Nội dung bài viết
Aspirin : Công dụng và những điều cần lưu ý
Thành phần hoạt chất: Aspirin.
Thuốc có chứa hoạt chất tương tự: Ascard-75; Aspegic; Aspilets EC; Aspirin; Aspirin MKP 81; Aspirin pH8; Opeasprin.
Thuốc Aspirin hay còn được biết đến với tên gọi acid acetylsalicylic. Đây là loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt đồng thời có khả năng chống viêm. Cùng như các thuốc chống viêm không sterioid khác, Aspirin cũng hoạt động bằng cách ức chế enzym COX (cyclooxygena). Từ đó, dẫn đến ức chế tổng hợp các chất hóa học gây viêm, đau như prostaglandin, thromboxan và các sản phẩm chuyển hóa khác.
Thuốc Aspirin trị bệnh gì?
Thuốc Aspirin được dùng trong những trường hợp như sau:
Giảm các cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình, đồng thời giúp giảm sốt.
Chứng viêm cấp và mạn tính như: Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, viêm (thoái hóa) xương khớp và viêm đốt sống dạng thấp.
Chống kết tập tiểu cầu mà Aspirin được sử dụng trong một số bệnh lý tim mạch như: Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, cònn được dùng dự phòng biến chứng tim mạch ở bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao.
Điều trị và dự phòng một số bệnh lý mạch não như đột quỵ.
Chống viêm, hạ sốt và chống huyết khối đối với hội chứng Kawasaki.
N/A
N/A
Tác dụng phụ của thuốc Aspirin
Ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc Aspirin như sau:
Khó thở.
Sốc phản vệ
Co thắt phế quản.
Mất ngủ, bồn chồn, cáu gắt.
Phát ban, nổi mày đay trên da.
Tình trạng thiếu máu tan máu.
Tác động lên thành kinh trung ương gây mệt mỏi.
Buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày – ruột.
Thuốc có tác động lên hệ thần kinh – cơ và xương: gây yếu cơ.
Tình trạng thiếu sắt có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc.
Người bệnh có thể chảy máu trong, thời gian chảy máu kéo dài, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu.
Gây độc hại trên gan và suy giảm chức năng thận.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Aspirin
1. Cách dùng thuốc Aspirin
Dùng thuốc theo đường uống.
Nên uống thuốc sau bữa ăn (uống lúc bụng no) để giảm thiểu gây nguy cơ loét đường tiêu hóa.
2. Liều dùng thuốc Aspirin
Tùy theo từng đối tượng, lứa tuổi cũng như tình trạng bệnh mà liều dùng thuốc khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, liều trình bày dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, không tự ý dùng mà phải tuân thủ chính xác liều lượng mà bác sĩ kê đơn.
Người lớn
Giảm đau, hạ sốt:
Uống 300 – 900 mg.
Lặp lại liều sau mỗi 4 – 6 giờ nếu cần.
Liều tối đa: 4 g/ngày.
Chống viêm (viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp):
Viêm cấp: Có thể dùng liều 4 – 8 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.
Viêm mạn tính: Liều đến 5,4 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ là đủ hiệu lực điều trị.
Ức chế kết tập tiểu cầu:
Dự phòng dài hạn biến chứng tim mạch trên bệnh nhân nguy cơ cao, dùng liều 75 – 150 mg/ngày.
Trong trường hợp cấp tính, cần sử dụng ngay trong phác đồ trị liệu ban đầu như: Nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, cơn đau thắt ngực không ổn định, dùng liều nạp 150 – 300 mg.
Warfarin: Làm tăng nguy cơ chảy máu.
Probenecid và sulphinpyrazol: Giảm tác dụng.
Indomethacin, naproxen, và fenoprofen: Giảm nồng độ khi dùng chung.
Methotrexat, thuốc hạ glucose máu nhóm sulphonylurê, phenytoin, acid valproic: Tăng nồng độ thuốc này trong huyết thanh và tăng độc tính.
N/A