Nội dung bài viết
Solumedrol: Công dụng và những điều cần lưu ý
Thuốc Solumedrol 40mg có tác dụng chống viêm hoặc ức chế miễn dịch, được dùng trong điều trị các trường hợp sau:
- Bổ trợ khi tính mạng người bệnh bị đe dọa.
- Các rối loạn khi bệnh đang trong giai đoạn kịch phát hoặc không đáp ứng với cách điều trị chuẩn, bao gồm viêm khớp dạng thấp, viêm đa cơ, đa xơ cứng, lupus ban đỏ, viêm tiểu cầu thận.
- Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
- Chống buồn nôn, nôn ở bệnh nhân ung thư đang hóa trị.
- Tổn thương tủy sống cấp tính.
- Viêm phổi ở bệnh nhân AIDS do Pneumocystis carinii.
- Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính trong các cơn kịch phát.
Tác dụng phụ của thuốc Solumedrol có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, trong thời gian dài hoặc ngắn. Thuốc gây ra các rối loạn ở hệ miễn dịch, nội tiết, quá trình chuyển hóa, dinh dưỡng, tâm thần, hệ thần kinh, mắt, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, da, cơ xương và mô liên kết, sinh sản, các rối loạn chung.
Một số tác dụng không mong muốn của Solumedrol 40mg có thể xuất hiện trong hoặc sau khi tiêm như:
- Huyết áp, nhịp tim thay đổi;
- Tăng đường máu;
- Mất cân bằng điện giải;
- Da đỏ bừng, ra mồ hôi, khó ngủ, co giật;
- Miệng có vị kim loại;
- Rối loạn tâm thần, thay đổi tâm trạng và hành vi;
- Nhiễm trùng hoặc sốc phản vệ.
Một số tác dụng không mong muốn xuất hiện trong thời gian dài như nổi mụn, tăng cân, rạn da, da mỏng, tăng mỡ máu và đường huyết, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, giảm mật độ xương và tăng nguy cơ xương bị hoại tử, nhược cơ, nhiễm trùng, ức chế sự tăng trưởng.
Liều dùng thuốc Solumedrol 40mg đối với từng trường hợp điều trị cụ thể như sau:
- Bổ trợ khi đe dọa tính mạng: Tiêm tĩnh mạch 30mg/kg cân nặng trong tối thiểu thời gian là 30 phút. Tiêm nhắc lại sau 4 - 6 giờ trong 48 giờ.
- Rối loạn thấp khớp: Tiêm tĩnh mạch 1g/ngày trong khoảng thời gian từ 1 - 4 ngày hoặc 1g/tháng trong khoảng thời gian 6 tháng. Liều nhắc lại được thực hiện trong trường hợp 1 tuần sau điều trị nhưng không cải thiện hoặc theo yêu cầu của bệnh nhân.
- Lupus ban đỏ hệ thống: Tiêm tĩnh mạch 1g/ngày trong 3 ngày trong tối thiểu 30 phút. Liều dùng Solumedrol nhắc lại được thực hiện trong trường hợp 1 tuần sau điều trị nhưng không cải thiện hoặc theo yêu cầu của bệnh nhân.
- Xơ cứng nhiều chỗ: Tiêm tĩnh mạch 1g/ngày tối thiểu 30 phút trong khoảng 3 hoặc 5 ngày. Liều nhắc lại được thực hiện trong trường hợp 1 tuần sau điều trị nhưng không cải thiện hoặc theo yêu cầu của bệnh nhân.
- Viêm tiểu cầu thận, viêm thận do lupus gây phù: Tiêm tĩnh mạch 30mg/kg cân nặng/2 ngày/lần trong khoảng thời gian 4 ngày hoặc 1g/ngày trong khoảng 3,5 hoặc 7 ngày. Liều dùng Solumedrol nhắc lại được thực hiện trong trường hợp 1 tuần sau điều trị nhưng không cải thiện hoặc theo yêu cầu của bệnh nhân.
- Ung thư giai đoạn cuối: Tiêm tĩnh mạch 125mg/ngày trong 8 tuần.
- Ngừa buồn nôn, nôn ở bệnh nhân ung thư đang hóa trị: Tiêm tĩnh mạch Solumedrol 250mg tối thiểu 5 phút trước khi hóa trị 1 giờ. Khi bắt đầu hoặc thôi hóa trị cần nhắc lại liều dùng Solumedrol. Để tăng hiệu lực chống nôn, có thể phối hợp liều đầu tiên với dẫn xuất clo của phenothiazin.
- Điều trị tổn hại tủy sống cấp tính: Việc điều trị tốt nhất nên được thực hiện trong 8 giờ khi mắc bệnh. Với bệnh nhân bắt đầu điều trị trong vòng 3 giờ khi mắc bệnh: Tiêm tĩnh mạch 30mg/kg cân nặng trong 15 phút, nghỉ 45 phút rồi truyền tĩnh mạch liên tục 5,4mg/kg cân nặng/giờ trong 23 giờ ở bệnh nhân được điều trị trong 3 giờ đầu tiên hoặc truyền tĩnh mạch 5,4mg/kg cân nặng/giờ trong 47 giờ ở bệnh nhân được điều trị trong 3 - 8 giờ.
- Bệnh nhân AIDS bị viêm phổi do Pneumocystis carinii: Tiêm tĩnh mạch Solumedrol 40mg mỗi 6 - 12 giờ trong vòng 72 giờ cho đến tối đa là 21 ngày hoặc kết thúc điều trị pneumocystis. Ngoài ra, nên xem xét sử dụng thêm thuốc chống lao và theo dõi nhiễm khuẩn.
- Tắc nghẽn phổi mãn tính (các đợt kịch phát): Tiêm tĩnh mạch 0,5mg/kg cân nặng trong 6 giờ và dùng trong 72 giờ; hoặc tiêm tĩnh mạch 125mg mỗi 6 giờ cũng trong 72 giờ nhưng sau đó chuyển sang corticoid đường uống với liều giảm dần. Thời gian điều trị với Solumedrol tối thiểu là 2 tuần.
Thuốc Solumedrol 40mg được dùng theo đường truyền tĩnh mạch, sau khi pha loãng với dung dịch muối đẳng trương hoặc dextrose 5%, trong quá trình truyền phải luôn có bác sĩ hoặc nhân viên y tế theo dõi và giám sát để đề phòng có tác dụng phụ xảy ra sẽ giảm tốc độ truyền. Ngoài ra, Solumedrol cũng cũng có thể được dùng để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp nhưng tiêm chậm.