Bệnh sán lá phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán
Bệnh sán lá phổi là do sán lá thuộc giống Paragonimus ký sinh trong phổi hoặc màng phổi gây nên. Người nhiễm bệnh do ăn phải tôm, cua chưa được nấu chín có nhiễm ấu trùng sán lá phổi. Việc hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán bệnh sán lá phổi là rất quan trọng, giúp phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và tránh được những biến chứng nghiêm trọng.
1. Tác nhân của bệnh sán lá phổi
Nội dung bài viết
2. Nguồn bệnh
Các động vật hoang dã như chồn, cáo, cầy, hổ, báo…nhiễm sán lá phổi. Cua, tôm ở suối đá mang ấu trùng sán lá phổi.
3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch
Mọi người đều có khả năng mắc bệnh sán lá phổi. Người sau khi nhiễm ấu trùng sán lá phổi 5-6 tuần, sẽ xuất hiện kháng thể đặc hiệu trong máu.
4. Chu kỳ của sán lá phổi

- 1. Sán lá phổi đẻ trứng, trứng theo đờm qua họng ra ngoài hoặc theo phân khi nuốt đờm, trứng rơi xuống nước.
- 2. Ở môi trường nước trứng phát triển và nở ra ấu trùng lông.
- 3. Ấu trùng lông chui vào ốc để phát triển thành ấu trùng đuôi.
- 4. Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước, xâm nhập vào tôm cua nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành ấu trùng nang ở trong thịt và phủ tạng của tôm, cua.
- 5. Người (hoặc động vật) ăn phải tôm, cua có ấu trùng nang chưa được nấu chín như: cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống thì sau khi ăn: ấu trùng sán vào dạ dày và ruột, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào phế quản để làm tổ ở đó.
- 6. Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng đến khi có sán trưởng thành khoảng 5-6 tuần.
5. Triệu chứng lâm sàng bệnh sán lá phổi
6. Cận lâm sàng
6.1. Xét nghiệm
6.2. Chẩn đoán hình ảnh
+ Siêu âm ổ bụng: tìm tổn thương sán lá phổi lạc chỗ.
7. Chẩn đoán bệnh sán lá phổi
7.1. Chẩn đoán trường hợp bệnh nghi ngờ
– Sống ở trong vùng dịch tễ.
– Có các dấu hiệu lâm sàng nêu ở trên.
7.2. Chẩn đoán trường hợp bệnh xác định
– Xét nghiệm
+ Tìm thấy trứng sán lá phổi trong đờm, phân, dịch màng phổi.
+ ELISA sán lá phổi (+)
+ Có thể có tăng Bạch cầu ái toan
+ Định lượng IgE có thể tăng
– Xquang ngực: có nốt mờ, mảng mờ, có hình hang nhỏ và chủ yếu ở vùng thấp (nếu sán ở trong phổi) hoặc hình ảnh tràn dịch màng phổi (nếu sán ở trong màng phổi).
7.3. Chẩn đoán phân biệt
– Ngoài ra cần phân biệt với các tình trạng gây ho ra máu khác như giãn phế quản, ung thư phổi…
– Phân biệt các bệnh ký sinh trùng gây tổn thương phổi do nguyên nhân khác như toxocara, sán lá gan lớn, giun lươn, giun móc…
8. Kết
Tóm lại, hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán bệnh sán lá phổi là rất quan trọng đối với cả người dân và các chuyên gia y tế, giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Ngoài ra, hiểu biết về bệnh còn có thể phát hiện và kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm liên quan đến động vật, đặc biệt là trong việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm.Nguồn tham khảo: Bộ Y tế
Có thể bạn quan tâm: Bệnh sán lá ruột lớn: Chẩn đoán và điều trị