Nội dung bài viết
5-Fluorouracil “Ebewe”: Công dụng và những điều cần lưu ý
Thuốc 5 Fluorouracil Ebewe thường được chỉ định điều trị một số bệnh ung thư như:
- Ung thư đại tràng;
- Ung thư trực tràng;
- Ung thư vú;
- Ung thư dạ dày;
- Ung thư buồng trứng;
- Ung thư cổ tử cung;
- Ung thư bàng quang;
- Ung thư gan;
- Ung thư tụy;
- Điều trị ung thư đầu - cổ;
- Ung thư thực quản.
- Ung thư mật;
- Ung thư thận.
Thuốc 5 Fluorouracil Ebewe không dùng cho những trường hợp sau:
- Quá mẫn với thành phần Fluorouracil hoặc các tá dược có thuốc.
- Người bệnh bị thay đổi nghiêm trọng số lượng huyết cầu.
- Suy gan, suy thận nặng.
- Người đang bị zona, thủy đậu, loét miệng, viêm miệng hoặc bị loét tiêu hóa, viêm ruột màng giả.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Người bệnh suy dinh dưỡng.
- Bệnh nhân suy tủy, nhiễm khuẩn nặng.
- Người bị thiếu hụt enzym DPD (dihydroxypyrimidin dehydrogenase).
- Cần có biện pháp phòng tránh thai trước, trong và sau thời kỳ dùng 5- Fluorouracil.
Sử dụng thuốc 5 Fluorouracil Ebewe có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Về máu: Suy tủy có giảm bạch cầu và bạch cầu trung tính, suy giảm miễn dịch và thiếu máu.
- Đường tiêu hóa: Viêm niêm mạc, viêm miệng, chán ăn, viêm hầu, viêm thực quản, viêm ruột, loét ống tiêu hóa, chảy máu ống tiêu hóa, kém hấp thụ thức ăn, buồn nôn, nôn và đi lỏng...
- Ngoài da: Khô da, viêm da, ngoại ban tạm thời, ngứa cảm quang, mày đay, hói đầu, nhiễm sắc tố da, mụn, giãn mao mạch da và chảy máu da.
- Tim mạch: Đau vùng trước tim, thay đổi ECG thoáng qua, thiếu máu cục bộ và nhồi máu cơ tim.
- Hệ thống thần kinh: Buồn ngủ, sảng khoái, sợ ánh sáng, rung giật nhãn cầu, viêm dây thần kinh sau nhãn cầu và rối loạn chức năng thần kinh trung ương.
- Các rối loạn khác: Thiếu máu tan máu, tổn thương gan, suy thận, tăng acid uric/máu, co thắt phế quản, sốc phản vệ và ho...
Khi gặp phải các tác dụng phụ nêu trên thì người bệnh hãy thông báo ngay với bác sĩ điều trị để có biện pháp xử trí kịp thời.
- Thuốc 5 Fluorouracil Ebewe được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền nên được dùng bằng đường tiêm qua tĩnh mạch hoặc tiêm động mạch. Dung dịch thuốc sẽ gây kích ứng khi tiếp xúc với da và niêm mạc. Vì thế chỉ nhân viên được đào tạo về chuyên môn mới được mở ống thuốc.
- Khi pha chế dung dịch, cần phải tiến hành ở một nơi riêng và thao tác trên giấy thấm dùng 1 lần hoặc trên khay có mặt dưới bằng chất dẻo và có thể rửa được.
- Cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo khẩu trang và đeo găng tay dùng một lần, mặc áo choàng dùng một lần khi pha chế thuốc. Bơm tiêm và bộ truyền dịch phải lắp ráp cẩn thận để tránh bị rò rỉ.
- Khi hoàn tất công việc thì phải vệ sinh sạch các bề mặt tiếp xúc với thuốc (mặt bàn, mặt sàn) và rửa sạch mặt, tay.
- Khi thuốc bị bắn vào mắt thì phải rửa mắt với nhiều nước và dùng các biện pháp chữa trị. Còn nếu thuốc tiếp xúc với da thì rửa kỹ với xà phòng và bỏ quần áo bị dính dung dịch thuốc. Nếu hít hay uống phải thuốc thì phải dùng ngay các biện pháp chữa trị.
Đối với tiêm hoặc truyền tĩnh mạch:
- Thuốc có thể tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Liều dùng dựa vào thể trạng của từng người bệnh. Có thể giảm liều 1/3 hoặc 1/2 nếu thể trạng người bệnh dinh dưỡng kém, hoặc sau phẫu thuật lớn (trong vòng 30 ngày), suy tủy xương (giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu), suy gan và suy thận.
Ðiều trị khởi đầu:
- Truyền tĩnh mạch: 15mg/kg/ ngày và không quá 1g cho 1 lần truyền. Thuốc được hòa trong ml dextrose 5% hoặc 500ml natri clorid 0,9%. Truyền tốc độ 40 giọt/ phút trong 4 giờ hoặc truyền trong 30 - 60 phút hoặc liên tục trong 24 giờ. Liều hàng ngày được truyền liên tiếp cho đến khi độc tính xuất hiện hoặc đến khi được 12 - 15g cho 1 đợt điều trị. Liều hàng ngày không được quá 1g và giữa 2 đợt điều trị nên nghỉ 4- 6 tuần.
- Tiêm tĩnh mạch: 12mg/ kg/ ngày và liền 3 ngày. Nếu không xuất hiện ngộ độc thuốc có thể dùng 6mg/ kg/ ngày vào ngày thứ 5, ngày thứ 7 và ngày thứ 9. Nếu xuất hiện nhiễm độc thì cần ngừng cho đến khi các dấu hiệu ngộ độc rút mới dùng liều tiếp theo.
Liều duy trì: Dùng 5 - 15 mg /kg. Tiêm tĩnh mạch 1 lần/1 tuần.
Đối với trường hợp truyền vào động mạch vùng:
- Việc truyền thuốc liên tục vào động mạch cho kết quả tốt hơn khi dùng đường toàn thân qua truyền tĩnh mạch và còn giảm được độc tính. Liều dùng thông thường là từ 5-7,5mg/ kg/ ngày.
Phối hợp với tia xạ:
- Có hiệu quả tốt trong 1 vài loại ung thư di căn ở phổi và có tác dụng giảm đau cho những trường hợp tái phát không thể mổ được với liều dùng như liều thông thường.