MỚI

Xét nghiệm tìm đột biến trên gen BRCA có cần thiết?

Ngày xuất bản: 23/11/2022

Thông tin về xét nghiệm gen BRCA: mục đích, phân loại (trên mẫu khối u, trên mẫu máu, kết hợp), khi nào nên làm xét nghiệm gen BRCA.

Người dịch: Võ Hằng Mai Anh, Chuyên viên Y tế – Di truyền phân tử, Trung tâm Y học tái tạo và Công nghệ cao 

1. Xét nghiệm cho đột biến trên các gen BRCA

Tất cả bệnh nhân thực hiện xét nghiệm gen BRCA cần nhận tư vấn di truyền trước khi làm xét nghiệm, nhằm giúp họ hiểu rõ lựa chọn của mình. Nội dung tư vấn di truyền hỗ trợ sẽ phụ thuộc vào loại xét nghiệm thực hiện (xét nghiệm trên mẫu khối u, hay mẫu máu, …). Với các bệnh nhân có ung thư buồng trứng, lựa chọn tối ưu nhất chính là đồng thời thực hiện xét nghiệm trên cả hai mẫu máu và mẫu khối u.

Theo tiêu chuẩn ESMO, cần thực hiện xét nghiệm gen BRCA ngay khi có biểu hiện lâm sàng, trước khi thực hiện bất kì biện pháp điều trị và hóa trị nào. Mẫu làm xét nghiệm được lấy từ mẫu sinh thiết sơ cấp hoặc từ phẫu thuật.

1.1. Xét nghiệm trên mẫu khối u

Xét nghiệm trên mẫu khối u cần có mẫu khối u đảm bảo chất lượng, được lấy bằng phương pháp xâm lấn. Xét nghiệm đột biến dòng mầm có thể được yêu cầu thêm nhằm khẳng định đột biến là di truyền từ gia đình hay phát sinh trong quá trình sống.

Xét nghiệm trên mẫu khối u sử dụng mẫu mô được lấy trực tiếp từ khối u. Điều này có nghĩa là xét nghiệm không chỉ phát hiện đột biến mắc phải (dòng xôma, không di truyền lại cho đời sau) mà còn tìm thấy được các đột biến di truyền từ gia đình (dòng mầm).

1.2. Xét nghiệm đột biến dòng mầm

Xét nghiệm đột biến dòng mầm được dùng để xác định nguy cơ mắc ung thư có tính gia đình và cung cấp thông tin giúp ta đưa ra quyết định điều trị đúng đắn [10, 24]. Xét nghiệm dòng mầm được thực hiện bằng quy trình không xâm lấn (lấy mẫu quét niêm mạc miệng hoặc mẫu máu) và thường phát hiện được tất cả các loại đột biến dòng mầm.

Xét nghiệm dòng mầm không có khả năng phát hiện đột biến mắc phải vì quy trình không thực hiện trên các tế bào khối u cụ thể.

1.3. Xét nghiệm kết hợp

Mẫu khối u và mẫu máu (hoặc mẫu quét niêm mạc miệng) lý tưởng nhất là đồng thời được lấy (nên có tên gọi “kết hợp”) để nhà nghiên cứu bệnh học có thể xác định liệu đột biến là từ gia đình hay mắc phải.

2. Các lợi ích khi biết được bệnh nhân có mang đột biến trên gen BRCA

Việc nắm bắt bệnh nhân của bạn mang đột biến dòng mầm hay dòng xôma trên các gen BRCA cho bạn cái nhìn sâu sắc vào căn bệnh của họ và các bước đi tiếp theo.

Mọi thành viên nam và nữ trong gia đình của bệnh nhân có đột biến dòng mầm trên gen BRCA đều đủ cơ sở để làm xét nghiệm dự đoán xem họ có mang gen BRCA đột biến hay không. Nếu một đột biến BRCA được phát hiện mà không có chẩn đoán ung thư, các biện pháp phòng ngừa có thể được đưa vào xem xét. Bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào, như giám sát chuyên sâu hoặc phẫu thuật dự phòng, đều có những rủi ro riêng. [26]

Ngoài ra còn có các biến thể với ý nghĩa lâm sàng chưa xác định (Variant of Uncertain / Unknown Significance – VUS) có nghĩa là ở thời điểm hiện tại, chúng ta chưa có đủ bằng chứng để xác định liệu đột biến có khiến chức năng của protein thay đổi hay không. Một VUS sẽ nằm trong “danh sách theo dõi” trong khi các nhà nghiên cứu đi tìm câu trả lời, xác định xem liệu chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư hay không và do đó, các VUS có thể được tái phân loại. [27]

Sự tồn tại của một đột biến BRCA ở bệnh nhân ung thư buồng trứng có tương quan với một số đặc điểm bệnh lý nhất định; những người mang đột biến trên gen BRCA thường:

– Mắc ung thư biểu mô thanh dịch độ cao (nặng và nghiêm trọng hơn) [28]

– Có tác dụng tích cực hơn khi kéo dài khoảng thời gian dừng thuốc giữa các chu kỳ điều trị [29]

– Có tiên lượng sống được nâng cao [30]

Phát hiện đột biến BRCA trước khi điều trị bước một có thể mở ra cái nhìn đa chiều hơn vào các lựa chọn điều trị có thể có lợi cho bệnh nhân. Hiểu được hồ sơ di truyền của ung thư giúp cá thể hóa phác đồ điều trị cho bệnh nhân và kế hoạch theo dõi tình trạng sau đó. [31]

Với bệnh nhân được khẳng định có đột biến BRCA, các liệu pháp điều trị đích như thuốc ức chế PARP có thể được thêm vào trên các phác đồ điều trị khác nhau.

3. Khi nào nên làm xét nghiệm BRCA với bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng

Sau buổi tư vấn di truyền, bệnh nhân nên được làm xét nghiệm ngay từ lúc được chẩn đoán có ung thư buồng trứng. [12] Lý tưởng nhất là thực hiện cả hai xét nghiệm với mẫu máu và mẫu khối u (chính là xét nghiệm kết hợp) nhằm kịp thời đưa ra các quyết định điều trị trong bối cảnh điều trị bước một. Xét nghiệm sớm giúp quản lý về mặt lâm sàng ung thư buồng trứng, cho phép tối ưu lựa chọn phác đồ điều trị và sự hợp tác hiệu quả với bác sĩ tư vấn di truyền.

Hiện tại, Khối Di truyền Y học Vinmec có thực hiện xét nghiệm gen BRCA.

Nếu bệnh nhân của bạn đồng ý làm xét nghiệm gen BRCA, hoặc muốn tìm hiểu, làm xét nghiệm, được tư vấn di truyền, bạn có thể liên hệ qua số hotline của Khối Di truyền Y học: 033 750 4234

Mỗi phòng xét nghiệm có các yêu cầu riêng, vì vậy sẽ có một số thông tin cần được thu thập trước bước thu mẫu. Thông tin được yêu cầu thường bao gồm: [33,34]

– Bệnh lý đã được xác nhận ở giai đoạn III và IV theo phân loại FIGO chưa?

– Đã có kết quả giải phẫu mô bệnh học xác nhận chưa?

– Mẫu đã có hàm lượng và số lượng tế bào u đủ chưa?

– Bệnh nhân đã từng làm xét nghiệm gen BRCA trước đây chưa?

Trước khi lấy mẫu xét nghiệm, bệnh nhân sẽ cần điền vào phiếu đồng thuận thực hiện xét nghiệm.

Tài liệu tham khảo:

[1] National Cancer Institute. (2020). The Genetics Of Cancer. Available at: https://www.cancer.gov/about-cancer/causes-prevention/genetics#:~:text=Inherited%20genetic%20mutations%20play%20a,individuals%20to%20developing%20certain%20cancers. [Accessed July 2020].

[2] Genetics Home Reference. (2020). What Is Genetic Testing?. Available at: https://ghr.nlm.nih.gov/primer/testing/genetictesting [Accessed July 2020].

[3] Varol et al. (2018). BRCA genes: BRCA1 and BRCA2. J BUON. 23(4), pp.862-866.

[4] Roy, R., Chun, J., & Powell, S. N. (2011). BRCA1 and BRCA2: different roles in a common pathway of genome protection. Nature reviews. Cancer, 12(1), 68–78. https://doi.org/10.1038/nrc3181

[5] López-Urrutia et al. (2018). BRCA mutations: is everything said?. Breast Cancer Research and Treatment, 173(1), pp.49-54.

[6] Qu et al. (2019). A Reference System for BRCA Mutation Detection Based on Next-Generation Sequencing in the Chinese Population. The Journal of Molecular Diagnostics, 21(4).

[7] Gorodetska et al. (2019). BRCA Genes: The Role in Genome Stability, Cancer Stemness and Therapy Resistance. Journal of Cancer, 10(9), pp.2109-2127.

[8] Winters et al. (2017). Breast Cancer Epidemiology, Prevention, and Screening. Progress in Molecular Biology and Translational Science, pp.1-32.

[9] Menon et al. (2018). Ovarian Cancer Prevention and Screening. Obstetrics & Gynecology, 131(5), pp.909-927.

[10] Luo et al. (2015). Pancreatic cancer: BRCA mutation and personalized treatment. Expert Review of Anticancer Therapy, 15(10), pp.1223-1231.

[11] Pothuri. (2013). BRCA1- and BRCA2-related mutations: therapeutic implications in ovarian cancer. Annals of Oncology, 24(8).

[12] Oncologypro.esmo.org. (2020). BRCA1 And BRCA2 Genes In Ovarian Cancer: ESMO Biomarker Factsheet. Available at: https://oncologypro.esmo.org/education-library/factsheets-on-biomarkers/brca1-and-brca2-in-ovarian-cancer [Accessed August 2020].

[13] Maistro et al. (2016). Germline mutations in BRCA1 and BRCA2 in epithelial ovarian cancer patients in Brazil. BMC Cancer, 16(1).

[14] You et al. (2020). Germline and Somatic BRCA1/2 Mutations in 172 Chinese Women With Epithelial Ovarian Cancer. Frontiers in Oncology, 10(295).

[15] Neff et al. (2017). BRCA mutation in ovarian cancer: testing, implications and treatment considerations. Therapeutic advances in medical oncology, 9(8), 519–531. https://doi.org/10.1177/1758834017714993

[16] NHS.uk. (2018). Predictive genetic tests for cancer risk genes. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/predictive-genetic-tests-cancer/ [Accessed August 2020].

[17] Armstrong et al. (2019). A systematic review of the international prevalence of BRCA mutation in breast cancer. Clinical Epidemiology, Volume 11, pp.543-561.

[18] Genetics Home Reference. (2020). What is a gene mutation and how do mutations occur? Available at: https://ghr.nlm.nih.gov/primer/mutationsanddisorders/genemutation#:~:text=Somatic%20mutations%20that%20happen%20in,the%20embryo%20includes%20several%20cells . [Accessed August 2020].

[19] Moschetta et al. (2016). BRCA somatic mutations and epigenetic BRCA modifications in serous ovarian cancer. Annals of Oncology, 27(8), pp. 1449-1455.

[20] Stanford Healthcare. (2020). Founder’s Effect – Cancer Genetics. Available at: https://stanfordhealthcare.org/medical-conditions/cancer/hboc/founders-effect.html [Accessed August 2020].
Nguồn tài liệu: Astrazeneca
Xem thêm các bài viết trong Chương trình hợp tác giữa Khối Di Truyền Y Học Vinmec và Astra Zeneca
Xét nghiệm gen HRD và hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm

facebook
19

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Tương tác thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia