MỚI

Bệnh màng trong: Cách điều trị và phòng tránh

Ngày xuất bản: 17/05/2023

Như chúng ta đã biết bệnh màng trong là một bệnh rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng ở trẻ sơ sinh và để lại di chứng sau này cho trẻ. Vậy chúng ta điều trị và dự phòng bệnh này như thế nào? Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé

1. Điều trị bệnh màng trong

Chiến lược điều trị bao gồm:

Can thiệp đặc hiệu:

  • Liệu pháp Oxy: Thở oxy qua dụng cụ, thở CPAP, đặt nội khí quản, thở máy
  • Liệu pháp surfactant
  • Liệu pháp corticoid trước sinh

Điều trị nâng đỡ :

  • Duy trì thân nhiệt
  • Chống toan máu
  • Cung cấp đủ năng lượng, nước, điện giải…
  • Chống nhiễm trùng

1.1  Can thiệp đặc hiệu bệnh màng trong:

1.1.1 Liệu pháp oxy

  • Thở oxy qua dụng cụ
  • Thở CPAP
  • Đặt nội khí quản, thở máy

Chăm sóc trẻ sơ sinh thở máy
Chăm sóc trẻ sơ sinh thở máy

1.1.1.1 Thở oxy qua dụng cụ:

– Mục tiêu: Giữ SpO2 = 88 – 92% (ở trẻ non tháng <33 tuần), 90 -95% ( ở trẻ >33 tuần)

– Cách cung cấp: Liều Oxy cung cấp cho trẻ sơ sinh tùy thuộc vào các mức độ suy hô hấp và được điều chỉnh theo từng loại dụng cụ:

  • Thở Oxy liều cao khi tím trung tâm, suy hô hấp mức độ nặng khi không đáp ứng với liều trung bình
  • Thở oxy liều trung bình khi suy hô hấp mức độ trung bình – nặng
  • Thở oxy liều thấp khi suy hô hấp mức độ nhẹ

Dụng cụ

Lưu lượng Oxy

Ưu điểm

Nhược điểm

Gọng mũi 

Thấp <0.5L/phút

Trung bình 0.5-1 L/phút

Cao 1-2 L/phút

Lưu lượng oxy thấp như yêu cầu

Đặt đúng cách thì lượng oxy được duy trì liên tục

Loại riêng cho trẻ sơ sinh

Cần dụng cụ kiểm soát được lưu lượng oxy thấp

Oxy lạnh trực tiếp vào phổi

Ống thông mũi

Thấp <0.5L/phút

Trung bình 0.5-1 L/phút

Cao 1-2 L/phút

Lưu lượng oxy thấp như yêu cầu

Đặt đúng cách thì lượng oxy được duy trì

Tắc, kích thích, trầy xước

Cần dụng cụ kiểm soát được lưu lượng oxy thấp Oxy lạnh trực tiếp vào phổi

Lều Oxy

Thấp <3 L/phút

Trung bình 3 – 5L/phút

Cao >5L/phút

Làm ấm được oxy

Có thể đưa vào lượng oxy lớn

Cần lưu lượng oxy cao để đạt được lưu lượng oxy cần thiết

Mặt nạ

Thấp <1L/phút

Trung bình 1-2 L/phút

Cao >2l/phút

Oxy có thể được cho nhanh Thích hợp cho việc thở oxy trong thời gian ngắn

Lưu lượng thấp và mặt nạ nhỏ thì CO2  thể cao

Khó bú khi đang thở oxy

Khó cố định mặt nạ

Lồng ấp

Nếu dùng lều Oxy trong lồng ấp thì xem ở trên

Nối trực tiếp oxy vào lồng ấp thì tùy theo từng nhà sản xuất

Làm ấm được Oxy

Khó khăn đưa oxy vào

Lưu lượng rất cao để đạt được nồng độ oxy cần

Khó duy trì nồng độ oxy khi mở lồng ấp

 

1.1.1.2 Thở áp lực dương liên tục (CPAP)
Các khái niệm: 

CPAP (Continous Positive Airway Pressure): áp lực dương liên tục

NCPAP (Nasal  Continous Positive Airway Pressure): áp lực dương liên tục qua mũi

PEEP (Positive End Expiratory Airway Pressure): áp lực dương cuối kỳ thở ra

Đại cương: 

  • Phương pháp hỗ trợ không xâm lấn ở bệnh nhân suy hô hấp còn tự thở + thất bại với Oxy
  • Ứng dụng chế độ thở tự nhiên bằng cách duy trì một áp lực dương liên tục suốt chu kỳ thở
  • Giảm tỉ lệ đặt nội khí quản

CPAP có thể được thực hiện qua sonde mũi, mặt nạ hoặc nội khí quản.

Tác dụng của CPAP:
Giúp phế nang không bị xẹp cuối kỳ thở ra -> tăng dung tích cặn chức năng

– Giảm shunt trong phổi: cải thiện tình trạng xẹp phổi à cải thiện shunt

– Làm giãn phế quản nhỏ à  giảm sức đề kháng không khí vào phổi đến mức tối thiểu ->  giảm công phải sử dụng khi tự thở -> giảm suy hô hấp

– Tái phân bố nước ở mô kẽ phổi 🡪làm cải thiện trao đổi khí

Nguồn: Slide bài giảng ĐH Y Huế 2018Nguồn: Slide bài giảng ĐH Y Huế 2018

Chỉ định:

Suy hô hấp do hội chứng nguy kịch hô hấp ở trẻ non tháng

Điều trị cơn ngưng thở ở trẻ non tháng

Co kéo cơ hô hấp nhiều sau khi đặt nội khí quản

Thở oxy qua lều hoặc ống thông mũi với FiO2>30% nhưng không cải thiện hoặc nặng hơn

Sau ngưng thở máy

Phù phổi, xuất huyết phổi, xẹp phổi, liệt cơ hoành

Chống chỉ định:

Tràn khí màng phổi chưa dẫn lưu

Sốc giảm thể tích

Thoát vị cơ hoành

Tắc lỗ mũi sau

Chảy máu mũi nặng

Hở hàm ếch

Viêm ruột hoại tử

Tăng áp lực nội sọ…

Kỹ thuật tiến hành

Nguyên tắc:

  • Chọn Fi02 để bảo đảm SaO2 là 90-95% và PaO2 là 75-90mmHg.
  • Đang tím tái nặng, SaO2 giảm nặng, có cơn ngưng thở kéo dài: FiO2 khởi đầu 100% theo dõi mỗi 15ph, tùy theo đáp ứng lâm sàng và Sa02  ↓ dần FiO2.
  • Trường hợp khác: bắt đầu với FiO2 30-40%, ↑ dần mỗi 5-10% song song việc theo dõi lâm sàng và đáp ứng SaO2. Nên giữ FiO2 < 60% (tránh tai biến do ngộ độc oxy).
  • Chọn lựa áp lực và FiO2 tối ưu

Mục đích CPAP: đưa oxy trong máu động mạch về trị số bình thường với áp lực CPAP trong giới hạn an toàn và FiO2 tối thiểu (FiO2 40%)

Khi áp lực còn thấp (4 – 5 cmH2O) mà cần FiO2 > 60% mới giữ được SaO2 tốt à tăng dần áp lực từ 1 – 2 cmH2O mỗi 30 phút – 1 giờ song song với giảm FiO2. Nếu phải dùng áp lực cao và FiO­2 > 60% à chế độ thở máy

  • Chỉ định ngưng CPAP

– Đáp ứng tốt với CPAP sau nhiều giờ à giảm FiO2 mỗi lần 5% mỗi 30 phút cho đến khi FiO2 đạt 40%  giảm dần áp lực 2 cmH2O mỗi 2 giờ -> áp lực đạt 4 cmH2O.
– Ngưng CPAP nếu bệnh nhi hội đủ các điều kiện sau:
* Ổn định lâm sàng, cận lâm sàng (khí trong máu) trong nhiều giờ.
* FiO2 < 40% & áp lực CPAP < 4cmH2O (trong trường hợp đang thở CPAP áp lực cao, phải giảm áp từ từ)

1.1.2  Liệu pháp surfactant

Loại surfactant:  có 2 loại là surfactant tự nhiên và surfactant tổng hợp.

Surfactant tự nhiên: được lấy bằng cách rửa phổi hoặc nghiền mô phổi động vật, sau đó sẽ được tinh chế bằng cách chiết lấy lipid, loại bỏ các thành phần ưa nước bao gồm các surfactant ưa nước protein A và D.

Surfactant tổng hợp: loại tổng hợp có chứa cồn để phân bổ dipalmitoyl phosphatidylcholine lên toàn bộ bề mặt phế nang có chứa khí và dịch

Chỉ định và thời gian điều trị:

  • Trong vòng 15 phút sau sinh cho tất cả các trẻ đẻ non dưới 27 tuần
  • Hoặc dưới 30 tuần mà mẹ không được điều trị corticoid trước đó

Kĩ thuật cung cấp surfactant:

Bơm surfactant trực tiếp qua ống NKQ: đặt PEEP qua CPAP hoặc máy  thở  duy trì áp lực dương liên tục cuối kỳ thở ra  tránh xẹp phế nang tạo điều kiện cho surfactant phân bố đều đến tận những vùng thông khí kém

Tác dụng phụ

Giảm Oxy máu và chậm nhịp tim thoáng qua do tắc nghẽn đường thở cấp sau khi bơm surfactant

Các biến chứng khác liên quan đến việc đặt NKQ và thở máy: chấn thương khí áp, liên quan đến thông khí áp lực dương không liên tục, dò khí ở phổi, tổn thương đường thở do ống NKQ.

1.1.3 Liệu pháp corticoid trước sinh (Antenatal corticosteroid – ACS)

Chỉ định:

  • Thai phụ có nguy cơ sinh non ở tuổi thai từ 24-34 tuần trong thời gian 48-72 giờ trước khi sinh, có biểu hiện phổi non với nồng độ lecithin thấp trong dịch ối

Tỷ lệ L/S < 2/1 để ngăn ngừa cũng như giảm độ nặng của RDS.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Betamethasone: 12mg tiêm bắp 2 liều cách nhau 24 giờ
  • Hoặc Dexamethasone: 6mg tiêm bắp 4 liều cách nhau 12 giờ
  • Hiệu quả tối ưu sẽ bắt đầu 24 giờ sau khi chỉ định corticoid và kéo dài trong vòng 7 ngày

Nếu quá 7 ngày, kể từ lúc được chỉ định corticoid mà vẫn chưa sinh, và nguy cơ sinh non vẫn còn cao => kiểm tra lại dịch ối. Nếu L/S thấp thì lập lại liều corticoid đã cho.

1.2 Điều trị nâng đỡ

Duy trì thân nhiệt ở 36.5-37.5 ° C

Chống nhiễm toan (Toan chuyển hóa năng): sử dụng NaHCO3 (phải đảm bảo thông khí tốt trước khi chỉ định NaHCO3)

Duy trì nước, điện giải và năng lượng 130-140 kcal/kg/ngày (non tháng), 120 kcal/kg/ngày (đủ tháng) với glucose 10%. Suy hô hấp mức độ trung bình cần truyền dịch trong vòng 12h đầu

Sữa mẹ: cho ăn qua sonde nếu suy hô hấp cải thiện, trẻ hết tím

  • Kháng sinh nên được sử dụng một cách thận trọng và dừng lại sớm khi nhiễm trùng được loại trừ
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên, duy trì tốt tuần hoàn và khả năng vận chuyển oxy, theo dõi hạ calci và tăng bilirubin máu
  • Giám sát kỹ các biến chứng: xuất huyết nội sọ, còn ống động mạch, tràn khí màng phổi, bệnh lý võng mạc ở trẻ non tháng, loạn sản phế quản phổi

2. Dự phòng

2.1. Đối với mẹ:

  • Nâng cao thể trạng, kiến thức y tế, cải thiện môi trường sống
  • Quản lý thai nghén tốt, đặc biệt đối với thai phụ có nguy cơ cao (ĐTĐ, nhiễm trùng trong lúc mang thai, thiếu oxy)
  • Phát hiện và điều trị các nguyên nhân gây sinh non, chậm phát triển trong bào thai

–    Đánh giá lecithin/ sphingomyelin trong nước ối  đánh giá độ trưởng thành của phổi

2.2. Đối với trẻ: phát hiện và xử trí kịp thời suy hô hấp sơ sinh
–    Giúp trẻ thở tốt với tư thế thích hợp, thực hiện hồi sức sơ sinh ngay sau sinh thật tốt

–    Tăng cường các biện pháp phục hồi chức năng hô hấp cho trẻ sau thời gian thở máy, điều trị biến chứng và khắc phục di chứng của bệnh

Nguồn tham khảo

  • CLB Nhi khoa Đại học Y Dược Huế

Xem thêm: Bệnh màng trong ở trẻ em: dịch tễ, cơ chế, chẩn đoán, biến chứng

facebook
126

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia