Nội dung bài viết
Salicylic Acid: Công dụng và những điều cần lưu ý
Thuốc mỡ bôi da: Salicylic 5% 15 g.
Thuốc tiêu sừng.
Làm bạt sừng, bong vảy, trị vảy nến và nấm.
Bôi thuốc lên mụn cóc, nốt ruồi, bớt trên mặt hoặc trên bộ phận sinh dục; không dùng trên diện da rộng, da bị tổn thương, dễ nhạy cảm hoặc trên niêm mạc.
NB suy giảm tuần hoàn ngoại vi; đái tháo đường có nguy cơ bị bệnh động mạch ngoại biên do biến chứng thần kinh vì nguy cơ gây viêm loét cấp, đặc biệt trên bàn chân. Trẻ em: tăng nguy cơ ngộ độc do tăng hấp thu và tăng tỉ lệ diện tích da cần điều trị/tổng diện tích da, không dùng cho trẻ sơ sinh.
Thường gặp: Kích ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt. Ít gặp: Kích ứng da từ trung bình đến nặng, loét hoặc ăn mòn da nếu dùng ở nồng độ cao. Hiếm gặp: Ngộ độc salicylate nếu dùng lâu ngày trên diện rộng với các triệu chứng như lú lẫn, chóng mặt, đau đầu, thở nhanh, có tiếng vo vo bên tai, nguy cơ ngộ độc gia tăng ở trẻ em khi bôi diện rộng hoặc trên vùng da được băng kín.
Rửa sạch vết thương, lau khô rồi bôi tại chỗ 2 - 4 lần/ngày.
Tránh tiếp xúc với mắt, môi, niêm mạc mũi, vùng da bị tổn thương; rửa tay kĩ ngay sau khi bôi thuốc (ngoại trừ vùng điều trị trên tay).
Phụ nữ có thai: C (FDA). Thiếu dữ liệu an toàn, có thể bôi vùng da nhỏ, cần tránh sử dụng trên diện rộng do tăng hấp thu toàn thân.
Phụ nữ cho con bú: Sử dụng thận trọng, an toàn khi bôi vùng da nhỏ. Không bôi thuốc vào vùng quanh vú để tránh trẻ nuốt phải thuốc.
Không cần hiệu chỉnh liều trên NB suy thận.
TLTK: AMH, BNF, NSX, Uptodate.
Nội dung được trích từ Sổ tay sử dụng thuốc Vinmec 2019 do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec biên soạn, Nhà xuất bản Y học ấn hành tháng 9/2019. Tài liệu thuộc bản quyền của Hệ thống Y tế Vinmec. Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin giới thiệu dưới đây dành cho các cán bộ y tế dùng để tra cứu, sử dụng trong công tác chuyên môn hàng ngày. Đối với người bệnh, khi sử dụng cần có chỉ định/ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ/ dược sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.