MỚI

Implant một thì – Chỉ định cụ thể và yếu tố tiên lượng

Ngày xuất bản: 09/05/2023

Tổng quan, kỹ thuật một thì có thể được ưu tiên ở bệnh nhân mất răng bán phần, bởi vì nó giảm bớt một lần can thiệp phẫu thuật và rút ngắn thời gian điều trị, trong khi kỹ thuật vùi hai thì có thể được chỉ định khi implant không đạt được độ ổn định sơ khởi tối ưu, hoặc khi sử dụng hàng rào cho tái tạo mô có hướng dẫn, hoặc khi dự đoán được phục hình tạm tháo lắp có thể truyền lực quá mức lên abutment, đặc biệt là ở bệnh nhân mất răng toàn bộ. Một số nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã cho thấy implant titanium một thì đạt được sự tích hợp mô thành công tương tự như implant vùi. Cùng phân tích rõ ràng các chỉ định cụ thể và đánh giá yếu tố tiên lượng đối với dạng Implant một thì, được áp dụng rất phổ biến trên lâm sàng.

Minh hoạ về Implant một thì của hãng Blue Sky Bio
Minh hoạ về Implant một thì của hãng Blue Sky Bio

1. Chỉ định cụ thể đối với phẫu thuật Implant một thì

Một tổng quan hệ thống gần đây của các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng đã kết luận rằng kỹ thuật một thì có thể được ưu tiên ở bệnh nhân mất răng bán phần, bởi vì nó giảm bớt một lần can thiệp phẫu thuật và rút ngắn thời gian điều trị, trong khi kỹ thuật vùi hai thì có thể được chỉ định khi implant không đạt được độ ổn định sơ khởi tối ưu, hoặc khi sử dụng hàng rào cho tái tạo mô có hướng dẫn, hoặc khi dự đoán được phục hình tạm tháo lắp có thể truyền lực quá mức lên abutment, đặc biệt là ở bệnh nhân mất răng toàn bộ. Ngoài ra, implant chìm còn được sử dụng phổ biến hơn ở những vị trí thẩm mỹ như vùng răng trước hàm trên là nơi có yêu cầu thẩm mỹ và mong đợi cao từ bệnh nhân.

>>> Xem thêm: Chỉnh nha trên nền bệnh nhân làm implant – cần lưu ý gì?

2. Tiên lượng lâu dài loại hai thì có tốt hơn hay không?

Một số nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã cho thấy implant titanium không vùi đạt được sự tích hợp mô thành công tương tự như implant vùi.

Trong một tổng quan hệ thống năm 2009, các tác giả đã kết luận rằng số lượng bệnh nhân trong các nghiên cứu được đánh giá quá nhỏ để có thể rút ra kết luận sau cùng về hiệu quả, tiên lượng lâu dài, và sự khác biệt lâm sàng đáng kể giữa các implant được đặt theo kỹ thuật một thì (không vùi) với kỹ thuật hai thì (vùi). Ngoài ra, phần lớn nghiên cứu có nguy cơ sai lệch cao, do đó, bằng chứng không đủ để rút ra kết luận đáng tin cậy.

Các thử nghiệm đã đánh giá sự thay đổi viền xương quanh implant giữa các implant được đặt theo kỹ thuật một thì với kỹ thuật hai thì, và siêu phân tích các thử nghiệm này không cho thấy sự khác biệt đáng kể về sự tiêu xương giữa hai phương pháp. Tổng quan hệ thống trên cũng đã kết luận rằng, xem xét kết quả của tất cả các thử nghiệm lâm sàng cho thấy không có sự khác biệt lâm sàng lớn giữa hai quy trình, tuy nhiên, những phát hiện ban đầu này cần được xác nhận thêm bởi những thử nghiệm mạnh hơn.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng của loại Implant này

Chưa có yếu tố rõ ràng có thể ảnh hưởng đến tiên lượng của implant một thì. Có một số yếu tố có thể liên quan, được ghi nhận trong một vài thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Trong một thử nghiệm lâm sàng so sánh 4-6 implant ở hàm dưới mất răng cho thấy implant được đặt bằng phương pháp một thì gặp thất bại nhiều hơn. Giải thích cho tỷ lệ thất bại cao hơn ở bệnh nhân mất răng khi đặt implant theo phương pháp một thì có thể là do hàm giả có thể truyền tải lực quá mức lên trụ lành thương trong quá trình diễn ra sự tích hợp xương.

Một thử nghiệm lâm sàng khác đã đề cập đến một yếu tố nữa có thể liên quan là đặc điểm bề mặt của implant được sử dụng (bề mặt gia công hay bề mặt tiện). Người ta giả thiết rằng implant có bề mặt tiện có thể có nguy cơ thất bại implant sớm cao hơn, và nguy cơ này có thể tăng lên nếu implant được tải lực trong suốt giai đoạn lành thương xương.

Một số thử nghiệm lâm sàng còn đánh giá các biến chứng xảy ra sau khi đặt implant theo kỹ thuật một thì và hai thì. Một thử nghiệm đa trung tâm khảo sát những bệnh nhân mất răng hàm dưới và đánh giá các biến chứng xảy ra sau khi sử dụng hai phương pháp. Điều ấn tượng là biến chứng xảy ra nhiều hơn ở nhóm một thì, liên quan đến sự kết nối abutment, cụ thể là phản ứng mô mềm và đau.

Kết quả thẩm mỹ chỉ được báo cáo trong một thử nghiệm. Không có khác biệt về sự tụt mô mềm xung quanh implant được đặt sau nhổ răng bằng kỹ thuật vùi hay không vùi. Dù là phương pháp nào thì đều nhận thấy sự tụt mô mềm trung bình 1 mm sau 1 năm so với trước khi nhổ răng. Những thay đổi trong chiều cao mô sừng hóa cũng được đánh giá trong thử nghiệm này, và nhận thấy sau 1 năm theo dõi, mô sừng hóa giảm có ý nghĩa thống kê (1.1 mm) xung quanh implant được đặt bằng kỹ thuật hai thì. Bởi vì phát hiện này được ghi nhận ở những vị trí sau nhổ răng (là những vị trí mà vạt phải di động để đóng ổ răng, nên đường nối niêm mạc đã di chuyển về phía thân răng), do đó không thể áp dụng cho các vị trí không nhổ răng, khi mà mô không cần di động.

>>> Xem thêm: Cấu trúc implant nha khoa – Tích hợp xương, tương hợp về mặt sinh học

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.

facebook
17

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia