Nội dung bài viết
Zestoretic: Công dụng và những điều cần lưu ý
Thuốc Zestoretic được chỉ định điều trị bệnh nhân tăng huyết áp từ nhẹ đến trung bình đang được điều trị ổn định với cùng thuốc đơn lẻ ở từng mức liều tỷ lệ 20 mg/12,5 mg.
Chỉ định sử dụng thuốc Zestoretic 20 mg:
- Thuốc Zestoretic được chỉ định dùng trong điều trị bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.
Chống chỉ định sử dụng Zestoretic:
- Quá mẫn với các hoạt chất hoặc bất kỳ tá dược nào có trong sản phẩm thuốc;
- Quá mẫn với bất kỳ các thuốc ức chế men chuyển (ACEi) khác;
- Quá mẫn với bất kỳ các thuốc dẫn xuất của sulfonamid;
- Tiền sử phù mạch với liệu pháp ức chế men chuyển trước đó;
- Phù mạch di truyền hay vô căn;
- 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ;
- Suy thận nặng (creatinin ≤ 30 mL/phút);
- Vô niệu;
- Suy gan nặng;
- Chống chỉ định dùng đồng thời Zestoretic với sản phẩm chứa aliskiren ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc bệnh nhân suy thận (GFR < 60 ml/ phút/ 1,73m2).
Thận trọng khi sử dụng:
- Hạ huyết áp có triệu chứng;
- Hẹp van động mạch chủ và van hai lá/ bệnh cơ tim phì đại;
- Ức chế kép hệ renin-angiotensin-aldosteron;
- Tổn thương chức năng thận và ghép thận;
- Suy gan: Bệnh nhân có thay đổi chức năng gan hoặc có bệnh gan tiến triển nên thận trọng khi sử dụng thuốc có hoạt chất thiazid bởi vì những thay đổi nhỏ trong cân bằng điện giải cũng có thể gây tổn thương gan;
- Phẫu thuật và gây mê: Với các bệnh nhân trong đại phẫu thuật hoặc dùng các thuốc mê gây hạ huyết áp, lisinopril có thể ngăn cản tạo thành angiotensin II thứ phát do giải phóng renin bù;
- Ảnh hưởng lên nội tiết và chuyển hóa: Thuốc làm giảm dung nạp glucose. Có thể cần điều chỉnh liều các thuốc trị đái tháo đường, kể cả insulin;
- Mất cân bằng điện giải: Nên kiểm tra định kỳ nồng độ các chất điện giải trong huyết thanh vào các khoảng thời gian thích hợp;
- Tăng kali máu: Bệnh nhân có nguy cơ tăng kali máu bao gồm những người có suy thận, đái tháo đường hoặc những người sử dụng đồng thời thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, bổ sung kali hoặc muối thay thế có chức kali, hoặc những bệnh nhân đang dùng các thuốc khác có liên quan với tăng kali huyết thanh;
- Bệnh nhân đái tháo đường: Kiểm soát đường huyết nên được theo dõi chặt chẽ trong tháng đầu điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển;
- Quá mẫn/ phù mạch: Phù thần kinh mạch mặt, chi, môi, lưỡi, thanh môn và/hoặc thanh quản hiếm thấy ở các bệnh nhân điều trị bằng các thuốc ức chế men chuyển kể cả Lisinopril. Trong các trường hợp này, phải ngừng dùng lisinopril ngay và có sự theo dõi hợp lý, đảm bảo các triệu chứng này mất đi hoàn toàn trước khi ngừng theo dõi bệnh nhân;
- Giải mẫn cảm: Có thể xảy ra phản ứng loại phản vệ kéo dài;
- Ho: Điển hình là ho khan, dai dẳng và tự hết khi ngưng thuốc. Ho có nhiều nguyên nhân, mỗi triệu chứng ho sẽ có các tương tác thuốc khác nhau, vì vậy bệnh nhân cần được thăm khám và chỉ định liều dùng thuốc phù hợp bởi bác sĩ;
- Lithi: Không khuyến khích phối hợp với thuốc ức chế men chuyển;
- Xét nghiệm chống doping: Thuốc chứa hydrochlorothiazide có thể cho kết quả dương tính với các xét nghiệm chống doping.
- Khả năng lái xe và vận hành máy móc: Thuốc có thể gây ảnh hưởng từ nhẹ đến trung bình đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Đặc biệt khi bắt đầu điều trị hoặc thay đổi liều và khi dùng cùng với rượu, nhưng những ảnh hưởng này phụ thuộc vào sự nhạy cảm của từng bệnh nhân. Khi lái xe và vận hành máy móc, nên chú ý là thuốc có thể gây chóng mặt hoặc mệt mỏi;
- Thời kỳ mang thai: Do các thuốc ức chế men chuyển angiotensine qua được nhau thai, thuốc có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều hoà huyết áp thai nhi. Thiểu ối, hạ huyết áp, thiểu niệu, vô niệu và giảm sản xương sọ sơ sinh đã được báo cáo khi dùng các thuốc ức chế men chuyển angiotensine trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ. Tương tự, dùng thuốc trong giai đoạn này có thể gây sanh non hoặc sanh nhẹ cân. Vì vậy, như mọi thuốc ức chế men chuyển angiotensine khác, không nên dùng lisinopril trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
- Thời kỳ cho con bú: Không rõ lisinopril có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Do có tính năng sinh các tác dụng ngoại ý trên trẻ bú mẹ có mẹ đang điều trị bằng các thuốc ức chế men chuyển angiotensine và hydrochlorothiazide, cần quyết định ngưng cho bú và/hoặc ngưng dùng Linoritic Forte, dựa trên tầm quan trọng của thuốc đối với bà mẹ đang cho con bú.
Khi sử dụng thuốc Zestoretic 20, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng không mong muốn như sau:
Các tác dụng phụ thường gặp:
- Rối loạn tâm thần và rối loạn hệ thần kinh: Chóng mặt, nhức đầu, ngất;
- Rối loạn tim mạch: Tác động tư thế;
- Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất;
- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn;
- Rối loạn thận và tiết niệu: Rối loạn chức năng thận.
Một số tác dụng phụ ít gặp:
- Rối loạn tâm thần và rối loạn hệ thần kinh: Dị cảm, chóng mặt, rối loạn vị giác và giấc ngủ, thay đổi tâm trạng, triệu chứng trầm cảm;
- Rối loạn tim mạch: Nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não, có thể là thứ phát do tụt huyết áp quá mức ở bệnh nhân có nguy cơ cao;
- Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất: Viêm mũi;
- Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng và khó tiêu;
- Rối loạn gan mật: Tăng men gan và bilirubin;
- Rối loạn da và mô dưới da: Phát ban, ngứa;
- Rối loạn hệ sinh sản và tuyến vú: Bất lực;
- Các rối loạn tổng quát và tính trạng tại chỗ: Suy nhược, mệt mỏi;
- Các kết quả xét nghiệm: Tăng ure máu, tăng creatinin huyết thanh, tăng kali máu.
Trường hợp tác dụng phụ hiếm gặp:
- Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Giảm hemoglobin, giảm hematocrit;
- Rối loạn hệ nội tiết: Hội chứng bài tiết hormon kháng lợi tiểu không thích hợp;
- Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ đường huyết;
- Rối loạn tâm thần và rối loạn hệ thần kinh: Rối loạn tâm thần, rối loạn khứu giác;
- Rối loạn tiêu hóa
- Rối loạn da và mô dưới da: Quá nẫn/phù thần kinh mạch (phù thần kinh mạch mặt, chỉ, môi, lưỡi, thanh môn và/hoặc thanh quản);
- Rối loạn thận và tiết niệu: Tăng ure máu, suy thận cấp;
- Rối loạn hệ sinh sản và tuyến vú: Nữ hóa tuyến vú;
- Các kết quả xét nghiệm: Hạ natri máu;
Tác dụng phụ rất hiếm gặp:
- Cận lâm sàng: Hạ đường huyết, tăng acid uric huyết, tăng hoặc giảm kali huyết;
- Tăng nitrogen urê huyết và creatinin huyết thanh, thiếu máu;
- Rối loạn gan mật: Viêm gan;
- Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Suy tủy xương, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết, hạch bạch huyết, bệnh tự miễn;
- Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất: Co thắt phế quản, viêm xoang, viêm phế quản/ viêm phổi tăng bạch cầu ái toan;
- Rối loạn tiêu hóa: Viêm tụy, phù mạch tại ruột;
- Rối loạn da và mô dưới da: Teo da, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng;
- Rối loạn thận và tiết niệu: Thiểu niệu, vô niệu.
Cách dùng: Dùng đường uống.
Liều dùng thuốc Zestoretic:
- Liều thông thường là 1 viên, dùng 1 lần/ngày. Cũng như các thuốc khác dùng 1 lần duy nhất/ngày, Zestoretic 20 nên được uống vào cùng 1 thời điểm trong ngày. Nếu dùng thuốc đều đặn từ 2-4 tuần mà không thấy những tác dụng rõ rệt thì bệnh nhân có thể tăng liều lên 2 viên, dùng 1 lần/ngày.
- Liều dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp kèm suy thận: Các Thiazid không phải là thuốc lợi tiểu phù hợp cho các bệnh nhân suy thận và không hiệu quả ở mức độ thanh thải creatinin ≤ 30 mL/phút (suy thận mức độ trung bình đến nặng). Không dùng Zestoretic điều trị khởi đầu ở bệnh nhân suy thận. Có thể dùng ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin từ 30 mL/phút đến 80 mL/phút, Zestoretic có thể được dùng nhưng chỉ được dùng nhưng chỉ sau khi đã điều chỉnh liều cho từng thành phần riêng của thuộc. Liều khởi đầu lisinopril khi sử dụng đơn lẻ ở bệnh nhân suy thận nhẹ là 5 – 10 mg.
- Điều trị trước đó bằng các thuốc lợi tiểu: Hạ huyết áp có triệu chứng có thể xảy ra sau liều khởi đầu Zestoretic. Điều này dễ xảy ra ở các bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn và/hoặc chất điện giải. Nên ngưng điều trị bằng các thuốc lợi tiểu 2-3 ngày trước khi dùng Zestoretic. Nếu không, chỉ được bắt đầu điều trị riêng lẻ bằng lisinopril với liều 5 mg.
- Liều dùng thuốc ở trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của thuốc trên trẻ em chưa được xác định cụ thể.
- Liều dùng thuốc ở người cao tuổi: Lisinopril với khoảng liều dùng hàng ngày từ 20 mg đến 80 mg cho hiệu quả tương đương ở bệnh nhân cao tuổi bị tăng huyết áp (≥ 65 tuổi) và bệnh nhân tăng huyết áp không thuộc nhóm người cao tuổi. Ở bệnh nhân cao tuổi bị tăng huyết áp, đơn trị liệu bằng lisinopril có hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp tâm trương tương đương với đơn trị liệu bằng hydroclorothiazid hoặc atenolol. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy tuổi tác không ảnh hưởng lên sự dung nạp lisinopril.
Đang được cập nhật thông tin.