Chẩn đoán hen phế quản theo GINA 2019
Hen phế quản (HPQ) là một bệnh có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế quản làm tăng phản ứng của phế quản thường xuyên với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản. Sự co thắt phế quản không cố định, thường có thể hồi phục tự nhiên hoặc sau khi dùng thuốc giãn phế quản. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về chẩn đoán hen phế quản theo GINA 2019.
1. Chẩn đoán
Nội dung bài viết
1.1. Triệu chứng lâm sàng
– Thời điểm xuất hiện cơn khó thở: về đêm, theo mùa, sau một số kích thích (cảm cúm, gắng sức, thay đổi thời tiết, khói bụi);
– Tiền sử có cơn khó thở kiểu hen: ho khạc đờm, khó thở, cò cử, nặng ngực, nghe phổi có ran rít, ran ngáy;
– Tiền sử bản thân: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thuốc, thức ăn;
– Tiền sử gia đình có người mắc hen phế quản và/ hoặc các bệnh dị ứng;
– Cần lưu ý loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng giống hen phế quản như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), giãn phế quản, viêm phế quản co thắt ….;
– Khẳng định chẩn đoán nếu thấy cơn hen phế quản với các dấu hiệu đặc trưng:
1.2. Cận lâm sàng
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản
Bảng: Những đặc điểm dùng trong chẩn đoán hen theo GINA (2019)
1. Tiền sử có các triệu chứng hô hấp thay đổi |
Các triệu chứng điển hình là thở khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. – Người bị hen thường có nhiều hơn một trong các triệu chứng nêu trên; – Các triệu chứng biến đổi theo thời gian và cường độ; – Các triệu chứng thường xảy ra hoặc nặng hơn vào ban đêm hay lúc thức giấc; – Các triệu chứng thường khởi phát khi gắng sức, cười lớn, tiếp xúc các dị nguyên hay không khí lạnh; – Các triệu chứng thường xảy ra hoặc trở nên xấu đi khi nhiễm vi rút. |
2. Bằng chứng giới hạn luồng khí thở ra biến đổi |
– Ít nhất một lần trong quá trình chẩn đoán có FEV1 thấp, ghi nhận tỷ lệ FEV1/FVC thấp hơn giá trị bình thường thấp. Tỉ lệ FEV1/FVC bình thường lớn hơn 0,75-0,80 đối với người lớn và hơn 0,85 đối với trẻ em. – Ghi nhận biến đổi chức năng hô hấp cao hơn ở người khỏe mạnh. Ví dụ: + FEV1 tăng hơn 12% và 200mL so với giá trị ban đầu (ở trẻ em, >12% giá trị dự đoán) sau khi hít thuốc giãn phế quản. Được gọi là “giãn phế quản hồi phục”. + Trung bình hằng ngày LLĐ thay đổi >10% (ở trẻ em, >13%) + FEV1 tăng hơn 12% và 200mL so với giá trị ban đầu (ở trẻ em, >12% giá trị dự đoán) sau 4 tuần điều trị bằng thuốc kháng viêm (ngoài các đợt nhiễm trùng hô hấp) – Sự thay đổi vượt mức càng lớn trong nhiều lần đánh giá thì việc chẩn đoán hen phế quản càng chắc chắn hơn. – Việc thăm dò nên được lặp lại trong khi có các triệu chứng, vào sáng sớm hay sau khi sử dụng các thuốc giãn phế quản. – Hồi phục phế quản có thể không thấy trong đợt cấp nặng hay nhiễm vi rút. Nếu hồi phục phế quản không thấy trong thăm dò chức năng hô hấp lần đầu, thì bước tiếp theo phụ thuộc vào tính cấp bách của lâm sàng và sự sẵn có của các thăm dò khác. – Làm thêm các thăm dò khác để hỗ trợ chẩn đoán, bao gồm cả thử nghiệm gây co thắt phế quản. |
3. Các bước tiến hành để chẩn đoán hen phế quản
Nguồn tham khảo : Phác đồ chẩn đoán hen GINA (2019)
Có thể bạn quan tâm: Hen suyễn do công việc kích phát