Nội dung bài viết
Madopar: Công dụng và những điều cần lưu ý
Thuốc này chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị quá mẫn với levodopa, benserazide hoặc thành phần khác có trong thuốc;
- Không phối hợp thuốc Madopar với thuốc ức chế MAO (ức chế không chọn lọc men monoamine oxidase);
- Bệnh nhân bị bệnh nội tiết, bệnh gan hoặc thận mất bù (trừ người bệnh dạng lọc thận), người bệnh tâm thần với biểu hiện loạn thần, các rối loạn tim mạch hoặc glocom góc đóng;
- Bệnh nhân dưới 25 tuổi;
- Phụ nữ có thai, phụ nữ có khả năng mang thai nhưng không áp dụng các biện pháp tránh thai. Nên ngưng dùng thuốc nếu mang thai trong thời gian sử dụng Madopar;
- Người có tiền sử hoặc có nguy cơ u sắc tố ác tính;
- Không dùng đồng thời Madopar với thuốc an thần kinh có tác dụng chống nôn.
Một số lưu ý người dùng cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Madopar:
- Khi sử dụng đồng thời Madopar với các thuốc khác, người bệnh cần được theo dõi cẩn thận các tác dụng phụ bất thường hoặc tình trạng tăng tác động của thuốc;
-Thuốc Madopar có thể gây ra phản ứng quá mẫn ở bệnh nhân mẫn cảm;
- Cần thường xuyên đo nhãn áp cho bệnh nhân bị glôcôm góc mở vì levodopa (thành phần chính của thuốc Madopar) có thể làm tăng nhãn áp;
- Thận trọng khi sử dụng thuốc Madopar cho bệnh nhân có tiền sử bệnh động mạch vành, suy tim hoặc loạn nhịp tim;
- Cần theo dõi, chăm sóc đặc biệt chức năng tim ở bệnh nhân dùng thuốc Madopar trong giai đoạn đầu điều trị và theo dõi định kỳ trong suốt quá trình sử dụng thuốc;
- Theo dõi sát về tình trạng sức khỏe ở những bệnh nhân dùng thuốc Madopar và có nguy cơ như tuổi cao, dùng đồng thời với thuốc chống tăng huyết áp hoặc các thuốc có thể gây tụt huyết áp tư thế đứng, người có tiền sử tụt huyết áp tư thế đứng (đặc biệt chú trọng theo dõi trong giai đoạn đầu dùng thuốc hoặc khi tăng liều);
- Thuốc Madopar có thể gây giảm số lượng tế bào máu (giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tan huyết). Một số trường hợp mất bạch cầu hạt và giảm toàn thể huyết cầu. Vì vậy, cần định kỳ kiểm tra công thức máu trong suốt quá trình điều trị với thuốc;
- Bệnh nhân điều trị với thuốc Madopar có thể bị trầm cảm, hội chứng chân không yên. Người bệnh cần được theo dõi cẩn thận những thay đổi về tâm thần và trầm cảm;
- Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc Madopar cần phải gây mê toàn thân thì nên tiếp tục dùng thuốc càng gần ngày phẫu thuật càng tốt (trừ trường hợp gây mê bằng halothane). Nếu gây mê toàn thân với halothane, nên ngừng dùng thuốc Madopar trước khi phẫu thuật khoảng 12 - 48 giờ vì có thể gây dao động về huyết áp, loạn nhịp tim. Thuốc Madopar có thể được sử dụng tiếp sau khi phẫu thuật, cần tăng liều dần cho tới liều được áp dụng trước khi phẫu thuật;
- Không được ngừng sử dụng Madopar đột ngột vì có thể gây tình trạng sốt cao, co cứng cơ, thay đổi về tâm thần, tăng creatinin và phosphokinase trong huyết thanh, myoglobin niệu, suy thận cấp, tiêu cơ vân,... Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân cần được theo dõi sát, nếu cần phải cho nhập viện, điều trị triệu chứng nhanh. Việc điều trị này bao gồm cả tái điều trị với Madopar sau khi đã đánh giá đầy đủ;
- Thành phần levodopa trong thuốc có liên quan tới tình trạng ngủ gà hoặc những khoảng ngủ bất chợt. Bệnh nhân cần được thông báo về điều này, nên lưu ý khi lái xe hoặc vận hành máy móc khi đang điều trị với levodopa. Bệnh nhân đã từng bị ngủ gà hoặc những khoảng ngủ bất chợt nên ngưng lái xe hoặc vận hành máy móc khi đang dùng thuốc. Hơn nữa, người bệnh có thể cân nhắc tới việc giảm liều hoặc ngưng điều trị;
- Người bệnh cần được theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện rối loạn kiểm soát xung động. Bệnh nhân và người chăm sóc cần nắm được các triệu chứng như: Cờ bạc bệnh lý, cuồng dâm, tăng ham muốn tình dục, mua sắm không kiểm soát, chè chén và ăn uống không kiểm soát,... Nên xét xét lại việc điều trị nếu xuất hiện các triệu chứng này;
- Bệnh nhân mắc bệnh Parkinson có nguy cơ cao phát triển u sắc tố hơn bình thường. Vì vậy, người bệnh sử dụng thuốc Madopar nên theo dõi sức khỏe thường xuyên (khám da định kỳ) để phát hiện u sắc tố;
- Thuốc nhóm dopaminergic: Bệnh nhân sử dụng thuốc Madopar có thể có tình trạng chơi bài bệnh lý, tăng ham muốn và hoạt động tình dục quá mức;
- Chống chỉ định sử dụng thuốc Madopar ở phụ nữ mang thai và phụ nữ có khả năng mang thai nhưng không áp dụng các biện pháp tránh thai. Các bà mẹ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc để tránh nguy cơ biến dạng xương ở trẻ;
- Không cần giảm liều khi dùng thuốc Madopar ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận mức độ nhẹ và trung bình;
- Chưa có dữ liệu về việc sử dụng thuốc Madopar ở bệnh nhân suy gan, người bệnh cần thận trọng, tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ.
Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Madopar 250mg gồm:
- Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu;
- Rối loạn tâm thần: Hội chứng rối loạn dopamine, trầm cảm, kích động, lo lắng, mất ngủ, ảo giác, ảo tưởng, mất phương hướng, cờ bạc bệnh lý, tăng ham muốn tình dục, cuồng dâm;
- Rối loạn hệ thần kinh: Mất vị giác, loạn vị giác, rối loạn vận động (múa giật và múa vờn), biến động trong đáp ứng điều trị, hiện tượng trơ, hiện tượng bật tắt, tình trạng mơ màng, buồn ngủ khởi phát đột ngột;
- Rối loạn tim mạch: Loạn nhịp tim;
- Rối loạn mạch máu: Hạ huyết áp tư thế;
- Rối loạn dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, nước bọt đổi màu, răng đổi màu, niêm mạc miệng đổi màu, xuất huyết tiêu hóa, mất hoặc thay đổi vị giác;
- Rối loạn gan mật: Tăng transaminase, tăng phosphatase kiềm, tăng Gamma - glutamyltransferase;
- Rối loạn da và mô dưới da: Ngứa da, phát ban;
- Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Hội chứng chân không yên;
- Rối loạn thận và đường tiết niệu: Ure máu tăng.
Cách dùng thuốc Madopar 250mg
- Thuốc dùng đường uống. Khi dùng thuốc dạng viên nang hoặc Madopar HBS, người bệnh nên nuốt trọn viên nang mà không cần vỏ thuốc. Với thuốc Madopar dạng viên nén thông thường, có thể bẻ được viên thuốc để nuốt.
- Madopar viên nén tan trong khoảng 25 - 50ml, viên nén rã ra hoàn toàn, tạo thành dung dịch dạng sữa trong vài phút. Vì dung dịch có khả năng lắng cặn nhanh nên người dùng cần khuấy đều trước khi uống. Madopar viên nén dạng tan nên uống trong vòng 30 phút sau khi chuẩn bị dung dịch.
- Với bệnh Parkinson:
+ Nên uống thuốc Madopar ít nhất 30 phút trước khi ăn hoặc 1 giờ sau khi ăn;
+Các tác dụng phụ dạ dày - ruột thường xảy ra ở giai đoạn sớm của quá trình điều trị, có thể kiểm soát bằng cách uống thuốc Madopar kèm với thức ăn nhẹ (như bánh quy), dùng dạng dịch lỏng hoặc bằng cách tăng liều từ từ.
Liều dùng thuốc Madopar 250mg
Việc điều trị bằng thuốc Madopar 250mg nên được tăng liều từ từ. Liều dùng cần được đánh giá xác định cho từng bệnh nhân, điều chỉnh để đạt được liều cho hiệu quả tốt nhất. Các hướng dẫn về liều dùng dưới đây chỉ là chỉ dẫn chung, có tính chất tham khảo.
Liều dùng điều trị khởi đầu
- Trong những giai đoạn đầu của bệnh Parkinson, người bệnh nên bắt đầu điều trị với 1 viên nang Madopar 62.5” hoặc 1/2 viên nén Madopar 125°, dùng với tần suất 3 - 4 lần/ngày;
- Ngay khi thấy có sự dung nạp tốt với phác đồ điều trị khởi đầu, liều dùng cho bệnh nhân nên được tăng dần từ từ tùy theo đáp ứng của người bệnh;
- Tác dụng tối ưu thường đạt được khi liều dùng hằng ngày của Madopar tương ứng 300 - 800mg levodopa + 75 - 200mg benserazide, chia dùng 3 lần/ngày hoặc hơn;
- Cần khoảng 4 - 6 tuần dùng thuốc để đạt được hiệu quả tối ưu. Nếu thấy cần phải tăng liều dùng hằng ngày thêm nữa thì nên tăng theo từng tháng.
Liều dùng điều trị duy trì
- Liều duy trì trung bình là 1 viên nang hoặc 1 viên nén Madopar 125mg, dùng với tần suất 3 - 6 lần/ngày;
- Số lần dùng thuốc của mỗi bệnh nhân không dưới 3 lần/ngày, sự phân chia thời gian dùng thuốc cần được điều chỉnh để đạt hiệu quả tối ưu;
- Thuốc Madopar HBS hoặc Madopar dạng tan có thể sử dụng để thay thế thuốc Madopar dạng thông thường nhằm thu được hiệu quả tối ưu.
Lưu ý về liều dùng đặc biệt
- Liều dùng thuốc Madopar cần được điều chỉnh cẩn thận ở tất cả các bệnh nhân;
- Người bệnh đang sử dụng các loại thuốc Parkinson khác vẫn có thể dùng thuốc Madopar. Tuy nhiên, khi đang tiến hành điều trị với Madopar và hiệu quả điều trị trở nên rõ ràng thì có thể giảm dần liều dùng các loại thuốc khác hoặc từ từ ngưng hẳn;
- Thuốc Madopar viên nén dạng tan thích hợp với những bệnh nhân bị chứng nuốt khó hoặc trong trường hợp cần tác dụng khởi phát nhanh;
- Với những bệnh nhân đã biết có sự dao động lớn về tác dụng của thuốc trong ngày thì nên dùng thuốc Madopar chia làm nhiều lần với liều dùng nhỏ hơn hoặc nên dùng dạng Madopar HBS;
- Khi chuyển từ thuốc Madopar thông thường sang dùng dạng Madopar HBS, nên thực hiện từ ngày này sang ngày kế tiếp với liều dùng bắt đầu vào buổi sáng. Liều dùng và số lần dùng trong ngày nên bắt đầu giống liều của Madopar thông thường. Sau 2 - 3 ngày, liều dùng cần được tăng dần thêm khoảng 50%. Bệnh nhân cần được bác sĩ thông báo rằng tình trạng bệnh của họ có thể bị ảnh hưởng trong một khoảng thời gian. Do đặc tính dược học của Madopar HBS nên thời gian thuốc có tác dụng thường bị trì hoãn;
- Có thể thu được hiệu quả lâm sàng nhanh hơn nếu dùng thuốc Madopar HBS chung với Madopar dạng tan hoặc Madopar thông thường. Điều này thực sự có ích với liều đầu tiên vào buổi sáng (nên dùng với liều cao hơn một chút so với các liều tiếp theo trong ngày);
- Việc xác định liều dùng cho những bệnh nhân sử dụng Madopar HBS cần được thực hiện từ từ và cẩn thận, cách quãng ít nhất 2 - 3 ngày giữa mỗi lần đổi liều;
- Ở bệnh nhân bị bất động vào ban đêm, đã thấy hiệu quả tích cực khi tăng dần liều cuối cùng của buổi tối tới 250mg Madopar HBS dùng trước khi đi ngủ;
- Hiện tượng đáp ứng quá mức với thuốc Madopar HBS (rối loạn vận động) có thể được kiểm soát bằng cách tăng khoảng cách giữa các lần dùng thuốc;
- Trong trường hợp bệnh nhân đáp ứng kém với thuốc Madopar HBS, nên quay trở lại điều trị bằng các loại Madopar chuẩn hoặc Madopar dạng phân tán;
- Bệnh nhân điều trị bằng thuốc Madopar nên được theo dõi cẩn thận về các tác dụng phụ trên tâm thần.