MỚI

Báo cáo về 2 trường hợp cải thiện rối loạn chức năng ruột ở bệnh nhân nứt đốt sống sau khi cấy ghép tế bào đơn nhân tủy xương

Ngày xuất bản: 27/03/2023

Rối loạn chức năng ruột là một rối loạn tiêu hoá chức năng đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và thay đổi thói quen đi đại tiện mà không tìm thấy tổn thương thực thể nào ở hệ tiêu hóa với tần suất xuất hiện ít nhất một ngày mỗi tuần kéo dài trong ba tháng qua. Nhân 2 ca lâm sàng, chúng tôi báo cáo trường hợp cấy ghép tế bào đơn nhân tủy xương để cải thiện chức năng ruột ở bệnh nhân nứt đốt sống.

Nhóm Tác giả: Nguyen Thanh Liem (1), Vu Duy Chinh (2), Nguyen Thi Thinh (3), Ngo Duy Minh (3), Hoang Minh Duc (1)

Đơn vị công tác

  1. Khoa Tế bào gốc và Tế bào miễn dịch, Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec, Times City, Hà Nội, Việt Nam.
  2. Trung tâm tư vấn, điều trị Tâm bệnh và Tự kỷ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Times City, Hà Nội, Việt Nam.
  3. Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Times City, Hà Nội, Việt Nam.

1. Tổng quan

1.1. Đặt vấn đề

Rối loạn chức năng ruột được quan sát thấy ở 42,2-71,2% bệnh nhân bị nứt đốt sống. Phương pháp điều trị truyền thống mang lại kết quả hạn chế. Mục tiêu của bài báo này là báo cáo về sự cải thiện chức năng ruột ở 2 trẻ em bị nứt đốt sống sau khi cấy ghép tế bào đơn nhân có nguồn gốc từ tủy xương. 

1.2. Báo cáo trường hợp

Hai bệnh nhân – 14 tuổi và 11 tuổi – bị rối loạn chức năng ruột sau khi sửa chữa thoát vị màng não tủy đã trải qua 2 lần cấy ghép tế bào đơn nhân tủy xương mà không có biến chứng. Những bệnh nhân này đại tiện bình thường, được đánh giá qua quá trình theo dõi lần lượt là 21 tháng và 16 tháng.

1.3. Kết luận

Cấy ghép tế bào đơn nhân tủy xương có thể cải thiện chức năng ruột, như đã được chứng minh ở 2 bệnh nhân bị nứt đốt sống.

PMID: 30143601       PMCID: PMC6120349      DOI: 10.12659/AJCR.909801

Tài liệu tham khảo

Để đọc chi tiết bài nghiên cứu, vui lòng truy cập Tại đây

Nguồn tra cứu:  https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov 

Abstract

Background: Bowel dysfunction is observed in 42.2-71.2% of patients with spina bifida. Traditional treatments yield limited results. The objective of this paper is to report on improvement in bowel function in 2 children with spina bifida following bone marrow-derived mononuclear cells transplantation. 

Case report: Two patients – 14 years old and 11 years old – with bowel dysfunction after myelomeningocele repair underwent 2 BMMNC transplantations without complications. Those patients had normal defecation, assessed through follow-ups of 21 months and 16 months, respectively. 

Conclusions: BMMNC transplantation can improve bowel function, as demonstrated in 2 patients with spina bifida.

facebook
1

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY