Hướng dẫn thực hiện quy trình nhóm thiền trị liệu trung tâm y học tái tạo và trị liệu tế bào
Hướng dẫn thực hiện quy trình nhóm thiền trị liệu trung tâm y học tái tạo và trị liệu tế bào áp dụng cho chuyên viên thiền – yoga
Người thẩm định: Nguyễn Thanh Liêm
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 20/02/2020
1. Đại cương
Nội dung bài viết
1.1. Khái niệm
- Thiền là một trạng thái tập trung vững chãi và có sự định hướng cao độ, không phải vào một chuỗi những suy tư hay ý tưởng nào mà vào một kích thích được xác định rõ ràng” (Thiền tập cho con, trang 28, 29).
- Yoga là môn khoa học thuần túy, nhằm cải thiện sức khỏe. Yoga không có nền tảng tôn giáo hay khu vực. Mọi người thuộc bất kỳ tín ngưỡng nào, bất cứ nơi đâu trên thế giới đều có thể thực hành yoga.
1.2. Mục đích
- Thông qua Thiền yoga kết hợp với các phương pháp can thiệp sớm phù hợp giúp trẻ có thể quản lý được hành vi, hỗ trợ cách chơi, kỹ năng cảm xúc, điều hòa cảm giác, rèn luyện khả năng bắt chước, vận động và kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội, ngôn ngữ cũng được khuyến khích phát triển.
- Thiền và yoga còn được xem là một liệu pháp hỗ trợ trị liệu cho những người đang có vấn đề về tâm lý: Rối loạn lo âu, trầm cảm, sang chấn tâm lý,…
- Đối với người bình thường thì yoga và thiền lại là một bộ môn tuyệt vời giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, rèn tính kiên trì và hơn hết là hướng con người đến một lối sống lành mạnh: Yoga cho bà bầu, yoga cho sức khỏe phụ nữ,….
1.3. Trường hợp áp dụng
Trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt (Chậm nói, rối loạn tăng động giảm chú ý, tự kỷ,…) thanh thiếu niên và người lớn có vấn đề về tâm lý.
1.4. Trường hợp không áp dụng
Trẻ hoặc thanh thiếu niên, người lớn đang ốm đau không thể tham gia trị liệu, người bệnh bị chấn thương về thực thể.
2. Nội dung
2.1. Hướng dẫn tập Yoga trị liệu với trẻ em
- Thiền tĩnh tâm.
- Tập yoga thăng bằng.
- Tập yoga với chuỗi các động tác liên hoàn.
- Tập với dụng cụ.
2.2. Hướng dẫn tập Yoga trị liệu với thanh thiếu niên và người lớn
- Hít thở sâu.
- Khởi động.
- Tập yoga thăng bằng.
- Tập yoga với chuỗi các động tác liên hoàn.
- Nằm thư giãn.
2.3. Hướng dẫn, tư vấn, hướng dẫn người nhà bệnh nhân kĩ thuật và phương pháp thiền – yoga trị liệu
- Khởi động.
- Giải thích hiệu quả, tác động của từng động tác, tư thế.
- Hướng dẫn tập thiền/ yoga mẫu.
- Hướng dẫn sử dụng với dụng cụ bổ trợ (nếu có).
- Thực hành tại chỗ.
- Điều chỉnh tư thế cho NB.
- Lưu ý NB đề phòng chấn thương.
- Gợi ý, tư vấn theo mục tiêu, mong muốn của NB.
2.4. Hướng dẫn kỹ thuật Massage trị liệu trẻ em
- Massage mặt.
- Massage đầu.
- Massage cổ, vai, gáy.
- Massage lưng.
- Massage tay: cẳng tay, bàn tay, ngón tay.
- Massage chân: cẳng chân, bàn chân, ngón chân.
2.5. Hướng dẫn tư vấn, phòng ngừa các tình huống liên quan đến chấn thương trong quá trình trị liệu
- Cảnh báo nguy cơ chấn thương.
- Hướng dẫn cách thức luyện tập và sử dụng dụng cụ luyện tập (nếu có).
- Hướng dẫn người nhà cách thức hỗ trợ NB trong khi tập luyện.
2.6. Hướng dẫn, giáo dục can thiệp dựa vào cộng đồng bệnh nhân tự kỷ, tăng động giảm chú ý, Down, Chậm phát triển nhận thức
- Giúp trẻ thư giãn thông qua việc tham gia các hoạt động chơi phổ thông.
- Hỗ trợ các hoạt động tự chăm sóc, phục vụ bản thân (đi/ cởi giày, mặc áo/ quần…).
- Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận thức thông qua các dạng bài tập (tranh ảnh, hình khối, sắc màu, số đếm, chữ cái,…).
2.7. Hướng dẫn tập thể dục với dụng cụ
- Giới thiệu dụng cụ và cách thức sử dụng.
- Trình bày công dụng của phương pháp luyện tập với dụng cụ (với NB là người lớn).
- Tập mẫu với dụng cụ.
- Hướng dẫn NB tập theo. Hỗ trợ toàn phần hoặc 1 phần.
- NB tự tập, CVTL quan sát và điều chỉnh.
2.8. Hướng dẫn tập vận động trị liệu với trẻ chậm phát triển nhận thức
- Rèn vận động tinh.
- Rèn vận động thô.
- Tập yoga với các động tác đơn giản.
- Tập với dụng cụ.
2.9. Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật điều hòa cảm giác với các chất liệu cho trẻ
- CV sử dụng dụng cụ và các chất liệu tác động nhẹ lên trẻ.
- CV sử dụng dụng cụ và các chất liệu tác động sâu và rõ hơn lên trẻ.
- CV hướng dẫn trẻ tự trải nghiệm với các dụng cụ và chất liệu.
2.10. Hướng dẫn thực hiện tổ chức yoga nhóm cho trẻ và phụ huynh
- Khởi động.
- Hướng dẫn tập thiền/ yoga mẫu.
- Hướng dẫn sử dụng với dụng cụ bổ trợ (nếu có).
- Yêu cầu NB và người nhà NB thực hành tại chỗ.
- Điều chỉnh tư thế cho NB.
- Lưu ý NB đề phòng chấn thương.
2.11. Hướng dẫn tập vận động trị liệu với trẻ tăng động
- Chơi và làm quen với trẻ.
- Rèn vận động tinh.
- Rèn vận động thô.
- Rèn khả năng kiên nhẫn chờ đợi.
- Tập yoga.
- Tập hít thở sâu và cảm nhận bản thể.
2.12. Hướng dẫn tập vận động trị liệu với trẻ tự kỷ
- Chơi, làm quen.
- Rèn vận động thô (leo trèo, vượt chướng ngại vật…).
- Rèn vận động tinh.
- Tập yoga.
- Tập với dụng cụ.
2.13. Hướng dẫn tập vận động trị liệu với trẻ giảm tập trung chú ý
- Chơi và làm quen.
- Rèn vận động thô.
- Rèn vận động tinh.
- Rèn khả năng chú ý.
- Tập yoga.
- Tập hít thở sâu và ngồi tĩnh.
2.14. Hướng dẫn kỹ thuật rèn vận động tinh
- CV làm mẫu các thao tác sử dụng ngón tay để trẻ quan sát.
- CV hướng dẫn cho trẻ cách luyện tập. Hỗ trợ toàn phần hoặc một phần.
- CV để trẻ tự hoàn thành bài tập.
2.15. Hướng dẫn thực hành Thiền hành
- Hai chân đứng tách nhẹ, song song và cơ thể thoải mái.
- Lần lượt bước từng chân và tác ý ( hít vào bước chân phải, thở ra bước chân .trái hoặc dở – bước – đạp).
- Xả thiền.

2.16. Hướng dẫn thực hành Thiền buông thư
- Nằm ở tư thế Savasana.
- Hít thở tự nhiên.
- Quan sát từng bộ phận cơ thể.
- Gửi tình yêu thương đến từng bộ phận của cơ thể.
- Xả thiền.
2.17. Hướng dẫn kỹ thuật thiền động để rèn tính tập trung
- Mắt nhắm.
- Di chuyển hoặc tập luyện theo tiếng nhạc hoặc đường thẳng, đường xoắn ốc.
- Cảm nhận sự chuyển động của cơ thể.
2.18. Hướng dẫn thực hành thiền chánh niệm
- Trò chuyện và làm quen với khách hàng.
- Ngồi thoải mái.
- Điều chỉnh tư thế.
- Nhắm mắt.
- Hít thở sâu.
- Hít thở tự nhiên.
- Quan sát hơi thở.
- Kết thúc.
2.19. Hướng dẫn phương pháp thiền với trẻ em
- Trò chuyện và làm quen với trẻ.
- Thiền nhắm mắt/ mở mắt.
- Thiền ngồi/ thiền nằm/ thiền đi.
- Thiền nghe nhạc.
- Ngồi thiền và giữ đồ vật thăng bằng trên đầu.
2.20. Hướng dẫn phương pháp thiền tĩnh với người lớn
- Trò chuyện và làm quen với khách hàng.
- Điều hoà hơi thở.
- Khởi động.
- Điều chỉnh tư thế.
- Nhắm mắt.
- Tĩnh tâm ngồi thiền.
- Xả thiền.
2.21. Hướng dẫn kỹ thuật rèn khả năng uốn dẻo và giữ thăng bằng
- CV làm mẫu cho trẻ quan sát các tư thế, thao tác uốn dẻo hoặc giữ thăng bằng.
- CV hướng dẫn cho trẻ cách luyện tập. Hỗ trợ toàn phần hoặc một phần.
- CV để trẻ tự hoàn thành bài tập.
2.22. Thực hiện kỹ thuật yoga nâng cao cho trẻ
- Cách 1: Tập Yoga chuỗi các động tác liên hoàn: CVTL tập mẫu và hướng dẫn trẻ tập theo.
- Cách 2: Tập Yoga theo thẻ tranh
- Cho trẻ quan sát thẻ tranh, gọi tên động tác kèm mô tả hướng dẫn
- Chỉ vào tranh, gọi lại tên động tác và CVTL tập mẫu.
- Hướng dẫn trẻ bắt chước theo với hỗ trợ toàn phần hoặc 1 phần.
- Để trẻ tự thực hiện.
2.23. Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật Yoga cơ mặt cho trẻ
- Yoga miệng (hỗ trợ tập khẩu hình).
- Yoga mắt.
2.24. Hướng dẫn thực hành luyện thở – Pranayama
- Hít vào, phình bụng.
- Thở ra, hóp bụng.
- Khi hít vào, thở ra không được gồng vai, căng lồng ngực.
2.25. Hướng dẫn kỹ thuật rèn định hình phương hướng không gian
- Thu hút sự tập trung, chú ý của NB.
- Bịt mắt hoặc yêu cầu NB nhắm mắt để gia tăng cảm nhận và phát triển tối đa các giác quan.
- Hướng dẫn NB di chuyển trong phạm vi hẹp.
- Hướng dẫn NB di chuyển trong phạm vi mở rộng và nâng cao mức độ phức tạp.
2.26. Hướng dẫn tập điều hòa hơi thở
- Ngồi thẳng lưng một cách thoải mái trên sàn.
- Nhắm mắt lại thư giãn.
- Hít vào sâu. Bụng phồng lên.
- Nín thở trong giây lát (~3-5 giây).
- Thở ra chậm. Bụng xẹp xuống.
- Tiếp tục lặp lại quy trình cho đến khi CVTL yêu cầu ngừng tập.
2.27. Hướng dẫn quy trình lập kế hoạch trị liệu cho người bệnh
- Nắm được đặc điểm, khả năng của trẻ.
- Nắm được mong muốn can thiệp của phía người nhà NB.
- Xây dựng mục tiêu trị liệu.
- Điều chỉnh lại sau các đợt đánh giá.
2.28. Hỗ trợ trẻ có vấn đề tâm lý
- Hít thở sâu.
- Massage.
- Ngồi thiền.
- Tập yoga.
- Các hoạt động vận động khác (nếu cần).
2.29. Hướng dẫn tập luyện yoga cho phụ nữ mang thai
- Thiền sơ.
- Luyện thở.
- Khởi động.
- Asana.
- Xoa bóp.
- Thư giãn.
2.29. Hỗ trợ giải mẫn cảm cho trẻ
- Hướng dẫn trẻ nhìn và quan sát.
- Hướng dẫn trẻ tiếp xúc nhanh.
- Hướng dẫn trẻ tiếp xúc chậm.
- Hướng dẫn trẻ tiếp tục duy trì tiếp xúc.
2.30. Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật hít thở lựa chọn mũi – Anuloma Viloma
- Bắt đầu phép hít thở bằng 3 hơi hít thở bằng bụng.
- Tay phải thủ ấn Vishnu Mudra và tay trái thủ ấn Chin Mudra.
- Đặt ngón tay cái của bàn tay phải lên mũi phải, trái hít.
- Hai ngón tay che kín mũi, nín thở.
- Nhẹ nhàng phải thở.
- Phải hít.
- Hai ngón tay che kín mũi, nín thở.
- Nhẹ nhàng trái thở. Như vậy là kết thúc 1 vòng thở.
- Lặp lại 5 đến 8 vòng.
- Thực hiện 3 vòng đầu không nín thở sau đó 3 vòng tiếp theo có nín thở.
Chữ viết tắt:
- CVTL: Chuyên viên trị liệu
- NB: Người bệnh
Tài liệu tham khảo:
- Pakidi Nagara Ja Rao, Y học dành cho chuyên gia trị liệu Yoga
- David Fontana Ingrid Slack, Thiền tập cho con, NXB Hà Nội, 2019
- Chada –Meng Tan, Search Inside Yourself, NXB Lao động, 2017
- Dzung X. Vo, MD, Faap, Yêu sự căng thẳng Thương nỗi muộn phiền, NXB Lao động, 2018
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.