MỚI

Klacid: Công dụng và những điều cần lưu ý

Ngày xuất bản: 27/11/2022
Dạng bào chế - Biệt dược

Viên nén 500mg

Nhóm thuốc - Tác dụng

Nhóm kháng sinh Macrolid

Chỉ định

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như: Viêm phế quản cấp tính và mãn tính, viêm phổi.

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: Viêm xoang và viêm họng.

- Nhiễm khuẩn da và mô mềm như: Viêm nang lông, viêm mô tế bào.

- Nhiễm khuẩn ở răng.

Chống chỉ định

- Người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

- Người có tiền sử khoảng QT kéo dài bẩm sinh hoặc mắc phải, loạn nhịp thất, bao gồm cả xoắn đỉnh.

- Giảm kali máu (nguy cơ kéo dài khoảng QT).

- Bệnh nhân suy gan nặng có kèm suy thận.

- Người suy thận có độ thanh thải Creatinin nhỏ hơn 30 ml/phút.

Thận trọng
- Không nên sử dụng thuốc Klacid 500mg cho phụ nữ có thai trước khi cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích và nguy cơ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

- Giống như các kháng sinh khác, việc sử dụng Klacid 500mg dài hạn có thể làm tăng sự tăng sinh của vi nấm và vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc. Nếu xuất hiện bội nhiễm, nên tiến hành trị liệu thích hợp.

- Cẩn trọng khi sử dụng thuốc Klacid 500mg cho bệnh nhân suy thận nặng.

- Ngừng sử dụng thuốc Klacid 500mg nếu xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng viêm gan như: chán ăn, vàng da, nước tiểu sẫm màu, ngứa, hoặc đau bụng. Clarithromycin trong thuốc Klacid 500mg được bài tiết chủ yếu qua gan, vì vậy nên thận trọng khi sử dụng thuốc này ở những bệnh nhân suy giảm chức năng gan.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Klacid 500mg bao gồm:

- Tiêu hóa: Rối loạn vị giác, ỉa chảy, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, khó tiêu. Bạn cũng có thể bị viêm đại tràng giả mạc từ nhẹ đến đe dọa tính mạng.

- Toàn thân: Phản ứng quá mẫn như là ngứa, kích ứng, mày đay, ban da.

- Thần kinh: Đau đầu.

- Da: Phát ban.

Các tác dụng phụ ít gặp của thuốc Klacid 500mg bao gồm:

- Tiêu hóa: Xuất hiện các triệu chứng ứ mật như đau bụng trên, đôi khi đau nhiều.

- Gan: Rối loạn chức năng gan, Bilirubin huyết thanh tăng và thường kèm theo triệu chứng vàng da, sốt phát ban và tăng bạch cầu ưa Eosin.

- Thính giác: Nếu dùng liều cao có thể bị điếc, tình trạng này có thể hồi phục.

Các tác dụng phụ khác của thuốc Klacid 500mg bao gồm:

- Viêm ruột do Clostridium dificile.

- Tăng Phosphatase kiềm.

- Phản vệ

- Biếng ăn.

- Lo âu, lú lẫn, mất phương hướng, ảo giác, động kinh.

- Tăng GGT

- Viêm lưỡi

- Giảm thính lực.

- Suy gan, viêm gan, hạ glucose máu, tăng men gan.

- Mất ngủ

- Kéo dài thời gian QT

- Tăng creatinin huyết thanh.

- Hội chứng Stevens-Johnson.

- Viêm dạ dày

- Giảm tiểu cầu

- Đổi màu lưỡi, đổi màu răng, run.

- Loạn nhịp thất, chóng mặt.
Liều và cách dùng

Cách sử dụng thuốc Klacid 500mg như sau:

- Thuốc được sử dụng theo đường uống.

- Không được nghiên hoặc nhai viên thuốc.

- Uống thuốc trong bữa ăn.

Liều dùng của thuốc Klacid 500mg cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi như sau:

- Liều thông thường là 1 viên/ngày.

- Trong trường hợp nhiễm trùng nặng hơn, liều dùng thuốc Klacid 500mg có thể tăng đến 2 viên/ngày.

- Thời gian điều trị bằng thuốc Klacid 500mg thông thường là 5 - 14 ngày, ngoại trừ trường hợp viêm phổi mắc phải ở cộng đồng và viêm xoang cần 6 - 14 ngày điều trị.

- Nhiễm trùng răng: Sử dụng liều 1 viên/ngày, dùng trong 5 ngày.

Chú ý khi sử dụng
- Không dùng thuốc Klacid 500mg cùng với các loại thuốc sau do khả năng xảy ra tương tác thuốc nghiêm trọng: Cisapride, Ritonavir, Pimozide, Alkaloid nấm cựa gà, Midazolam dạng uống, Astemizole, Fluconazole, Colchicine, Digoxin,...

- Thuốc Klacid 500mg ảnh hưởng đến chuyển hóa và tác dụng của một số thuốc khác: Thuốc chống loạn nhịp, Insulin, Omeprazole, Tadalafil, Sildenafil, Theophylline, Tolterodine, Triazolo Benzodiazepine, Itraconazole, Saquinavir, Carbamazepine,...

- Thuốc Klacid 500mg thường được sử dụng trong điều trị một số tình trạng nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, viêm nang lông,.. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.
Ghi chú
facebook
19