Nội dung bài viết
Creao: Công dụng và những điều cần lưu ý
Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm miễn dịch của glucocorticoid với các bệnh điển hình như:
- Hen phế quản
- Sốc phản vệ
- Phù nề thanh quản cấp
- Viêm xương khớp sau phẫu thuật
- Viêm màng hoạt dịch trong viêm xương khớp
- Viêm khớp dạng thấp, kể cả viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên
- Viêm túi hoạt dịch cấp và bán cấp
- Viêm mỏm trên lõi cầu
- Viêm bao hoạt dịch cấp tính và không đặc hiệu
- Viêm khớp cấp tính dạng gút
- Viêm khớp vảy nến
- Viêm đốt sống cứng khớp
- Lupus ban đỏ
- Viêm cầu thận lupus giai đoạn nặng, phù do viêm cầu thận
- Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS)
- Phù não thứ cấp sau do khối u nguyên phát hoặc di căn và/hoặc kết hợp với phẫu thuật hay xạ trị, lao màng não, đợt kịch phát của xơ cứng
- Thiếu hụt vận động và/ hoặc cảm giác và giảm nguy cơ liệt ở bệnh nhân tổn thương tủy sống cấp tính.
- Viêm thanh quản ở trẻ em
Thuốc tiêm Creao 40mg có dạng tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch. Lọ thuốc tiêm được hòa tan với nước cất vô khuẩn, nếu tiêm tĩnh mạch cần tiêm chậm trong thời gian ít nhất 5 phút. Đối với truyền tĩnh mạch, cần pha loãng dung dịch pha tiêm với dextrose 5%, hoặc natri clorid 0.9% trước khi truyền
- Sốc phản vệ: Đối với người trưởng thành, liều ban đầu tiêm tĩnh mạch 30mg/kg, trong 3-15 phút, lặp lại mỗi 4-6 giờ. Sau đó, bổ sung truyền tĩnh mạch chậm 30mg/kg mỗi 12 giờ, trong 2-4 ngày. Liều cao được duy trì cho đến khi tình trạng ổn định, thời gian điều trị không nên vượt quá 48-72 giờ.
- Hen phế quản cấp: Người lớn tiêm tĩnh mạch 40-120 mg mỗi 6 giờ đến khi kiểm soát được cơn hen. Trẻ em liều 1-2 mg/kg/ngày, thay đổi tùy vào tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng hơn là tuổi tác và cân nặng, liều thấp nhất ở trẻ em là 0,5 mg/kg/ngày.
- Rối loạn thấp khớp không đáp ứng điều trị chuẩn hoặc giai đoạn kịch phát cần điều trị liều 1 g/ngày, trong 1-4 ngày hoặc 1g/tháng liên tục trong 6 tháng, tiêm tĩnh mạch ít nhất 30 phút.
- Lupus ban đỏ hệ thống không đáp ứng điều trị chuẩn hoặc giai đoạn kịch phát cần điều trị liều 1 g/ngày trong 3 ngày, tiêm tĩnh mạch ít nhất 30 phút.
- Phù (viêm cầu thận, viêm thận do Lupus) không đáp ứng điều trị chuẩn hoặc giai đoạn kịch phát cần điều trị liều 30 mg/kg cách ngày, trong 4 ngày hoặc 1 g/ngày, trong 3,5-7 ngày, tiêm tĩnh mạch ít nhất 30 phút.
- Đa xơ cứng không đáp ứng điều trị chuẩn hoặc giai đoạn kịch phát cần điều trị liều 1 g/ngày trong 3-5 ngày, tiêm tĩnh mạch ít nhất 30 phút.
- Trên 13 tuổi mắc hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) cần điều trị glucocorticoid ngoài ruột để hỗ trợ điều trị nhiễm trùng Pneumocystis carinii viêm phổi từ trung bình đến nặng nên tiêm tĩnh mạch methylprednisolon 40 mg/lần, mỗi 6-12 giờ cho đến tối đa 21 ngày hoặc cho đến khi kết thúc quá trình điều trị.
- Phòng liệt do tổn thương tủy sống cấp tính: Trong vòng 3 giờ sau chấn thương thì liều khởi đầu tiêm tĩnh mạch 30 mg/kg trong 15 phút, nghỉ 45 phút, sau đó truyền tĩnh mạch 5.4 mg/kg/giờ trong 23 giờ. Trong vòng 3-8 giờ sau tổn thương thì tiêm tĩnh mạch 30 mg/kg trong 15 phút, rồi nghỉ 45 phút, sau đó truyền tĩnh mạch 5,4 mg/kg/giờ trong 47 giờ.
- Viêm thanh quản ở trẻ em: Liều tiêm tĩnh mạch ban đầu là 1-2 mg/kg và liều tiêm tĩnh mạch tiếp theo là 0,5 mg/kg mỗi 6-8 giờ.