Hướng dẫn thực hiện quy trình nhóm âm nhạc trị liệu trung tâm y học tái tạo và trị liệu tế bào
Người thẩm định: Viện nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ gen
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 20/02/202
Hướng dẫn thực hiện quy trình nhóm âm nhạc trị liệu trung tâm y học tái tạo và trị liệu tế bào áp dụng cho chuyên viên âm nhạc trị liệu
1. Đại cương
Nội dung bài viết
1.1. Khái niệm
1.2. Mục đích
Âm nhạc trị liệu giải quyết các vấn đề này thông qua những hoạt động học mà chơi, chơi mà học rất thu hút và hấp dẫn như:
- Điều hòa cảm giác với các hoạt động âm nhạc sử dụng dù bạt, khăn voan, dây lụa,…
- Phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng thông qua việc luyện thanh với đàn.
- Điều chỉnh cảm xúc thông qua chuyển động cơ thể.
- Nhận biết kí hiệu âm nhạc thông qua màu sắc, chữ cái, chữ số,…
- Kích thích phát triển ngữ âm và cải thiện ngôn ngữ một cách tự nhiên thông qua các hoạt động ca hát, kể chuyện Âm nhạc,…
- Phát triển khả năng sáng tạo thông qua việc sử dụng nhạc cụ tự chế từ những đồ dùng, vật liệu quen thuộc trong gia đình.
- Phát triển vận động tinh, vận động thô, phối hợp tay mắt và kết hợp linh hoạt các bộ phận trên cơ thể thông qua các trò chơi âm nhạc và sử dụng các nhạc cụ.
1.3. Đối tượng sử dụng
Trẻ có nhu cầu đặc biệt.
1.4. Chống chỉ định
Trẻ ốm bệnh không thể tham gia trị liệu, trẻ điếc.
2. Nội dung
2.1. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ sử dụng Cabasa
- CV ngồi đối diện ngang tầm mắt của trẻ.
- CV lắc Cabasa tạo ra âm thanh thu hút sự chú ý của trẻ.
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ cầm cán Cabasa bằng cả bàn tay, lắc Cabasa để tạo âm thanh.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Cabasa theo nhịp điệu bài nhạc.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Cabasa theo tiết tấu nhanh chậm theo hiệu lệnh.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Cabasa với cường độ mạnh, nhẹ theo hiệu lệnh.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Cabasa luân phiên với CV.
2.2. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ kỹ năng thanh nhạc cơ bản
- CV ngồi chơi đàn organ và cho trẻ đứng/ ngồi đối diện.
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ cách lấy hơi từ mũi, mở khẩu hình theo âm A, O, E, U. Luyện thanh theo gam Đô trưởng.
- CV đệm đàn hát mẫu cho trẻ nghe để làm quen với giai điệu và ca từ.
- CV Tập phát âm từng từ trong lời bài hát sau đó đọc từng câu hát trong bài.
- CV đệm đàn và hướng dẫn trẻ hát vuốt đuôi, điền từ, hát nối tiếp, song ca cùng với trẻ.
- CV tập cho trẻ hát từng câu theo đúng giai điệu rồi ghép dần các câu hát thành bài hoàn chỉnh.
- CV đệm đàn và hướng dẫn trẻ thể hiện bài hát một mình.
2.3. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ sử dụng sáo Recorder
- CV ngồi đối diện, ngang tầm mắt của trẻ.
- CV thổi một số bản nhạc quen thuộc bằng sáo Recorder để thu hút sự chú ý của trẻ
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ lấy hơi, thổi.
- CV hướng dẫn trẻ cách lấy hơi ở bụng bằng cách hít vào – thở ra: CV có thể làm mẫu cho trẻ bằng cách hít vào thở ra để thổi bóng bay.
- CV hướng dẫn trẻ đặt môi vào phần đầu của sáo, môi mím để không khí không lọt ra ngoài.
- CV làm mẫu vị trí đặt lưỡi trên ống thổi để trẻ có thể nhìn và bắt chước làm theo.
- CV hướng dẫn trẻ thổi sáo để tạo ra âm thanh.
- CV hướng dẫn trẻ cách đặt ngón tay lên các lỗ trên sáo Recorder theo quy luật và nhấc các ngón tay khi thổi sáo.
- CV hướng dẫn trẻ chơi các bản nhạc đơn giản với sáo Recorder.
2.4. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ sử dụng kèn Pianica
- CV ngồi đối diện, ngang tầm mắt của trẻ.
- CV hướng dẫn trẻ tháo/ lắp ống thổi với kèn.
- CV thổi một số bản nhạc quen thuộc bằng kèn Pianica để thu hút sự chú ý của trẻ
- CV thổi kèn và hướng dẫn trẻ bấm phím kèn Pianica để tạo ra âm thanh.
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ lấy hơi, thổi
- CV hướng dẫn trẻ cách lấy hơi ở bụng bằng cách hít vào – thở ra: CV có thể làm mẫu cho trẻ bằng cách hít vào thở ra để thổi bóng bay.
- CV hướng dẫn trẻ đặt môi vào ống thổi của kèn: môi mím sao cho không để không khí lọt ra ngoài.
- CV hướng dẫn trẻ thổi kèn đồng thời CV bấm phím để tạo ra âm thanh
- CV hướng dẫn trẻ chơi kèn Pianica luân phiên: Cô thổi – trẻ bấm phím kèn và ngược lại.
- CV hướng dẫn trẻ kết hợp thổi và bấm phím để tạo ra âm thanh trên kèn Pianica.
- CV hướng dẫn trẻ chơi các bản nhạc đơn giản với kèn Pianica.
2.5. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ sử dụng vở dán dính
- CV hướng dẫn trẻ ngồi vào bàn học.
- CV ngồi đối diện trẻ.
- CV đưa nốt nhạc ngang tầm mắt trẻ và gọi tên nốt nhạc.
- CV đưa nốt nhạc cho trẻ và hướng dẫn trẻ dán đúng hàng, đúng vị trí.
- CV hướng dẫn trẻ bóc nốt nhạc từ vở và cất vào hộp.
- CV đưa bản nhạc có sẵn cho trẻ và cùng trẻ đọc tên nốt nhạc qua màu sắc.
- CV hướng dẫn trẻ chọn nốt nhạc tương ứng với màu trong bản nhạc cho sẵn.
- CV hướng dẫn trẻ dán nốt nhạc đúng vị trí, lần lượt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
- CV hướng dẫn trẻ kiểm tra, đối chiếu bản nhạc trong vở dán dính với bản nhạc cho sẵn.
2.6. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ sử dụng trống
- CV ngồi đối diện ngang tầm mắt trẻ.
- CV sử dụng trống tạo ra âm thanh thu hút sự chú ý của trẻ.
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ cầm dùi trống bằng cả bàn tay, hỗ trợ trẻ cầm dùi gõ vào mặt trống để tạo âm thanh.
- CV hướng dẫn trẻ gõ trống theo nhịp điệu bản nhạc
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ gõ trống theo tiết tấu nhanh và chậm, cường độ mạnh và nhẹ
- CV hướng dẫn trẻ gõ trống luân phiên hoặc song song với CV.
- CV hướng dẫn trẻ gõ trống bắt chước theo mẫu CV gõ.
2.7. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ sử dụng Tamborine
- CV ngồi đối diện, ngang tầm mắt với trẻ.
- CV sử dụng Tambourine tạo ra âm thanh thu hút sự chú ý của trẻ.
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ cách cầm nhạc cụ: Đặt tay đúng thanh cầm và nắm chặt bàn tay.
- CV hướng dẫn trẻ các cách sử dụng Tambourine: Giữ cố định Tambourine bằng tay trái hoặc tay phải của trẻ. Tay còn lại sẽ dùng để gõ trống, rê trống.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Tambourine với cường độ mạnh, nhẹ theo hiệu lệnh.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Tambourine luân phiên với CV.
2.8. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ chế tạo nhạc cụ từ đồ tái chế
- CV đảm bảo đánh giá trẻ có khả năng nhận thức và nghe hiểu tốt.
- CV ngồi đối diện, ngang tầm mắt với trẻ.
- CV sử dụng hình ảnh minh họa hoặc vật mẫu để trẻ thấy công dụng của đồ dùng.
- CV giới thiệu vật dụng tái chế với trẻ.
- CV giới thiệu văn phòng phẩm cần sử dụng: Kéo, băng dính, màu vẽ, keo dán,…
- CV hướng dẫn trẻ lựa chọn vật liệu tái chế.
- CV hướng dẫn trẻ cắt, ghép các bộ phận của đồ dùng.
- CV hướng dẫn trẻ kết nối các bộ phận bằng băng dính, keo dán.
- CV gợi ý và hướng dẫn trẻ trang trí đồ dùng cho sinh động, đẹp mắt.
- CV cùng trẻ sử dụng nhạc cụ vừa chế tạo ứng dụng vào việc chơi nhạc.

2.9. Hướng dẫn phương pháp can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ bằng hoạt động vận động theo nhạc
- CV sắp xếp các trẻ đứng đan xen giữa mỗi trẻ là một người hỗ trợ, nắm tay thành vòng tròn quay mặt vào nhau và giữ chặt kết nối.
- CV hướng dẫn cả nhóm di chuyển đồng nhất sang trái, rồi sang phải theo hiệu lệnh.
- CV hướng dẫn cả nhóm đi sát vào phía trong vòng tròn, đưa tay lên cao, sau đó đi lùi ra xa hạ dần tay xuống theo hiệu lệnh.
- CV hướng dẫn cả nhóm đứng đung đưa tại chỗ theo nhịp điệu âm nhạc.
- CV hướng dẫn cả nhóm đứng dậm chân tại chỗ theo nhịp điệu âm nhạc.
- CV hướng dẫn cả nhóm nhún chân bật nhảy đồng nhất theo nhịp điệu âm nhạc.
- CV hướng dẫn nhóm sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như: Khăn voan, dải lụa, bạt nhún, gậy… để thực hiện các động tác vận động trong bài tập.
2.10. Hướng dẫn phát triển vận động thô, tăng khả năng chú ý, khả năng tương tác cho trẻ tự kỷ bằng dải lụa Ribbon dance
- CV mở nhạc có sẵn với sắc thái vui tươi, cầm dải lụa Robbin dance di chuyển theo âm nhạc, chủ động tương tác với trẻ, sử dụng dải lụa đưa vào tầm mắt của trẻ, chạm vào trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ.
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ cầm cả bàn tay vào đoạn dây dù phía đầu dải lụa Robbin dance, khua tay để chuyển động dải lụa Ribbon dance.
- CV làm mẫu các động tác vận động cùng dải lụa.
- CV hướng dẫn trẻ bắt chước các động tác vận động cùng dải lụa
- CV hướng dẫn trẻ chờ tới lượt, luân phiên chuyển động với CV theo tính chất âm nhạc.
- CV tạo không khí vui vẻ, hứng khởi cho trẻ khi tham gia hoạt động để tăng hiệu quả tương tác.
2.11. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ sử dụng Rain Stick
- CV ngồi đối diện, ngang tầm mắt với trẻ.
- CV sử dụng Rain stick tạo ra âm thanh thu hút sự chú ý của trẻ.
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ cầm Rain stick bằng cả bàn tay.
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ cầm nhạc cụ: dùng cả bàn tay để nắm chặt thân của nhạc cụ theo 2 hướng ngang – dọc.
- CV hướng dẫn trẻ lắc nhạc cụ: đưa lên, đưa xuống – sang trái, sang phải, lật lại để tạo ra âm thanh.
- CV hướng dẫn trẻ dùng Rain Stick đệm theo tiết tấu, nhịp, phách của bản nhạc.
- CV hướng dẫn trẻ lắc Rain Stick với tiết tấu nhanh/ chậm theo hiệu lệnh.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Rain Stick luân phiên với CV.
2.12. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ sử dụng Music Eggs
- CV ngồi đối diện ngang tầm mắt trẻ.
- CV sử dụng Music Eggs tạo ra âm thanh thu hút sự chú ý của trẻ.
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ cầm Music Eggs bằng cả bàn tay, lắc để tạo âm thanh.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Music Eggs theo nhịp điệu bài nhạc.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Music Eggs với tiết tấu nhanh chậm theo hiệu lệnh.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Music Eggs với cường độ mạnh, nhẹ theo hiệu lệnh.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Music Eggs luân phiên với CV.
2.13. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ sử dụng Castanet
- CV ngồi đối diện ngang tầm mắt trẻ.
- CV sử dụng Castanet tạo ra âm thanh thu hút sự chú ý của trẻ.
- CV hướng dẫn trẻ cầm Castanet bằng đầu ngón tay hoặc vỗ bằng cả bàn tay.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Castanet theo nhịp điệu bài nhạc.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Castanet theo tiết tấu nhanh chậm theo hiệu lệnh.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Castanet luân phiên với CV
2.14. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ sử dụng Maracas
- CV hướng dẫn trẻ cầm nhạc cụ đúng cách: Dùng cả bàn tay để nắm chắc phần thân của nhạc cụ.
- CV cầm tay trẻ và lắc để tạo ra Âm thanh.
- CV khuyến khích, động viên trẻ sử dụng Maracas một cách độc lập.
- CV bật nhạc có tiết tấu, nhịp độ rõ ràng
- CV làm mẫu bằng cách lắc theo nhịp điệu của bản nhạc.
- CV cầm tay trẻ và lắc theo nhịp điệu của bản nhạc.
- CV khích lệ để trẻ có thể lắc Maracas theo nhịp điệu một cách độc lập.
2.15. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ sử dụng Rhythm Stick
- CV sử dụng Rhythm Stick tạo ra âm thanh thu hút sự chú ý của trẻ.
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ cầm cán Rhythm Stick bằng cả bàn tay,gõ để tạo âm thanh.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Rhythm Stick theo nhịp điệu bài nhạc.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Rhythm Stick theo tiết tấu nhanh chậm theo hiệu lệnh.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Rhythm Stick với cường độ mạnh, nhẹ theo hiệu lệnh.
- CV hướng dẫn trẻ chơi Rhythm Stick luân phiên với CV.
2.16. Hướng dẫn phương pháp can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ bằng dây kết nối
- CV hướng dẫn trẻ ngồi vòng tròn.
- CV hướng dẫn trẻ nắm chặt tay vào dây kết nối.
- CV phổ biến luật chơi, hướng dẫn cách hỗ trợ theo mức độ của từng trẻ.
- CV bật nhạc.
- CV làm mẫu và hướng dẫn bằng lời với mỗi chuyển động khi thay đổi tính chất Âm nhạc trong bản nhạc
- CV hướng dẫn trẻ nắm dây rung theo nhịp/ kéo dây/ chuyền dây/ nâng cao dây/ dừng lại,… theo tiết tấu của bản nhạc
- CV khuyến khích trẻ tự nắm dây và tương tác với các bạn trong nhóm bằng cách hướng dẫn trẻ phối hợp với nhau để cùng chuyển động theo nhạc
2.17. Hướng dẫn Lập chương trình/ kế hoạch âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ
- CV làm quen và quan sát trẻ.
- CV thu thập thông tin từ gia đình và người trực tiếp chăm sóc trẻ.
- CV sử dụng một số hoạt động âm nhạc để đánh giá phản ứng của trẻ với âm thanh: âm lượng, thể loại âm nhạc, tần suất.
- CV xây dựng các hoạt động âm nhạc nhằm khắc phục những khó khăn của trẻ theo các lĩnh vực: vận động tinh, vận động thô, nhận thức, tương tác, giao tiếp, bắt chước, điều chỉnh cảm xúc, giải phóng năng lượng, thư giãn.
- CV trao đổi và lắng nghe ý kiến phụ huynh và điều chỉnh mục tiêu về kế hoạch can thiệp của trẻ cho phù hợp
- CV hướng dẫn phụ huynh kết hợp củng cố mục tiêu trị liệu âm nhạc tại nhà.
2.18. Hướng dẫn dạy phương pháp xướng âm-thẩm âm-tiết tấu cho trẻ tự kỷ
- CV ngồi đối diện, ngang tầm mắt với trẻ.
- CV đưa thẻ xướng âm đường ngang, đường chéo, đường zích zắc và hướng dẫn trẻ phát ra âm thanh có cao độ theo hình tương ứng.
- CV hát kết hợp vỗ nhẹ tay vào vai, đùi, chạm vào má trẻ theo nhịp điệu của bài hát.
- CV khuyến khích trẻ bắt chước, dùng tay vỗ vào các bộ phận trên cơ thể như: vai, bụng, lưng, ngón chân, đùi,… để tạo ra các âm thanh khác nhau hòa nhịp với bài hát.
- CV đánh một bài hát quen thuộc trên đàn organ và hướng dẫn trẻ hát, ngân nga theo giai điệu.
- CV nâng dần mức độ khó của giai điệu khác trên đàn organ và hướng dẫn trẻ ê a theo cao độ.
2.19. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ sử dụng đàn Organ
- CV và trẻ cùng ngồi trên ghế đàn organ.
- CV chơi một số bản nhạc quen thuộc để thu hút sự chú ý của trẻ
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ dùng 1 ngón tay để bấm phím đàn.
- CV hướng dẫn trẻ bấm lần lượt các phím đàn từng tay rồi bấm luân phiên hai tay.
- CV hướng dẫn trẻ nhận biết và sử dụng các phím chức năng trên đàn Organ (phím tắt/ bật/ dừng, âm lượng to/nhỏ, các phím thay đổi âm thanh)
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ bấm các phím đàn với cường độ mạnh/nhẹ, tiết tấu nhanh/ chậm theo hiệu lệnh
- CV hướng dẫn trẻ xếp 5 ngón tay của trẻ lần lượt lên các phím đàn đã được dán màu tương ứng với các nốt nhạc cơ bản: Đô, Rê, Mi, Fa, SOL, bấm lần lượt các phím đàn.
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ chơi đàn Organ theo bản nhạc màu sắc tương ứng với các phím đàn.
2.20. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ nhận biết thẻ tiết tấu
- CV ngồi đối diện, ngang tầm mắt với trẻ.
- CV sử dụng thẻ tiết tấu tráo lần lượt và đọc tên ký hiệu tiết tấu trên thẻ.
- CV đưa 2 thẻ song song trước mặt trẻ, đọc tên tiết tấu và yêu cầu trẻ chỉ thẻ tiết tấu.
- Tương tự đưa nhiều thẻ tiết tấu hơn để yêu cầu trẻ nhận diện kí hiệu.
- CV sử dụng thẻ nốt đen và hướng dẫn trẻ vỗ tay theo phách (tương đương với giá trị trường độ của thẻ).
- CV sử dụng thêm thẻ lặng đen và hướng dẫn trẻ im lặng trong khoảng thời gian tương đương với giá trị trường độ.
- CV sử dụng tương tự với các thẻ tiết tấu khác.
- CV hướng dẫn trẻ thay đổi vị trí các thẻ và tự gõ các âm hình tiết tấu.
2.21. Hướng dẫn phương pháp can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ bằng hoạt động hòa tấu nhạc cụ
- CV hướng dẫn cả nhóm ngồi thành vòng tròn, người hỗ trợ có thể ngồi đan xen với trẻ hoặc ngồi đằng sau trẻ.
- CV giới thiệu các nhạc cụ dùng để hòa tấu.
- CV phân chia nhạc cụ cho trẻ tùy theo khả năng trẻ.
- CV sẽ chơi phần giai điệu, trẻ gõ đệm theo nhịp phách
- CV sẽ chơi nhạc đoạn đầu, trẻ chờ đợi đến đoạn điệp khúc sẽ hòa tấu cùng nhóm.
2.22. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ nhận biết nốt nhạc bằng ký hiệu Hand Signs
- CV xướng âm và làm mẫu lần lượt ký hiệu Hand Signs cơ bản theo gam Cdur và ngược lại.
- CV cầm tay giúp trẻ tạo hình các thế tay tương ứng với bảy nốt nhạc cơ bản. (Đô , Rê , Mi , Fa, Sol, La , Si ).
- CV xướng âm và làm mẫu lần lượt ký hiệu Hand Signs và hướng dẫn trẻ cùng làm bắt chước theo.
- CV đọc tên nốt nhạc bất kỳ và hướng dẫn trẻ làm ký hiệu Hand Signs tương ứng với nốt nhạc đó.
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ làm ký hiệu Hand Signs theo bản nhạc màu sắc.
- CV hướng dẫn trẻ vừa làm ký hiệu Hand Signs vừa xướng âm theo các nốt nhạc tương ứng.
2.23. Hướng dẫn sử dụng âm nhạc trị liệu để cải thiện vận động thô cho trẻ tự kỷ
- CV đứng đối diện với trẻ, mở nhạc có tiết tấu đa sắc thái cho trẻ nghe và cảm nhận.
- CV làm mẫu các động tác vận động cơ thể phù hợp với sắc thái âm nhạc như: đi/ chạy/ nhún/ bật nhảy/ lắc lư/ phi ngựa,…
- CV hướng dẫn trẻ thực hiện các động tác vận động cơ thể phù hợp với sắc thái âm nhạc như: đi/ chạy/ nhún/ bật nhảy/ lắc lư/ phi ngựa…
- CV hướng dẫn và hỗ trợ để trẻ tự do cảm nhận âm nhạc và sáng tạo các động tác cơ thể theo sắc thái của bản nhạc.
- CV hướng dẫn trẻ sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như: khăn voan, dải lụa, bạt nhún, gậy,… để thực hiện các động tác vận động trong bài tập.
2.24. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ nhận diện nốt nhạc qua màu sắc
- CV hướng dẫn trẻ ngồi ngay ngắn vào bàn học
- CV ngồi đối diện trẻ
- CV đưa chồng cốc màu sắc ra phía trước mặt trẻ
- CV hướng dẫn trẻ xếp chồng cốc theo thứ tự từ nhỏ đến to và ngược lại
- CV tháo rời từng cốc, xếp lần lượt từng màu từ trái qua phải (Đỏ- da cam- vàng- xanh lá cây- xanh da trời- xanh lam- tím) và đọc tên 7 nốt nhạc tương ứng với từng màu (Đô- Rê- Mi- Fa- Sol- La- Si)
- CV gọi tên nốt nhạc và cầm que màu sắc thả lần lượt vào cốc màu tương ứng.
- CV giơ que nốt nhạc ngang tầm mắt trẻ, đọc tên và đưa nó cho trẻ.
- CV hướng dẫn trẻ thả vào cốc màu tương ứng.
- CV thực hiện tương tự với các que khác
- CV hướng dẫn trẻ cầm dùi gõ vào phím đàn Xylophone.
- CV gọi tên nốt nhạc, cầm que màu thả vào cốc và gõ thanh âm có màu sắc tương ứng trên đàn Xylophone.
- CV gọi tên nốt nhạc, cầm que màu thả vào cốc và hướng dẫn trẻ gõ thanh âm có màu sắc tương ứng trên đàn Xylophone.
- CV hướng dẫn trẻ bằng hành động, lời nói và khuyến khích để trẻ nhận diện và tự gõ phím đàn một cách độc lập.
2.25. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ sử dụng đàn Xylophone
- CV ngồi đối diện ngang tầm mắt trẻ.
- CV cầm dùi chơi các bản nhạc quen thuộc thu hút sự chú ý của trẻ.
- CV hướng dẫn trẻ nắm tay vào cán dùi và cầm dùi gõ vào mặt phím đàn để tạo ra âm thanh.
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ cầm dùi và gõ lần lượt các phím đàn từ Đồ đến Đố và ngược lại.
- CV đọc tên nốt nhạc bất kỳ và hướng dẫn trẻ gõ lên phím đàn tương ứng với nốt nhạc đó.
- CV hướng dẫn trẻ gõ lên phím đàn với tiết tấu nhanh/ chậm, cường độ mạnh/ nhẹ theo hiệu lệnh.
- CV hướng dẫn trẻ gõ phím đàn luân phiên với CV.
- CV hướng dẫn trẻ chơi đàn Xylophone theo bản nhạc màu sắc tương ứng với các phím đàn.
2.26. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ sử dụng bộ chuông định âm
- CV ngồi đối diện, ngang tầm mắt của trẻ.
- CV sử dụng bộ chuông định âm tạo ra âm thanh thu hút sự chú ý của trẻ.
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ cách cầm chuông đúng cách: cho trẻ nắm cán chuông bằng cả bàn tay, bàn tay không chạm vào phía quả chuông – nơi phát ra âm thanh.
- CV hướng dẫn trẻ lắc chuông để tạo ra âm thanh.
- CV làm mẫu và hướng dẫn cho trẻ sắp xếp chuông theo màu sắc tương ứng với các nốt nhạc lần lượt từ trái qua phải.
- CV hướng dẫn trẻ nhận diện màu sắc của chuông tương ứng với tên nốt nhạc.
- CV gọi tên nốt nhạc và yêu cầu trẻ lắc chuông tương ứng và ngược lại.
- CV làm mẫu và hướng dẫn trẻ nhìn bản nhạc màu sắc và lắc chuông tương ứng.
2.27. Hướng dẫn sử dụng âm nhạc trị liệu cải thiện ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
- CV hướng dẫn trẻ cùng cô ngồi lên ghế đàn Organ.
- CV chơi một bản nhạc quen thuộc để thu hút sự chú ý của trẻ.
- CV giới thiệu sách, truyện sẽ kể.
- CV đàn và hát ngẫu hứng theo câu chuyện.
- CV dừng và hỏi trẻ một số thông tin về câu chuyện: Nhân vật, đồ vật,…
- CV hướng dẫn trẻ hát điền từ vào câu chuyện.
- CV hướng dẫn trẻ hát nối tiếp diễn biến của câu chuyện.
- CV hướng dẫn trẻ hát đối đáp theo lời thoại của nhân vật trong chuyện
- CV ra hiệu trên khuôn mặt để trẻ hiểu và thực hiện yêu cầu mà không cần lời nói.
- CV chỉ tay ra kí hiệu với trẻ.
- CV hướng dẫn trẻ bắt chước diễn tả cảm xúc trên khuôn mặt.
- CV hướng dẫn trẻ mô tả hành động của nhân vật trong truyện.
2.28. Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ nhận biết nốt nhạc trên khuông
- CV ngồi đối diện, ngang tầm mắt của trẻ.
- CV giới thiệu: bảng phụ, mô hình nốt nhạc bằng vải, bằng giấy, bộ chuông định âm.
- CV hướng dẫn trẻ đọc các số được ghi sẵn trên khuông nhạc theo thứ tự
- CV làm mẫu việc: ghép số tương ứng lên bảng phụ theo thứ tự từ 1 đến 3
- CV hướng dẫn trẻ ghép số tương ứng lên bảng phụ theo thứ tự từ 3 đến 8 (1)
- CV làm mẫu việc lật 1 thẻ số vừa ghép và đọc chữ cái có trên mặt sau
- CV hướng dẫn trẻ lật những thẻ còn lại và đọc chữ cái có trên mặt sau.
- CV hướng dẫn trẻ sử dụng hình nốt nhạc bằng vải xếp vào màu tương ứng và đọc tên nốt nhạc từ Đô – Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si – Đô.
- CV yêu cầu trẻ tìm đúng chuông màu sắc tương ứng ghép với vị trí của nốt nhạc. Đồng thời lắc chuông để cảm nhận được cao độ khác nhau của âm thanh.
- CV đưa ra bản nhạc đơn giản, yêu cầu trẻ gọi tên các nốt nhạc có trong bản nhạc.
2.29. Hướng dẫn sử dụng âm nhạc trị liệu kích thích giác quan cho trẻ tự kỷ
- CV mở nhạc nhẹ nhàng.
- CV hướng dẫn trẻ nằm ngửa trên ghế thư giãn.
- CV đưa khăn voan ra trước mặt trẻ và chuyển động theo giai điệu để kích thích thị giác trẻ di chuyển theo khăn.
- CV mở nhạc nhẹ nhàng.
- CV ngồi đối diện trẻ.
- CV sử dụng Cabasa lăn nhẹ lên da, tay, chân, lưng, bụng của trẻ theo giai điệu để trẻ cảm nhận được sự mạnh/ nhẹ, nhanh/ chậm của tiết tấu.
- CV sử dụng thanh định âm C dur.
- CV gõ từng thanh âm thu hút sự chú ý của trẻ.
- CV hướng dẫn trẻ sử dụng giọng hát, nhạc cụ có âm thanh tương tự để đáp lại theo cao độ và tiết tấu với âm vừa phát ra.
2.30. Hướng dẫn tư vấn cha mẹ giáo dục âm nhạc cho trẻ tự kỷ
- CV giới thiệu các thể loại âm nhạc cho cha mẹ.
- CV hướng dẫn lựa chọn thể loại âm nhạc phù hợp với trẻ.
- CV giới thiệu công cụ phát nhạc: Loa đài, đĩa nhạc, tai nghe,…
- CV tư vấn lựa chọn không gian, thời điểm, thời lượng và cường độ âm thanh sao cho phù hợp nhất.
- CV giới thiệu thể loại Âm nhạc phù hợp để nhảy hoặc múa.
- CV hướng dẫn cha mẹ một số động tác kích thích phát triển vận động thô.
- CV hướng dẫn cha mẹ cách hỗ trợ trẻ: toàn phần, hỗ trợ bằng hành động, hỗ trợ bằng lời nói.
- CV hướng dẫn cha mẹ phương pháp hát đuổi.
- CV hướng dẫn cha mẹ phương pháp hát vuốt đuôi.
- CV hướng dẫn cha mẹ phương pháp hát đối đáp.
- CV hướng dẫn cha mẹ phương pháp dạy hát.
2.31. Hướng dẫn đánh giá, tư vấn sử dụng âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ
- CV đánh giá ban đầu về mức độ phát triển của trẻ.
- CV đánh giá ban đầu về khả năng cảm nhận Âm thanh: cường độ, thể loại,… thông qua các hoạt động Âm nhạc.
- CV trao đổi với gia đình để nắm bắt các thông tin về trẻ một cách toàn diện và đầy đủ nhất có thể.
- CV lắng nghe mong muốn của gia đình về những kỹ năng muốn cải thiện, trao đổi và tìm cách hỗ trợ phù hợp ở trẻ.
- Lên kế hoạch can thiệp cho trẻ.
- Trao đổi và thống nhất phương pháp can thiệp với gia đình.
- Hướng dẫn tập luyện cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ tự tập tại nhà.
Chữ viết tắt:
- CV: Chuyên viên.
Tài liệu tham khảo:
- Lý thuyết âm nhạc cơ bản
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.