Quy trình xét nghiệm thời gian thrombin trên máy STA R MAX
Quy trình này giúp cho nhân viên khoa xét nghiệm thực hiện xét nghiệm thời gian thrombin trên máy STA R Max đúng chuẩn
Người thẩm định: Trương Công Duẩn
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 17/01/2022
1.Mục đích
Nội dung bài viết
1.1 Mục đích của quy trình
Quy trình này giúp cho nhân viên khoa xét nghiệm thực hiện xét nghiệm thời gian
thrombin trên máy STA R Max đúng chuẩn
1.2. Mục đích của xét nghiệm
Đảm bảo chất lượng xét nghiệm thời gian thrombin thực hiện bằng huyết tương được tách từ máu toàn phần chống đông bằng Citrate natri.
2. Phạm vi áp dụng
Xét nghiệm thời gian Thrombin tại khoa xét nghiệm, sử dụng máy STA R Max
3. Trách nhiệm
- Lãnh đạo đơn nguyên huyết học/ người có trách nhiệm giám sát nhân viên thực hiện.
- Bác sĩ, Kỹ thuật viên đơn nguyên huyết học đã được đào tạo thực hiện xét nghiệm theo quy trình.
4. Định nghĩa- Từ viết tắt
4.1. Định nghĩa: Không áp dụng
4.2. Chữ viết tắt
- TT: Thrombin time
- EQAs (External Quality Assessment Scheme): Chương trình ngoại kiểm tra chất lượng.
- IQC (Internal Quality control): Nội kiểm tra chất lượng.
- PXN: Phòng xét nghiệm.
- s (second): giây.
5. Chuẩn bị bệnh nhân/ Mẫu bệnh phẩm
5.1. Chuẩn bị bệnh nhân
Có thể lấy máu bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tốt nhất là lấy máu vào đầu giờ sáng, khi chưa ăn sáng.
5.2. Dụng cụ chứa mẫu bệnh phẩm, mẫu bệnh phẩm
Dụng cụ chứa mẫu bệnh phẩm là ống có chất chống đông Natri citrate 3,2%. Mẫu bệnh phẩm là máu ngoại vi toàn phần, tỷ lệ máu/dung dịch chống đông là 9/1. Thời gian ổn định mẫu ở nhiệt độ phòng xét nghiệm là 4 giờ. Nếu không thực hiện xét nghiệm ngay, mẫu huyết tương nghèo tiểu cầu cần loại bỏ tế bào và đông lạnh ở ≤ – 20℃ trong thời gian tối đa 2 tuần.
6. Trang thiết bị, thuốc thử và vật tư tiêu hao
6.1. Thiết bị
Máy xét nghiệm đông máu STA R max.
Máy tính và máy in
Máy ly tâm ống nghiệm
6.2. Hoá chất
Tên hóa chất | Bảo quản | Thời gian ổn định trên máy |
Thrombin 10 | 2 – 8℃ | 7 ngày |
Desorb U | 2 – 8℃ | 7 ngày |
Cleaner Solution | 15 – 25℃ | |
Cuvet | 15 – 25℃ |
6.3. Vật tư tiêu hao:
- Ống chống đông citrate 3,2%.
- Giá đựng ống nghiệm.
- Găng tay cao su.
- Giấy in A4.
- Thùng, túi đựng rác
7. Nguyên tắc/ nguyên lý
Trong sự hiện diện của một lượng thrombin đã xác định trước, huyết tương bình thường sẽ đông lại trong khoảng thời gian hữu hạn, đánh giá giai đoạn chuyển từ fibrinogen sang fibrin.
Phương pháp: Bổ sung thrombin (thuốc thử STA Thrombin) vào mẫu huyết tương, sẽ kích hoạt giai đoạn chuyển từ fibrinogen sang fibrin. Thời gian từ lúc cho thrombin vào tới lúc tạo thành cục đông là thời gian Thrombin
8. Nguyên tắc an toàn
- Không được để hoá chất tiếp xúc trực tiếp với mắt và da.
- Luôn đeo găng khi xử lý mẫu bệnh phẩm và làm xét nghiệm.
- Khử khuẩn bề mặt nơi làm việc, xử lý rác, bệnh phẩm theo quy định an toàn PXN
9. Các bước thực hiện quy trình
9.1. Chuẩn bị
- Trước khi bật máy: Kiểm tra hóa chất, thuốc thử; thùng chứa nước thải; giấy in; nguồn điện và các phích cắm điện.
- Nhân viên xét nghiệm chuẩn bị các mẫu bệnh phẩm xét nghiệm theo quy trình Giao nhận mẫu bệnh phẩm
9.2. Thực hiện kỹ thuật
Bước | Mô tả |
1 | Chuẩn bị và bổ sung toàn bộ hóa chất cần thiết liên quan đến test được chỉ định, luôn chú ý Cleaner solution, Cuvet, Desorb U. Bật máy theo hướng dẫn sử dụng máy STA R Max. Thực hiện QC theo hướng dẫn chạy mẫu nội kiểm trên máy STA R Max. |
2 | Nhân viên xét nghiệm kiểm tra mẫu bệnh phẩm, đảm bảo định danh người bệnh trên giấy chỉ định và trên ống mẫu trùng nhau; ống lấy đủ máu; không đông. Phân loại mẫu cấp cứu để riêng để làm trước |
3 | Ly tâm 2000- 2500G trong 15 phút, tách lấy huyết tương nghèo tiểu cầu để làm xét nghiệm |
4 | Thực hiện khai báo tên hoặc code của mẫu bệnh phẩm, các test được chỉ định và chạy mẫu: Xếp mẫu vào Rack chứa mẫu ↓ Cho Rack vào máy ở vị trí nạp Rack mẫu ↓ Máy sẽ tự động tải các chỉ định từ mạng LIS để thực hiện, Có thể thay đổi (thêm/ bỏ xét nghiệm) trên màn hình chạy mẫu Có thể lựa chọn mẫu bất kỳ là mẫu cấp cứu, máy sẽ ưu tiên xử lý trước ↓ Máy thực hiện xét nghiệm theo các chỉ định và đẩy kết quả lên phần mềm LIS |
5 | Lưu mẫu theo quy trình lưu và hủy mẫu bệnh phẩm. |
10. Kiểm soát chất lượng
10.1. Quy định kiểm soát chất lượng
Tuân thủ quy định đảm bảo chất lượng. Bảo dưỡng máy hàng ngày, tuần, tháng theo hướng dẫn sử dụng máy STA R Max
10.2. Nội kiểm tra chất lượng
Thực hiện theo quy định Kiểm soát chất lượng xét nghiệm. Thực hiện nội kiểm mỗi 8 giờ với 2 mức QC
10.3. Ngoại kiểm tra chất lượng
Thực hiện theo quy định Ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm
11. Diễn giải và báo cáo kết quả
11.1. Tính toán và biện luận kết quả
- Kết quả bình thường
Duyệt kết quả theo quy trình Xem xét và phê duyệt kết quả xét nghiệm.
- Kết quả bất thường
+ Khi kết quả quá thấp không đo được phải kiểm tra lại mẫu bệnh phẩm (bệnh phẩm quá ít, đông, nhầm lẫn bệnh phẩm, có bọt không…)
+ Khi mẫu có lượng HCT cao > 55% thực hiện điều chỉnh lại thể tích chống đông khi lấy mẫu.
+ Chạy lại mẫu sau khi đã loại trừ các bất thường về chất lượng mẫu.
11.2. Khoảng tham chiếu: 15-19s
11.3. Giá trị báo động: Không áp dụng
11.4. Khoảng tuyến tính: Không áp dụng
11.5. Khoảng báo cáo: 9-180s
11.6. Ý nghĩa lâm sàng
Bất thường | Giải thích |
TT kéo dài |
|
11.7. Kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng/ gây nhiễu
- Mẫu bệnh phẩm: không đúng tỷ lệ chống đông; nhầm bệnh phẩm; lấy máu từ đường truyền tĩnh mạch; garo quá 1 phút; lấy máu chậm; kim lấy máu quá nhỏ; mẫu nhiễm heparin; sai loại tube hoặc tube hết hạn sử dụng; Mẫu tăng độ đục.
- Vận chuyển mẫu bệnh phẩm: nhiệt độ bảo quản cao; thời gian lâu; rung lắc mẫu quá mạnh trong vận chuyển
12. Các ghi chú bổ sung
- Không nên bật, tắt máy nhiều lần trong ngày.
- Trong các trường hợp máy báo lỗi, tiến hành rửa máy, nếu không khắc phục được, liên hệ với kỹ sư của công ty theo qui định của Bệnh viện.
13. Lưu trữ hồ sơ: thực hiện theo quy định
14. Tài liệu tham khảo
- Tiêu chuẩn ISO 15189:2012 (TCVN ISO15189:2014): Phòng thí nghiệm Y tế – Yêu cầu cụ thể về chất lượng và năng lực.
- ARLM 03 (01/2020) – Yêu cầu bổ sung đánh giá phòng xét nghiệm Y tế của Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA), Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Bộ Y tế: Quyết định 5530/QĐ-BYT ban hành 25/12/2015 “về việc hướng dẫn xây dựng quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất lượng xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh”.
- Bộ Y tế (2012), “Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Huyết học-Truyền máu-Miễn dịch-Di truyền”, NXB Y học.
- Bộ Y tế (2017): Quyết định số 3336/QĐ-BYT, ngày 20/07/2017. “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Huyết học-Truyền máu-Miễn dịch-Di truyền-Sinh học phân tử”.
- STA R Max Maintainance training guide.
- Thông tin hóa chất STA thrombin 10.
- College of American Pathologists 325 Waukegan Road Northfield, IL 60093-2750 www.cap.org 09.17.2019.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó