MỚI

Viêm da cơ địa

Ngày xuất bản: 09/08/2022

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) là một bệnh viêm da tái phát, mãn tính. Biểu hiện: hồng ban, mụn nước, bong vảy, tiết dịch kèm ngứa.

1. Đại cương 

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) là một bệnh viêm da tái phát, mãn tính. Biểu hiện: hồng ban, mụn nước, bong vảy, tiết dịch kèm ngứa.

Vị trí: ở mặt, cổ tay, vùng nếp gấp…

AD thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử bộ ba: suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm da cơ địa.

2. Dịch tễ học 

Tần suất ADsố liệu của BV Da liễu TP HCM: 

  • 2013: 25,31%
  • 2014: 34%

Tần suất AD tăng 2-3 lần trong ba thập kỷ qua.

Bệnh suất suốt đời ước lượng khoảng 15-30% ở trẻ em và 2-10% ở người lớn.

Trong 6 tháng đầu đời khoảng 45%, năm đầu tăng lên 60% và trước 5 tuổi khoảng 85%.

Ở những trẻ em xuất hiện bệnh trước 2 tuổi 20% có biểu hiện bệnh kéo dài và 17% có biểu hiện ngắt quãng trước 7 tuổi.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân sinh bệnh của AD là kết quả của sự tương tác của nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Di truyền.
  • Bất thường đáp ứng miễn dịch.
  • Rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da làm cho da dễ bị tấn công bởi các tác nhân dị ứng hoặc không dị ứng
  • Môi trường: dị ứng nguyên đường hô hấp, thức ăn, vi khuẩn ( S. aureus), siêu vi… 

Rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da

  • Lớp thượng bì của bệnh nhân bị AD giảm hàm lượng ceramides, ảnh hưởng đến chức năng ngăn chặn và đáp ứng viêm của da.
    • Làm tăng mất nước qua da và tăng xâm nhập của các chất gây kích ứng, dị ứng nguyên và vi khuẩn. 

Di truyền và AD

  • Vai trò của những yếu tố di truyền được đề cập tới bởi sự cùng mắc bệnh ở 77% cặp song sinh đồng hợp tử và xác xuất cao hơn nếu một hoặc cả 2 bố mẹ cùng bị AD.
  • Ngoài ra nhiều phát hiện di truyền đã ghi nhận những vùng nhiễm sắc thể khác nhau có liên quan đến AD, suyễn, vảy nến.

4. Lâm sàng

  • Biểu hiện của AD thay đổi tùy theo tuổi và giai đoạn bệnh.
  • Có thể là hồng ban, mụn nước tiết dịch ở giai đoạn cấp. Hồng ban, vết tích mụn nước, bong vảy, đóng mài ở giai đoạn bán cấp. Mảng da dày lichen hóa, khô da ở giai đoạn mãn tính.
  • Thường gây ngứa làm mất ngủ dẫn đến kiệt sức và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Lâm sàng

Ba giai đoạn khác nhau có thể phân biệt trên lâm sàng: bú mẹ, trẻ em, thiếu niên và người lớn.

Giai đoạn bú mẹ:

  • Từ 1-3 tháng tuổi.
  • Biểu hiện hồng ban, mụn nước ở 2 má, ngứa nhiều dẫn đến trợt da và đóng mài.
  • Có thể khá giống với viêm da tiết bã do các mài màu vàng trên hồng ban.
  • Diễn tiến mãn tính, tái phát nhiều lần.
  • Có thể gặp ở quanh miệng và mũi, lớn hơn có thể thấy ở bắp chân, nếp gấp.

Giai đoạn trẻ em:

  • Sang thương gặp ở vùng co duỗi (khớp tay, cổ tay, mắt cá), nếp gấp cổ, lưng bàn tay, bàn chân.
  • Sang thương mới xuất hiện hoặc đã có từ trước.
  • Gây mất sắc tố sau viêm ( vảy phấn trắng Alba) có thể thấy khi hết viêm.
  • 60% sang thương sẽ biến mất nhưng để lại dấu hiệu khô da

Giai đoạn thiếu niên và người lớn:

  • Có thể kéo dài từ nhỏ hoặc mới khởi phát lúc trưởng thành.
  • Thường ở vùng co duỗi và mặt (trán, xung quanh mắt, miệng), cổ.
  • Mảng da dày lichen hóa, khô da

5. Chẩn đoán

Chủ yếu dựa vào lâm sàng và tiền sử gia đình

6. Biến chứng

Bội nhiễm tụ cầu trùng vàng hoặc herpes

7. AD và chất lượng cuộc sống

  • Nhiều ghi nhận về chất lượng cuộc sống đã được báo cáo ở trẻ em bị AD, bao gồm rối loạn giấc ngủ, thay đổi hoạt động, dễ kích ứng, tự kỷ.
  • AD gây nhiều phiền phức cho trẻ em và gia đình qua những chi phí tài chính trực tiếp và gián tiếp cho các chăm sóc y tế.

8. Điều trị

  • Ngoài chẩn đoán dị ứng, điều trị AD vẫn là một thách thức với mục tiêu chính là cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da, kiểm soát nhiễm khuẩn và ức chế viêm.
  • Việc kiểm soát AD thay đổi theo độ nặng của bệnh, bao gồm nhiều loại thuốc điều trị theo từng bước.
  • Gíao dục bệnh nhân hoặc cha mẹ bệnh nhi là một chiến lược quan trong khác.

Điều trị căn bản

Thuốc thoa tại chỗ.

  • Thuốc làm mềm da.
  • Thuốc thoa chứa corticoid.
  • Thuốc ức chế calcineurine.

Thuốc toàn thân

Điều trị căn bản

Bao gồm chăm sóc da tối ưu, giải quyết thương tổn hàng rào bảo vệ da bằng cách:

  • Sử dụng chất làm mềm da, giữ ẩm da tiêu chuẩn.
  • Nhận diện và tránh những yếu tố làm khởi phát bệnh: xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, nước quá nóng, quần áo làm từ sợi tổng hợp, nylon, len…

Thuốc thoa tại chỗ

Thuốc làm mềm da:

  • Thuốc làm mềm da và giữ ẩm: được khuyên sử dụng liên tục ngay cả khi không có viêm.
  • Có thể sử dụng chất làm mềm da chứa polidocanol, urea, có thể cho thêm salicylic acid trong trường hợp dày da.
  • Sử dụng nhũ tương nước trong dầu hoặc dầu trong nước để hỗ trợ chức năng hàng rào da.

Thuốc thoa chứa corticoid:

  • Chia làm 3 nhóm có tác dụng nhẹ, trung bình, mạnh.
  • Cần lưu ý tác dụng phụ của thuốc như teo da, giãn mạch, nổi mụn, rạn da, bội nhiễm…
  • Hydrocortisone 1% dùng ở mặt, nếp.
  • Loại có tác dụng trung bình, mạnh (triamcinolone, betamethasone valerate): sử dụng ở thân, ngưng thoa khi hết sang thương.

Thuốc thoa ức chế Calcineutrine:

  • Được khuyến cáo sử dụng điều trị AD trung bình đến nặng
  • Chống chỉ định trẻ em < 2 tuổi
  • Không gây teo da, rậm lông như corticoide, nhưng vẫn có nguy cơ khác như bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm, siêu vi do ức chế miễn dịch.

Cơ chế tác dụng:

 Thuốc dùng toàn thân

  • Kháng sinh: dùng trong trường hơp bội nhiễm.
  • Quang liệu pháp: UVA, UVB.
  • Acyclovir: dùng trong eczema herpeticum.
  • Ức chế miễn dịch: Methotrexatre, Azathioprine, Cyclosporine.
  • Hydroxyzine và Diphenhydramine hydrochloride: kiểm soát triệu chứng ngứa.

9. Khuyến cáo và điều trị

Quan điểm mới hiện nay là điều trị duy trì một cách chủ động ( proactive therapy) và phòng ngừa AD trên đối tượng có nguy cơ cao.

  • Bước 1: không có thương tổnchỉ có da khô. Điều trị căn bản, chất dưỡng ẩm, tránh các yếu tố kích thích.
  • ớc 2: AD nhẹ , phối hợp thêm: Thuốc thoa corticoide nhẹ.
  • Bước 3: AD trung bình, phối hợp thêm: Thuốc thoa corticoide trung bình, thuốc thoa ức chế calcineurine, băng kín
  • Bước 4: AD nặng, kháng trị, phối hợp thêm: Thuốc thoa corticoide trung bình, thuốc thoa ức chế calcineurine, băng kín

Quang liệu pháp & điều trị toàn thân.

10. Kết luận

AD là bệnh viêm da mạn tính, tái phát, tần suất ngày càng tăng.

Do nhiều yếu tố: di truyền, rối loạn miễn dịch, suy yếu hàng rào bảo vệ da,môi trường, dị ứng nguyên, vi khuẩn… gây ra.

Lâm sàng thay đổi tùy theo tuổi và giai đoạn bệnh.

Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng và tiền sử gia đình. Điều trị bao gồm chăm sóc da, tránh yếu tố kích thích gây khởi phát bệnh, giáo dục bệnh nhân.

Điều trị bao gồm thuốc tại chỗ và toàn thân, có nhiều loại và được tiến hành theo từng bước.

BS Mai

Phòng khám Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Trích nguồn: https://www.hoihendumdlstphcm.org.vn/index.php/chuyen-khoa/di-ung/152-viem-da-co-dia

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
17

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia