MỚI
load

Empagliflozin trên bệnh nhân bệnh thận mạn

Ngày xuất bản: 02/07/2025Ngày phát hành: 02/07/2025Ngày hiệu chỉnh: 02/07/2025

Nghiên cứu mới trên tạp chí The New England Journal of Medicine về liệu pháp Empagliflozin trên bệnh nhân mắc bệnh thận mạn có nguy cơ tiến triển bệnh cho thấy liệu pháp empagliflozin làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh thận hoặc tử vong do nguyên nhân tim mạch so với giả dược.

Nhóm tác giả: The EMPA-KIDNEY Collaborative Group; William G Herrington, Natalie Staplin, Christoph Wanner, Jennifer B Green, Sibylle J Hauske, Jonathan R Emberson, David Preiss, Parminder Judge, Kaitlin J Mayne, Sarah Y A Ng, Emily Sammons, Doreen Zhu, Michael Hill, Will Stevens, Karl Wallendszus, Susanne Brenner, Alfred K Cheung, Zhi-Hong Liu, Jing Li, Lai Seong Hooi, Wen Liu, Takashi Kadowaki, Masaomi Nangaku, Adeera Levin, David Cherney, Aldo P Maggioni, Roberto Pontremoli, Rajat Deo, Shinya Goto, Xavier Rossello, Katherine R Tuttle, Dominik Steubl, Michaela Petrini, Dan Massey, Jens Eilbracht, Martina Brueckmann, Martin J Landray, Colin Baigent, Richard Haynes.

Nguồn và thời gian đăng báo

  • The New England Journal of Medicine, số 388, tập 2, trang 117–127 (2023)

  • Ngày đăng: 04/11/2022

  • DOI: 10.1056/NEJMoa2204233

Tổng quan
Tác động của empagliflozin trên bệnh nhân mắc bệnh thận mạn có nguy cơ tiến triển bệnh vẫn chưa được hiểu rõ. Nghiên cứu EMPA-KIDNEY được thiết kế để đánh giá hiệu quả của việc điều trị bằng empagliflozin trên nhóm bệnh nhân này.

Phương pháp
Nghiên cứu đã tuyển chọn các bệnh nhân mắc bệnh thận mạn có mức lọc cầu thận ước tính (eGFR) từ 20 đến dưới 45 ml/phút/1,73 m² da, hoặc eGFR từ 45 đến dưới 90 ml/phút/1,73 m² đi kèm với tỷ số albumin/creatinin niệu (albumin tính bằng mg và creatinin tính bằng g) từ 200 trở lên. Các bệnh nhân được phân ngẫu nhiên dùng empagliflozin (10 mg mỗi ngày) hoặc giả dược tương ứng. Kết cục chính là một tổng hợp các biến cố bao gồm tiến triển của bệnh thận (được định nghĩa là bệnh thận giai đoạn cuối, giảm eGFR xuống dưới 10 ml/phút/1,73 m², giảm eGFR ≥ 40% so với ban đầu, hoặc tử vong do nguyên nhân liên quan đến thận) hoặc tử vong do nguyên nhân tim mạch.

Kết quả
Tổng cộng 6609 bệnh nhân đã được phân ngẫu nhiên. Trong thời gian theo dõi trung vị 2 năm, tiến triển bệnh thận hoặc tử vong do nguyên nhân tim mạch xảy ra ở 432 trong số 3304 bệnh nhân (13.1%) trong nhóm empagliflozin và 558 trong số 3305 bệnh nhân (16.9%) trong nhóm giả dược (tỷ số rủi ro [HR], 0.72; khoảng tin cậy [CI] 95%, 0.64 – 0.82; P < 0.001). Kết quả nhất quán giữa các bệnh nhân có hoặc không có đái tháo đường và trong các phân nhóm được định nghĩa theo eGFR. Tỷ lệ nhập viện do bất kỳ nguyên nhân nào thấp hơn ở nhóm empagliflozin so với nhóm giả dược (HR, 0.86; CI 95%, 0.78–0.95; P=0.003), nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm về biến cố gộp của nhập viện do suy tim hoặc tử vong do nguyên nhân tim mạch (xảy ra ở 4.0% ở nhóm empagliflozin và 4.6% ở nhóm giả dược) hoặc tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào (4.5% và 5.1%, tương ứng). Tỷ lệ các biến cố bất lợi nghiêm trọng tương tự giữa hai nhóm.

Kết luận
Ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn có nguy cơ tiến triển bệnh, liệu pháp empagliflozin làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh thận hoặc tử vong do nguyên nhân tim mạch so với giả dược.

Người biên soạn

BSNT. BSKCI Võ Văn Tình
Viện Khoa Học Sức Khoẻ, Đại Học VinUni
Bệnh Viện Vinmec Times City

facebook
1

Bình luận 0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia