Nội dung bài viết
Ropivacaine: Công dụng và những điều cần lưu ý
Dung dịch tiêm: Anaropin 2 mg/ml × 20 ml; 5 mg/ml × 10 ml.
Gây tê nhóm amide.
Gây tê phẫu thuật, thủ thuật: Gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống, phong bế thân thần kinh, phong bế thần kinh ngoại biên và gây tê vùng có chọn lọc. Giảm đau cấp (sau phẫu thuật, thủ thuât, sau chấn thương), giảm đau cho chuyển dạ (sinh không đau).
Quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc, quá mẫn với các chất gây tê nhóm amide.
N/A
Thường gặp: Hạ HA, chậm nhịp tim, buồn nôn, nôn, bí tiểu, rét run. Ngộ độc thuốc tê (tuần hoàn: Nhịp chậm, ngoại tâm thu, xoắn đỉnh, rung thất, ngừng tim. Thần kinh: Tê lưỡi, cảm giác kim loại ở miệng, co giật, lơ mơ, hôn mê). Các biểu hiện của phản ứng quá mẫn: Mẩn đỏ, mày đay….
- Liều dùng phụ thuộc từng loại phẫu thuật, phương pháp vô cảm, mức độ gây tê cần đạt và tình trạng của từng NB. Nên giảm liều ở trẻ em, người cao tuổi, suy nhược, NB nặng, người có bệnh lý tim mạch, gan. Cần dò liều, nên dùng liều thấp nhất ở nồng độ thấp nhất có hiệu quả gây tê thích hợp.
- Liều tối đa:
+ Người lớn, trẻ em > 12 tuổi: 3 mg/kg/liều (có thể lên tới 200 mg/liều). Tối đa: 800 mg/ngày.
+ Trẻ em < 12 tuổi: 2,5 mg/kg/liều, tối đa 150 mg/liều hoặc 0,15 - 0,4 mg/kg/giờ.
TUYỆT ĐỐI KHÔNG TIÊM TM. Thuốc chỉ dùng 1 lần, loại bỏ phần còn thừa.
Phụ nữ có thai: B1 (TGA), B (FDA).
Phụ nữ cho con bú: Có thể sử dụng.
Không cần hiệu chỉnh liều cho NB suy thận.
TLTK: NSX, AMH, BNF, Micromedex, Mother’s Milk
Nội dung được trích từ Sổ tay sử dụng thuốc Vinmec 2019 do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec biên soạn, Nhà xuất bản Y học ấn hành tháng 9/2019. Tài liệu thuộc bản quyền của Hệ thống Y tế Vinmec. Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin giới thiệu dưới đây dành cho các cán bộ y tế dùng để tra cứu, sử dụng trong công tác chuyên môn hàng ngày. Đối với người bệnh, khi sử dụng cần có chỉ định/ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ/ dược sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.