Sử dụng hai tay để tìm và xác định tương quan tâm
Bài viết này đề cập đến phương pháp sử dụng hai tay để tìm và xác định tương quan tâm. Mặc dù tương quan tâm là một vị trí sinh lý thường được sử dụng nhưng nếu áp dụng sự đóng hàm không hướng dẫn để xác định chính xác tương quan hàm trên- hàm dưới là không đáng tin cậy. Cụ thể cách tìm chính xác tương quan tâm hoặc tâm thích nghi được đề cập ở bài viết dưới đây
1. Lưu ý khi xác định tương quan tâm hoặc tâm thích nghi
Nội dung bài viết
Mặc dù tương quan tâm là một vị trí sinh lý thường được sử dụng nhưng nếu áp dụng sự đóng hàm không hướng dẫn để xác định chính xác tương quan hàm trên – hàm dưới là không đáng tin cậy. Điều đó là do khi đóng hàm không có hướng dẫn, các lồi cầu không hoàn toàn nằm tại vị trí tương quan tâm. Sự đóng hàm không có hướng dẫn có xu hướng đóng hàm về vị trí lồng múi tối đa, vì thế kiểu đóng hàm này thường được gọi là “vị trí thuận lợi” hoặc “đóng hàm theo thói quen”. Sự đóng hàm không có hướng dẫn cũng bị ảnh hưởng rõ rệt bởi sự không hòa hợp của các cơ do cản trở khớp cắn. Do vậy, kỹ thuật sử dụng hai tay là một yêu cầu cần thiết để xác định tương quan tâm.
Mục đích của thao tác trên hàm dưới không phải là ép xương hàm vào vị trí tương quan tâm. Phần lớn việc tác dụng lực lên xương hàm khiến cho lồi cầu ở vị trí không chính xác. Phương pháp phổ biến nhất của việc hướng dẫn cằm (chin point guidance) là phương pháp đẩy hàm trở lại, đưa lồi cầu xuống dưới và ra sau.
Sự cần thiết của việc kiểm tra lực tải là điều quan trọng nhất để chứng minh rằng lồi cầu có thể chịu được các áp lực mà không có dấu hiệu bị căng hoặc bị đau. Điều này đòi hỏi một phương pháp sử dụng hai tay để trực tiếp hướng các tải lực theo hướng lên trên và ra trước. Khi nắm được kỹ thuật này, việc thao tác đồng thời hai bên có thể được lặp lại một cách chính xác hơn bất kỳ kỹ thuật nào được thử nghiệm. Điều này đã được xác nhận bởi ít nhất 7 nghiên cứu khoa học đã công bố.
Thao tác tìm kiếm và xác định tâm thích nghi được thực hiện giống hệt với tương quan tâm. Việc xác định khớp đã bị biến dạng nhưng vẫn thích nghi được phải được ghi nhận trong bệnh sử, ở hình ảnh Doppler và quan sát các dấu hiệu và triệu chứng, nhưng không được có dấu hiệu của sự khó chịu khi khớp chịu lực tải.
2. Phương pháp sử dụng kỹ thuật hai tay để tìm và xác định tương quan tâm hoặc tâm thích nghi
Bước một: Cho bệnh nhân nằm ngửa.
Nâng cằm bệnh nhân lên. Khi nằm ngửa bệnh nhân sẽ thấy thoải mái hơn và bác sĩ dễ thao tác hơn khi ngồi. Nâng cằm bệnh nhân lên giúp bác sĩ dễ đặt hai tay vào xương hàm dưới và chống lại xu hướng đưa hàm ra trước của một số bệnh nhân
Bước hai: Cố định đầu bệnh nhân.
Hạ thấp đầu bệnh nhân để đặt nó vào giữa lồng ngực và cánh tay. Nhiều nha sĩ thấy thoải mái hơn khi đặt đầu bệnh nhân vào giữa bụng. Tuy nhiên, một vài bất lợi có thể gặp là xu hướng đẩy lùi của hàm dưới. Điều đó cũng khó khăn hơn khi quan sát miệng bệnh nhân và bất tiện cho các trợ thủ trong kĩ thuật sử dụng bốn tay. Tuy nhiên, điều này có thể khắc phục hiệu quả bằng việc thực hành nhiều.
Bất cứ phương pháp được sử dụng, điều quan trọng là đầu phải được cố định để nó không di chuyển khi chúng ta thao tác trên hàm dưới. Không cố định được đầu là lỗi thường xảy ra.
Tìm hiểu thêm >>> Các phương pháp để xác định tương quan tâm
Bước ba: Sau khi đã cố định đầu bệnh nhân, nâng cằm bệnh nhân lên để kéo cổ hơi căng ra.
Hãy chắc chắn rằng nha sĩ đang ngồi ở tư thế thoải mái, đầu bệnh nhân đủ thấp để khi thao tác cẳng tay của nha sĩ gần như song song với sàn nhà.
Bước bốn: Nhẹ nhàng đặt bốn ngón tay của mỗi bàn tay trên bờ dưới của xương hàm dưới.
Ngón út nên nằm hơi lui phía sau góc hàm. Đặt các ngón tay thẳng hàng trên xương như thể bạn đang nâng đầu bệnh nhân lên. Giữ tất cả bốn ngón tay sát với nhau.
Bước năm: Đặt ngón cái sao cho ngón cái và các ngón còn lại tạo thành hình chữ C ở mỗi bàn tay.
Ngón cái nằm vừa khít ở hố cằm. Lúc này, không có bất kỳ áp lực nào được tạo ra. Tất cả các chuyển động nên được thực hiện một cách nhẹ nhàng.
Đảm bảo rằng các ngón tay được nằm đúng vị trí. Sai lầm phổ biến nhất trong việc tìm tương quan tâm là đặt các ngón tay quá xa về phía trước. Vẽ một đường tưởng tượng ở trung tâm của bờ dưới của xương hàm dưới (đường gạch chấm). Đường này chia thành hai nửa: nửa phía trước và nửa phía sau. Không được để cho ngón tay của bạn di chuyển về phía trước đường này. Giữ các ngón tay sát với nhau và giới hạn trong nửa sau, nơi bám các cơ nâng hàm.
Bước sáu: Với thao tác rất nhẹ nhàng, vận động hàm dưới để nó từ từ xoay mở ra và đóng lại.
Trong vận động bản lề, xương hàm dưới thường trượt vào vị trí tương quan tâm một cách tự động nếu không có lực nào tác động vào. Trước khi lồi cầu vào vị trí tương quan tâm, bất cứ áp lực nào tác động vào xương hàm dưới sẽ bị chống lại bởi cơ chân bướm ngoài. Các cơ đã co sẽ bị kéo dãn bởi áp lực và phản ứng lại bằng một sự co cơ lớn hơn (stretch reflex reaction). Khi các cơ bị kích thích co, rất khó để đưa lồi cầu về vị trí tương quan tâm. Chìa khóa cho kỹ thuật này là nhẹ nhàng. Không được tạo ra áp lực và không được lắc lắc vì điều này sẽ kích thích cơ phản ứng. Sử dụng chuyển động bản lề chậm (há ngậm) để không kích thích các cơ co.
Toàn bộ mục đích của bước này là làm ngừng hoạt động của các cơ. Chúng ta thường mô tả kỹ thuật này là “thư giãn hàm dưới” (romancing the mandible). Nên nhớ rằng, chúng ta thực sự chỉ để đặt lồi cầu vào vị trí cơ sinh lý mà chúng muốn – vị trí đúng tại hõm khớp. Khi há ngậm hàm ở vị trí này, không cần thiết phải há miệng rộng. Đường há ngậm khoảng 1 hoặc 2mm là có thể được. Khi chuyển động, không để các răng chạm nhau.
Nếu bệnh nhân chống lại kể cả khi thao tác nhẹ nhàng bằng việc giữ hàm tại lồi cằm, sử dụng hai tay nhẹ nhàng và yêu cầu bệnh nhân há và ngậm miệng (xoay đơn thuần) Tại thời điểm bắt đầu đóng hàm, xương hàm dưới thường tự động lui sau. Nếu tay bạn chỉ đơn giản đi cùng với xương hàm bệnh nhân, bạn sẽ cảm nhận được sự lùi lại của xương hàm. Sau đó, giữ xương hàm dưới cố định tại vị trí bản lề để chuẩn bị cho bước tiếp theo
Bước bảy: Sau khi xương hàm dưới gần như vận động bản lề một cách tự do và lồi cầu dường như hoàn toàn nằm trong hõm khớp, hầu hết các nhà lâm sàng có kinh nghiệm cho rằng xương hàm dưới đang ở vị trí tương quan tâm.
Theo: Sách Functional Occlusion From TMJ to Smile Design – Dawson