MỚI

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh COVID-19

Ngày xuất bản: 23/04/2023

Người bệnh COVID-19 hoặc người có tình trạng viêm nhiễm khác đều tăng nhu cầu dinh dưỡng do tăng tiêu hao năng lượng, đạm (cơ), làm cho người bệnh dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng (SDD) làm tăng nguy cơ bội nhiễm, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị . Vì vậy, cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh COVID-19 là thiết yếu, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh COVID-19 bằng chỉ số BMI

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh COVID-19 bằng chỉ số BMI

1. Sàng lọc nguy cơ suy dinh dưỡng

– Là bước cơ bản đầu tiên cần thực hiện cho tất cả bệnh nhân nhập viện

– Sàng lọc nguy cơ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân COVID-19 là rất quan trọng vì suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh nhân, làm gia tăng nguy cơ các biến chứng và dẫn đến tử vong. Các bệnh nhân COVID-19 thường có nguy cơ suy dinh dưỡng cao do nhiều nguyên nhân, bao gồm tác dụng phụ của thuốc, giảm cân do mất nước và giảm cảm giác thèm ăn, và giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

– Nếu nguy cơ suy dinh dưỡng được sàng lọc và đánh giá kịp thời, dinh dưỡng phù hợp và các biện pháp điều trị sớm có thể giúp cải thiện sức khỏe của bệnh nhân, tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ các biến chứng. Điều này có thể làm giảm chi phí điều trị và giảm thời gian nằm viện. Vì vậy, việc sàng lọc nguy cơ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân COVID-19 là một phần quan trọng trong quản lý bệnh và chăm sóc sức khỏe. Bệnh viện và cơ quan y tế cần có các chương trình dinh dưỡng và đào tạo cho nhân viên y tế để đảm bảo rằng bệnh nhân được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp.

– Sàng lọc dinh dưỡng cho người bệnh không hồi sức tích cực: Dùng thang điểm NRS (Nutrition Risk Sreening). Có nguy cơ Suy dinh dưỡng khi điểm NRS ≥3 và người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng.

– Sàng lọc dinh dưỡng cho người bệnh hồi sức tích cực: Dùng NRS và/hoặc bản hiệu chỉnh MNS (Modified Nutric Score ) (Xem phụ lục 2). Có nguy cơ cao Suy dinh dưỡng khi điểm NRS ≥5 và người bệnh cần được điều trị dinh dưỡng tích cực (sớm, tích cực và theo dõi sát)

2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng

2.1 Lâm sàng

BMI (Chỉ số khối cơ thể- Body Mass Index).

Phân loại Suy dinh dưỡng: Khi BMI có giá trị

○ Từ 17-18,49: Suy dinh dưỡng nhẹ

○ Từ 16- 16,9: Suy dinh dưỡng vừa

○ Dưới 16: Suy dinh dưỡng nặng

Cách tính BMI;

BMI= (Cân nặng tính theo kg: Giá trị bình phương của chiều cao tính theo mét)

– SGA (Đánh giá tình trạng dinh dưỡng tổng thể theo chủ quan- Subjective Global Assessment) (Xem phụ lục 3): Gồm 3 phần

▪ Bệnh sử: Khai thác tiền sử thay đổi cân nặng, khả năng ăn uống trước khi vào viện, các triệu chứng ở đường tiêu hóa, khả năng vận động (không liên quan đến bệnh lý cơ xương khớp, thần kinh), mức độ đáp ứng chuyển hóa dinh dưỡng liên quan bệnh lý

▪ Khám lâm sàng: Đánh giá mức độ teo lớp mỡ dưới da, vùng cơ ngoại vi, phù, báng bụng

▪ Phân loại Suy dinh dưỡng:

SGA-A: Tình trạng dinh dưỡng bình thường

SGA-B: Suy dinh dưỡng nhẹ/ vừa hoặc nghi ngờ

SGA-C: Suy dinh dưỡng nặng

2.2 Cận lâm sàng

– Sinh hóa: Albumin/ máu (Thấp khi <3,5g/dL) và/hoặc prealbumin/máu (Thấp khi <20mg/dL)

– Ngoài ra còn có thể thực hiện thêm các phương pháp khác (như đo sức co bóp bàn tay; xác định khối cơ, mỡ, dịch cơ thể bằng đo trở kháng điện và/hoặc siêu âm cơ) tùy vào điều kiện của từng đơn vị

3. Xác định nhu cầu dinh dưỡng

– Có thể dùng máy đo chuyển hóa năng lượng gián tiếp (Indirect Caloriemetry- IC) để xác định tiêu hao năng lượng lúc nghỉ (Resting Energy Expenditure- REE), đặc biệt ở bệnh nhân thở máy, nhằm tránh biến chứng do dinh dưỡng thiếu hoặc thừa, tăng nguy cơ biến chứng do dinh dưỡng. Trường hợp không có máy IC, có thể dùng công thức dựa trên cân nặng (CN) để xác định nhu cầu dinh dưỡng như sau

Bảng : Nhu cầu dinh dưỡng

 

Viêm Đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ

Viêm phổi nặng

Thở máy
(Hồi sức tích cực)

Năng lượng

27kcal/ kg/ ngày Người bệnh >65 tuổi có bệnh lý kèm;

30kcal/ kga/ ngày Người bệnh SDD có bệnh lý kèm

25-30kcal/kg/ngày Người bệnh có CN bình thường hoặc SDD;

<25kcal/kg/ngày nếu BMI ≥ 25

Tốt nhất đo IC hoặc 20-30kcal/ kg/ngày;

<20kcal/kg/ngày nếu BMI>30

Protid

(Đạm)

1g/ kg/ ngày Người bệnh lớn tuổi;

≥1g/ kg/ ngày (như 1,0-1,3g/ kg/ ngày)

1,2-1,5g/ kg /ngày

1,3-2,0g/kg/ngày

Năng lượng không từ protidb (L:G)

30: 70

30: 70

Tránh dùng lipid chứa hoàn toàn axit béo omega 6 (như từ đậu nành)

40: 60 hoặc 50:50

Tránh dùng lipid chứa hoàn toàn axit béo omega 6 (như từ đậu nành)

Vi chất dinh dưỡng

Đầy đủ và cân đối theo khuyến nghị cơ bản

Đầy đủ và cân đối theo khuyến nghị cơ bản

Đầy đủ và cân đối theo khuyến nghị cơ bản

Dịch

20-40ml/ kg/ ngày

20-40ml/ kg/ ngày hoặc hạn chế trong bệnh suy thận, suy tim

Cân bằng dịch tùy tình trạng bệnh lý và phương pháp điều trị hồi sức

  1. Cân nặng:

– Là cân nặng hiện tại nếu người bệnh không bị suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì

– Là cân nặng trước đó (cân nặng thường có) nếu người bệnh có bị sụt cân cấp trước vào viện

– Là cân nặng lý tưởng nếu người bệnh bị thừa cân, béo phì

  1. Năng lượng không từ protid: Nhu cầu năng lượng – (số gram protid×4)

Tóm lại, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh COVID-19 là vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. Việc đánh giá này giúp cho các bác sĩ và nhân viên y tế có thể đưa ra các quyết định hỗ trợ dinh dưỡng nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm thiểu các biến chứng liên quan đến dinh dưỡng.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế

facebook
1

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia