân thay khớp nhân tạo của họ thường yêu cầu các nha sĩ kê kháng sinh dự phòng trước khi thực hiện những kỹ thuật nha khoa xâm lấn, và điều này đã trở nên thường quy trong nhiều thập kỷ. 

Tuy nhiên, theo Bác sĩ Martin Thornhill, Đại học Nha khoa Sheffield, Anh và các đồng nghiệp, có rất ít bằng chứng cho thấy sự liên quan giữ những thủ thuật này và nhiễm trùng quanh khớp nhân tạo và giá trị của việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong trường hợp này. 

Để tìm hiểu thêm, các nhà nghiên cứu đã thực nghiện một nghiên cứu thuần tập với dữ liệu lấy từ Hospital Episode Statistics thuộc Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS) cùng với những thông tin từ Cơ quan dịch vụ kinh doanh NHS, nơi lưu giữ hồ sơ của tất cả các bệnh nhân đang được điều trị nha khoa của NHS tại Anh. Các nha sĩ làm việc lại NHS Anh đã được yêu cầu phải ghi lại các thủ thục nhổ răng, lấy cao răng, điều trị nội nha kể từ tháng 4 năm 2008. 

Nhóm chứng trong nghiên cứu gồm những phương pháp điều trị giới hạn trong việc khám răng đơn giản có hoặc không chụp X-quang kèm theo. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng “những nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng hơn 90% những ca nhiễm trùng sâu liên quan đến các thủ thuật nha khoa xâm lấn đều diễn ra trong vòng 3 tháng, và khoảng thời gian này đã được ứng dụng rộng rãi để xác định nhiễm trùng sâu có liên quan đến thủ thuật nha khoa xâm lấn.”

Trong thời gian từ năm 2011 đến 2017, hơn 23,000 bệnh nhân nhập viện do nhiễm trùng khớp muộn nhân tạo (LPJI), 9,427 trong số đó có tiền sử nha khoa. Phân tích này tập trung vào nhóm sau (tuổi trung bình là 68, 52% là đàn ông). 

¼ trong số đó là các bệnh nhân thay khớp háng, và 1/3 là các bệnh nhân thay khớp gối. Còn lại là các bệnh nhân thay khớp khác. Trong tổng số các bệnh nhân nhiễm trùng muộn khớp nhân tạo, tỷ lệ tử vong trong bệnh viện là 3.7%, và chỉ 2.7% trong số đó là có tiền sử nha khoa. 

Có 46% các bệnh nhân nhiễm trùng muộn khớp nhân tạo có tiền sử nha khoa được xác định loại vi khuẩn liên quan đến, với 53% là staphylococci, 9% oral streptococci, 5% other streptococci, 20% là các loại vi khuẩn khác và 13% là nhiễm nhiều loại vi khuẩn.

 Ở cả nhóm chứng và nhóm có tiền sử làm thủ thuật nha khoa xâm lấn, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng không có sự gia tăng các thủ thuật nha khoa xâm lấn trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng trước nhập viện do nhiễm trùng muộn khớp nhân tạo. 

Thực tế, trong số 9,427 bệnh nhân này, tỷ lệ hàng tháng của thủ thuật nha khoa xâm lấn và không xâm lấn trong 15 tháng trước khi nhập viện do nhiễm trùng muộn khớp nhân tạo. 

Các nhà nghiên cứu kết luận, “Những phát hiện trong nghiên cứu này gợi ý rằng, khi không có sự gia tăng các thủ thuật nha khoa xâm lấn trước nhiễm trùng muộn khớp nhân tạo, không có sự liên quan nào giữa thủ thuật nha khoa xâm lấn và nhiễm trùng muộn khớp nhân tạo hay việc sử dụng kháng sinh dự phòng cho bệnh nhân có khớp nhân tạo trước khi thực hiện thủ thuật nha khoa xâm lấn.”

Các nhà nghiên cứu cho biết, “Việc tiếp tục sử dụng kháng sinh dự phòng mang đến gánh nặng tài chính không cần thiết cho cá nhân và hệ thống y tế cũng như nguy cơ không cần thiết cho bệnh nhân (ví dụ như tác dụng phụ của thuốc), và xã hội (nguy cơ xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh), và việc này nên được hạn chế.”

Các nhà nghiên cứu khuyến khích các nghiên cứu mới. 

Theo Bác sĩ  Bernard Costello, Giáo sư phẫu thuật răng hàm mặt, Viện trưởng của Trường Nha khoa thuộc Đại học Pittsburgh, Pennsylvania, mặc dù đây không phải là “bằng chứng tốt nhất” – nói cách khác, đây không phải là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nghiên có đối chứng, – “nhưng nghiên cứu này là một bằng chứng tốt và rất thuyết phục.”

Bác sĩ Costello trả lời qua email với Reuters Health rằng, điều quan trọng là phải phổ biến thông tin này cho cả các nha sĩ và bác sĩ. 

Ông bố sung, “Việc kê kháng sinh không cần thiết mang đến nhiều hậu quả.” “Thông tin này rất quan trọng.”

Bác sĩ Sanjay Jain, chuyên gia truyền nhiễm và giáo sư nhi khoa tại John Hopkins Medicine, Baltimore, Maryland cho biết rằng không có dữ liệu nào ủng hộ việc điều trị kháng sinh dự phòng nhiễm trùng khớp nhân tạo. 

Bác sĩ Jain trả lời Reuters Health qua email, “Tôi rất vui khi nghiên cứu này được xuất bản.” “Thật vui khi thấy một nghiên cứu kết luận rằng kháng sinh là không cần thiết.”

Bác sĩ Thornhill đã không trả lời các yêu cầu bình luận.

Nguồn tham khảo: https://bit.ly/3Ipo8px JAMA Network Open, xuất bản online vào ngày 19 tháng 1 năm 2022.

Link bài gốc: https://www.medscape.com/viewarticle/966984

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
7676

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY