MỚI

Bản tin Dược lâm sàng: Điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori: Lựa chọn Amoxicillin hay Amoxicillin/Clavulanate, số 12.2018

Ngày xuất bản: 05/06/2022

Bản tin dược lâm sàng tháng về điều trị tiệt trừ helicobacter pylori:  Lựa chọn amoxicillin hay amoxicillin/clavulanate áp dụng cho bộ phận Dược lâm sàng

Tác giả: Phan Quỳnh Lan, Đỗ Thanh Hải

Ngày phát hành: 27/7/2016

  1. Hiệu quả amoxicillin và amoxicillin/clavulanate trong điều trị tiệt trừ pylori.
  • Trong kỷ nguyên vi khuẩn Helicobacter pylori kháng thuốc hiện nay, amoxicillin là một trong các kháng sinh có tỉ lệ đề kháng bởi H. pylori tương đối thấp, trung bình khoảng 14.67% và thay đổi tùy theo từng vùng địa lý [1]. Liều amoxicillin được khuyến cáo trong các hướng dẫn điều trị tiệt trừ H.pylori hiện hành là 1g x 2 lần/ngày.  Kháng sinh amoxicillin/clavulanate (Augmentin) hiện được nhiều bác sĩ lựa chọn trên lâm sàng để thay thế amoxicillin trong phác đồ điều trị vi khuẩn H. pylori. Clavulanate với cấu trúc vòng β-lactam có tác dụng ức chế β-lactamase giúp tránh phân hủy amoxicillin [2], do đó phối hợp amoxicillin/clavulanate sẽ giúp mở rộng phổ tác dụng lên một số vi khuẩn đề kháng kháng sinh β-lactam thông qua cơ chế tiết men β-lactamase. Tuy nhiên vi khuẩn H.pylori lại không đề kháng với amoxicillin theo cơ chế này, mà thông qua cơ chế đột biến gen (Gen PBP – Penicillin Binding Protein, Gen hpB, hpC và các điểm omp25, omp 32), dẫn đến làm giảm ái lực của giữa amoxicillin và PBP-transpeptidase [3]. 
  • Như vậy, phối hợp amoxicillin/clavulanate (Augmentin) sẽ không giúp gia tăng hiệu quả tiệt trừ H. pylori so với kháng sinh amoxicillin đơn độc [4]. 
  • Thực tế các hướng dẫn điều trị hiện hành đều chỉ khuyến cáo lựa chọn amoxicillin đơn độc (không kết hợp clavulanate) để phối hợp cùng các kháng sinh khác trong các phác đồ điều trị tiệt trừ vi khuẩn H.pylori [5]. 
  1. Dung nạp thuốc 
  • Amoxicillin hay amoxicillin/clavulanate nhìn chung là các kháng sinh tương đối an toàn, khả năng dung nạp tốt. Tác dụng phụ đáng chú ý và thường gặp nhất đối với nhóm kháng sinh β-lactam chính là các rối loạn đường tiêu hóa (Tiêu chảy) . Một phân tích gộp gần đây gồm 25 nghiên cứu của tác giả Gillies và cs (2015) cho thấy sử dụng amoxicillin đơn độc không làm tăng nguy cơ tiêu chảy so với placebo (OR 0.95, 95% CI: 0.81–1.12), trong khi nguy cơ này tăng lên có ý nghĩa thống kê nếu sử dụng kết hợp amoxicillin/clavulanate (OR 3.30, 95% CI: 2.23–4.87, p < 0.001) [6]. 
  • Vừa qua (Tháng 11/2018), bệnh viện ĐKQT Vinmec Nha Trang cũng đã ghi nhận 2 trường hợp gặp tác dụng phụ tiêu chảy nặng khi sử dụng kháng sinh Augmentin 625mg (500mg amoxicillin/125mg clavulanate) với liều 4 viên, chia 2 lần/ngày . Sau khi ngừng thuốc và tái sử dụng, tình trạng tiêu chảy vẫn không giảm, bác sĩ đã phải cho bệnh nhân ngừng dùng thuốc, gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.  
  • Như vậy, có thể thấy, tác dụng phụ trên đường tiêu hóa vẫn là một vấn đề đáng lưu ý khi sử dụng phối hợp amoxicillin/clavulanate trên lâm sàng, đặc biệt trong các trường hợp liều clavulanate vượt quá liều khuyến cáo thông thường (> 250mg clavulanate/ngày). 
  1. Kết luận 
  • Phối hợp amoxicillin/clavulanate không giúp gia tăng hiệu quả diệt trừ H. pylori so với kháng sinh amoxicillin đơn thuần, đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ gia tăng tiêu chảy ở bệnh nhân.  
  • Amoxicillin đơn thuần vẫn là kháng sinh được khuyến cáo cân nhắc lựa chọn bởi các hướng dẫn điều trị hiện hành trong chỉ định tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori với tỉ lệ đề kháng chấp nhận được. 

Tài liệu tham khảo 

  1. Reza Ghotaslou, et. al., Prevalence of antibiotic resistance in Helicobacter pylori: A recent literature in review, World J Methodol. 2015 Sep 26; 5(3): 164–174. 
  2. Clavulanic acid, pubchem, https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Clavulanate
  3. Vincenzo De Francesco, et. al., Mechanisms of Helicobacter Pylori antibiotic resistance: an updated appraisal.  
  4. P.Crispino, et. al., β-lactamase inhibition with clavulanic acid supplementing standard amoxycillin-based triple therapy does not increase Helicobacter pylori eradication rate. Digestive and liver disease, volume 37, Issue 11, nov.2005, p.826-831. 
  5. 5. Treatment of Helicobacter pylori infection, American College of Gastroenterology, 2017. 6. Gillies M, et. al., Common harms from amoxicillin: a systematic review and meta-analysis of randomized placebo- controlled trials for any indication. CMAJ. 2015 Jan 6; 187(1): E21–E31.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: Nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết: Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó

facebook
22

Bài viết liên quan

Tương tác thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY