MỚI

Fosfomycin (Nhỏ Tai): Công dụng và những điều cần lưu ý

Ngày xuất bản: 03/05/2022
Dạng bào chế - Biệt dược

Bột kết tinh pha nhỏ tai: Fosmicin-S for otic 300 mg/10 ml.

Nhóm thuốc - Tác dụng

Kháng sinh nhỏ tai, nhóm khác.

Chỉ định

Viêm tai ngoài, viêm tai giữa do Staphylococus sp., Proteus sp, Pseudomonas aeruginosa.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần của thuốc.

Thận trọng

N/A

Tác dụng phụ

Phản ứng quá mẫn, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.

Liều và cách dùng

Hòa tan bột thuốc với nước cất đi kèm, thu được dung dịch 30 mg/ml.

Cách pha:

Tháo đai ở nắp lọ đựng thuốc, kéo đai, tháo nắp lọ, tháo nắp nhôm và nút cao su. Tháo nắp lớn của lọ nước cất đi kèm, lắp đầu của lọ nước cất vào lọ thuốc bột đến khi nghe tiếng “click”. Lắc kỹ cho thuốc bột hòa tan hoàn toàn. 

Đổ dung dịch thuốc vào lọ nước cất. Tháo lọ đựng thuốc bột ra và vặn chặt lọ dung dịch thuốc bằng nắp lớn.

Người lớn: 10 giọt nhỏ tai mỗi lần × 2 lần/ngày, giữ nguyên tư thế 10 phút sau khi nhỏ thuốc. Có thể nhỏ 4 lần/ngày trong trường hợp bệnh nặng, kéo dài. Thời gian sử dụng thông thường: 4 tuần.

Trẻ em: Dùng theo chỉ định của BS.

Chú ý khi sử dụng

Fosfomycin là kháng sinh hạn chế cao, phải hội chẩn Ban quản lý sử dụng kháng sinh trước khi sử dụng. Chỉ sử dụng thuốc để nhỏ tai. Không sử dụng quá 2 tuần sau khi pha.

Phụ nữ có thai: B (FDA).

Phụ nữ cho con bú: L3.

Ghi chú

Tài liệu tham khảo: Mother’s milk, NSX, Uptodate.

Từ viết tắt:

- NSX: Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất

- B (FDA): Nghiên cứu trên động vật không thấy có nguy cơ đối với thai và chưa có nghiên cứu đối chứng trên phụ nữ có thai. Hoặc nghiên cứu trên động vật cho thấy có tác dụng không mong muốn (ngoài tác động giảm khả năng sinh sản) nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứ có đối chứng ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau.

- FDA: Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration)

- L3: Moderately Safe: Không có nghiên cứu có đối chứng trên phụ nữ cho con bú, tuy nhiên nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn trên trẻ bú mẹ là có thể có. Hoặc nghiên cứu có đối chứng chỉ cho thấy nguy cơ gặp tác dụng phụ rất nhỏ và không nghiêm trọng. Chỉ nên dùng thuốc khi lợi ích vượt trội hơn so với nguy cơ có thể gặp ở trẻ.

Nội dung được trích từ Sổ tay sử dụng thuốc Vinmec 2019 do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec biên soạn, Nhà xuất bản Y học ấn hành tháng 9/2019. Tài liệu thuộc bản quyền của Hệ thống Y tế Vinmec. Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin giới thiệu dưới đây dành cho các cán bộ y tế dùng để tra cứu, sử dụng trong công tác chuyên môn hàng ngày. Đối với người bệnh, khi sử dụng cần có chỉ định/ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ/ dược sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

facebook
14