MỚI

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa: Các bước cần thiết để đảm bảo sức khỏe tối ưu

Ngày xuất bản: 08/06/2023

Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa cấp trong suốt quá trình trước, trong và sau mổ là cực kỳ quan trọng. Viêm ruột thừa (VRT) cấp là cấp cứu ngoại khoa thường gặp, biểu hiện lâm sàng đa dạng, dễ lầm với nhiều bệnh khác. Nếu được chẩn đoán sớm và mổ sớm thì tỉ lệ tử vong thấp, nhưng nếu muộn thì nhiều biến chứng xảy ra, tử vong có thể lên tới 10%. Bài viết dưới đây trình bày quá trình chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa.

viêm ruột thừa

1. Đại cương về viêm ruột thừa cấp

Về phôi thai học, từ tuần lễ thứ 6, ruột thừa bắt đầu được hình thành như là phần trồi ra từ nụ manh tràng. Trong quá trình phát triển của thai nhi và những năm đầu sau sinh, manh tràng phát triển nhanh hơn ruột thừa. Do đó, ruột thừa dần nằm lệch vào giữa so với đáy manh tràng, về phía vận hội manh tràng.

Về giải phẫu, ba dải cơ dọc của đại tràng hội tụ tại đây manh tràng, tạo nên lớp cơ dọc duy nhất của ruột thừa. Đây là mốc giải phẫu chắc chắn nhất để tìm gốc ruột thừa.

Tắc nghẽn lòng ruột thừa được xem là cơ chế chính trong bệnh sinh ở hầu hết bệnh nhân VRT. Lòng ruột thừa có thể bị tắc do nhiều nguyên nhân như sỏi phân, tăng sản mô bạch huyết, dị vật (từ thức ăn như hạt trái cây, sợi rau.., hay barium sau chụp cản quang đường tiêu hóa), ký sinh trùng, khối u hoặc khối hạch phì đại.

Triệu chứng cơ năng

  • Đau bụng (Đau di chuyển từ vùng quanh rốn xuống hố chậu phải là triệu chứng phân biệt tốt nhất trong bệnh sử)
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Tiểu khó hoặc tiểu dắt

Triệu chứng thực thể

  • Sốt nhẹ:
  • Dấu hiệu nhiễm trùng
  • Nhìn: Thành bụng di động theo nhịp thở là dấu hiệu đặc trưng.
  • Sờ: Đau khi nắn ở hố chậu phải (96%), triệu chứng đặc hiệu là đau khi gõ, phản ứng dội, co cứng, đề kháng thành bụng
  • Phản ứng dội: ấn nhẹ và sâu, thả tay đột ngột bệnh nhân thấy rất đau
  • Dấu Rovsing: Ấn sâu vào hố chậu trái, đau ở hố chậu phải
  • Dấu cơ bịt (đau khi xoay trong đùi phải đang gấp)
  • Ho hay gõ ở gót chân gây đau nhiều ở hố chậu phải 🡪 gợi ý viêm phúc mạc khu trú
  • Thăm khám trực tràng: giúp phát hiện VRT thể tiểu khung, tránh bỏ sót chẩn đoán

Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm công thức máu. 
  • CRP
  • Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm bụng, CLVT, …

Điều trị

  • Điều trị tối ưu: Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa 
  • Dẫn lưu áp xe + bảo tồn hoặc phẫu thuật ruột thừa
  • Điều trị bảo tồn với đám quánh ruột thừa

2. Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa

2.1 Chăm sóc người bệnh trước mổ

Nhận định người bệnh

– Triệu chứng toàn thân

+Hội chứng nhiễm trùng không: sốt, môi khô, lưỡi dơ

+ Tri giác bệnh nhân

+ Các cơ quan: Tim mạch, hô hấp, tiêu hóa… 

– Thăm khám tại vị trí đau

  • Tính chất đau

+  Tiêu hóa: chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nôn…
+ Các yếu tố tăng, giảm đau

Nghi ngờ người bệnh đau bụng do viêm ruột thừa cấp.

Xác định tính chất cơn đau điển hình của VRT cấp

Giúp người bệnh giảm đau bằng tư thế như co chân vào thành bụng tránh căng bụng, tránh di chuyển đột ngột, tránh thăm khám quá nhiều.

Người bệnh lo sợ do phải mổ cấp cứu

Nhận định mức độ lo sợ, lý do bệnh nhân sợ
Công tác tư tưởng cho người bệnh và gia đình, hướng dẫn, giải thích chu đáo về phương pháp mổ, tiến trình mổ để người nhà và bệnh nhân an tâm

Chuẩn bị người bệnh trước mổ

Chỉ định các xét nghiệm tiền phẫu ( xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh, …).
– Chỉ định công chuẩn bị người bệnh trước mổ cấp cứu (cởi bỏ trang sức, răng giả, tóc bím,…)

_ Chỉ định thuốc kháng sinh dự phòng.

Dặn người bệnh không ăn uống gì trước khi mổ

2.2 Chăm sóc sau mổ

Nhận định tình trạng người bệnh

  • Tình trạng tri giác
  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn

Tình trạng vết mổ

  • Lượng nước xuất, nhập
  • Tình trạng vận động
  • Tình trạng bụng: đau, nhu động ruột
  • Dấu hiệu chảy máu, nhiễm trùng
  • Nhận định có ống dẫn lưu hay không?
  • Tâm lý người bệnh

2.3  Chẩn đoán và can thiệp

 Người bệnh phẫu thuật không có biến chứng

Người bệnh đau do vết mổ

Thăm khám, chỉ định thay băng, rửa vết thương , tránh nhiễm trùng vết mổ.

Nên để bệnh nhân nghỉ ngơi ở tư thế fowler

Đánh giá mức độ đau dựa vào thang điểm Pain scale

Nguy cơ người bệnh sốt do nhiễm trùng,hoặc biến chứng viêm phúc mạc

_  Cho nằm giường thoáng mát

_ Nới rộng quần áo, lau mát

_ Theo dõi, xử lý co giật nếu gặp ở trẻ em

_ Kháng sinh điều trị

_ Theo dõi nhiệt độ thường xuyên

_ Uống nhiều nước

_ Theo dõi lượng dịch ra vào

  • Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ
  • Theo dõi DHST
  • Theo dõi tình trạng vết mổ
  • Xem vết mổ khô hay thấm dịch, thấm máu
  • Theo dõi tình trạng phù nề.
  • Giữ vết mổ khô ráo

Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do chưa có nhu động ruột

  • Sau 24 giờ đầu có thể cho người bệnh uống một ít nước, tiếp đến là thức ăn dạng lỏng rồi thức ăn dạng đặc, cho tới khi người bệnh có thể ăn uống bình thường trở lại.
  • Cho bệnh nhân ăn nhiều lần trong ngày, ăn lỏng dễ tiêu, ăn hợp khẩu vị, ăn nhạt
  • Thức ăn phải đảm bảo dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý
  • Cho bệnh nhân ăn theo sở thích, phù hợp với khẩu vị nếu có điều kiện
  • Theo dõi bữa ăn, cân nặng bệnh nhân
  • Theo dõi lượng nước xuất nhập
  • Có thể hồi sức qua đường tĩnh mạch
  • Nguy cơ tắc ruột, liệt ruột
  • Cho người bệnh vận động sớm khi có đủ điều kiện, hướng dẫn bệnh nhân hợp lý
  • Ngày đầu cho người bệnh nằm thay đổi tư thế.
  • Ngày thứ hai cho ngồi dậy và dìu đi lại
  • Xây dựng dinh dưỡng hợp lý

Người bệnh phẫu thuật có biến chứng

  • Xuất huyết nội do bục chỉ

Giữ đường truyền thật tốt, thực hiện truyền máu nếu cần, theo dõi sát huyết áp, mạch, chuẩn bị người bệnh phẫu thuật lại.

  • Chảy máu vết mổ
    Dùng gạc ấn ngay điểm chảy máu, băng ép, khâu vết mổ lại. Đánh giá số lượng máu mất, Hct,…
  • Viêm phúc mạc.
  • Viêm phúc mạc khu trú: do mủ lau chưa sạch hoặc bục gốc ruột thừa. Thường người bệnh có hội chứng nhiễm trùng rõ, đôi khi có hội chứng tắc ruột hoặc bán tắc ruột, nếu còn ống dẫn lưu thì thấy mủ hoặc dịch tiêu hoá chảy qua ống đó ra ngoài.
  • Viêm phúc mạc toàn thể: do lau rửa mủ chưa sạch hoặc ổ áp xe vỡ ra hoặc bục gốc ruột thừa, dịch tiêu hoá lan tràn khắp ổ bụng Người bệnh có hội chứng viêm phúc mạc rõ.
  • Áp-xe và viêm tấy thành bụng
  • Thực hiện kháng sinh dự phòng cho những người bệnh viêm ruột thừa đến trễ.
  • Chăm sóc vết mổ bằng phương pháp vô khuẩn.
  • Sau mổ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ báo bác sĩ và thực hiện cắt bỏ mối chỉ và rửa sạch vết mổ,
  • Rò phân
  • Chăm sóc lỗ rò, ghi số lượng dịch chảy ra.
  • Thực hiện y lệnh bù nước đầy đủ cho người bệnh, theo dõi nước xuất nhập.
  • Ngừa rôm lở da cho người bệnh.
  • Cung cấp cho người bệnh nhiều dinh dưỡng giúp lỗ rò mau lành.

3. Giáo dục sức khỏe

Giáo dục cho cộng đồng hiểu biết về viêm ruột thừa cấp để người bệnh có ý thức đến viện sớm khi có các triệu chứng của bệnh.

Đối với người bệnh đã mổ viêm ruột thừa cấp, đặc biệt là viêm ruột thừa cấp đã có biến chứng viêm phúc mạc, cách phòng, chống biến chứng tắc ruột sau mổ:

+ Tránh gây rối loạn tiêu hoá.

+ Nếu đau bụng cơn + nôn, hãy  đến viện khám lại.

  • Người bệnh không kiêng ăn, ăn đủ chất dinh dưỡng sau mổ.
  • Hướng dẫn người bệnh vận động, đi lại, tập thể dục.
  • Chăm sóc vết mổ tại nhà.

Xem thêm (dán link này sau khi xuất bản): Viêm ruột thừa cấp: chẩn đoán lâm sàng và phác đồ điều trị mới

facebook
4686

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia