MỚI

Tỷ lệ mới mắc và Tỷ lệ tử vong liên quan đến Xuất huyết Tiêu hóa và Tác dụng của Acid Tranexamic lên tình trạng Xuất huyết Tiêu hóa

Ngày xuất bản: 16/08/2022

Bên cạnh sử dụng các thuốc ức chế bơm proton, acid tranexamic và can thiệp nội soi, những phương pháp dự phòng và điều trị mới đang dần được áp dụng đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa. Tuy nhiên, tỷ lệ mới mắc của tình trạng này vẫn chưa thể thuyên giảm trong những năm qua. Nghiên cứu được đề cập dưới đây đóng vai trò đánh giá tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ tử vong liên quan đến tình trạng xuất huyết hóa, cũng như tìm hiểu vai trò của acid tranexamic tiêu sợi huyết trong điều trị xuất huyết tiêu hóa hiện nay.

Được đăng tải trên Gastroenterology Research, Quyển 14, Số phát hành 3, Tháng 6 năm 2021, trang 165-172

Ngày xuất bản: ngày 19 tháng 6 năm 2022

Nhóm tác giả: Ylva Scherdin,a Ingvar Halldestam,a and Stefan Redeena,b

Đơn vị công tác

a. Khoa Ngoại và Khoa Khoa học Y sinh và Lâm sàng, Đại học Linkoping, Linkoping, Thụy Điển

b. Tác giả phụ trách: Stefan Redeen, Khoa Ngoại và Khoa Khoa học Y sinh và Lâm sàng, Đại học Linkoping, Linkoping, Thụy Điển. Email: es.dnaltogretsonoiger@needer.nafets

Tóm tắt

1. Hoàn cảnh

Xuất huyết tiêu hóa là một tình trạng phổ biến và tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh. Mặc dù đã có những phương pháp dự phòng và điều trị mới, song tỷ lệ mới mắc xuất huyết tiêu hóa hiện chưa thể thuyên giảm. Loét vẫn đang là một trong những căn nguyên phổ biến nhất dẫn đến xuất huyết tiêu hóa trên. Các thuốc ức chế bơm proton (PPIs) và can thiệp nội soi thường được sử dụng trong điều trị loét, đôi khi là can thiệp nội mạch và trong một số trường hợp hiếm hoi hiện nay, phẫu thuật hở bằng chỉ phẫu thuật để cầm máu ổ loét. Acid tranexamic tiêu sợi huyết (tranexamic acid – TXA) đóng vai trò trong điều trị xuất huyết và thường được dùng trong các trường hợp như cấp cứu chấn thương, băng huyết sau sinh, cũng như phẫu thuật chỉnh hình. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tỷ lệ mới mắc do xuất huyết tiêu hóa. Mục tiêu xa hơn là tìm hiểu vai trò của TXA trong điều trị y khoa hiện nay đối với tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

2. Phương pháp

Chúng tôi đã thực hiện một cuộc nghiên cứu thuần tập hồi cứu và đánh giá hồ sơ bệnh án, bao gồm bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng của xuất huyết tiêu hóa và các ổ loét được chẩn đoán qua nội soi trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2016 tại Bệnh viện Đại học Linkoping, Thụy Điển. Thành phố Motala và Linkoping ghi nhận những ca nhập viện cấp tính tại bệnh viện này.

3. Kết quả

Chúng tôi đã tìm trong tổng số 1.331 bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa. Tỷ lệ mới mắc xuất huyết tiêu hóa nói chung là 98,6 (98,6/100.000 người và trong một năm). Với những ca có loét được chẩn đoán bằng nội soi (386 bệnh nhân), số ca loét dạ dày là 28,6/100.000/năm. Đối với nhóm được chẩn đoán loét qua nội soi có 25 bệnh nhân tử vong, tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày chiếm 6,4%. TXA vẫn được sử dụng trong điều trị loét chảy máu. Chúng tôi đã nghiên cứu dựa trên hai nhóm bệnh nhân, một nhóm được điều trị bằng TXA và nhóm còn lại thì không. Các nhóm được chia đều về độ tuổi, giới tính và bệnh đồng mắc. Chúng tôi không nhận thấy khác biệt lớn nào về ổn định huyết động trên mặt lâm sàng. Nhóm được điều trị bằng TXA đã có nhiều trường hợp biểu hiện rõ các triệu chứng xuất huyết hơn. Chúng tôi cũng nhận thấy số ca bệnh nhân cần đến chăm sóc tích cực ở nhóm TXA tăng lên.

4. Kết luận

Tỷ lệ mới mắc xuất huyết tiêu hóa vẫn chưa giảm đáng đáng kể trong suốt những năm qua. Nghiên cứu này chỉ ra rằng TXA không đem lại kết quả khả quan cho những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên. Sự khác biệt giữa hai nhóm có thể là do  đối tượng chúng tôi điều trị bằng TXA (ví dụ, bệnh nhân trong tình trạng tệ hơn hoặc có nguy cơ cao hơn) hơn là sự khác biệt về tác dụng của thuốc. Đây là thời điểm để ngừng việc điều trị bằng TXA ở tất cả bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, kể cả những trường hợp đang điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực (intensive care unit – ICU).

Từ khóa

Tỷ lệ mới mắc, Xuất huyết tiêu hóa, Đại tiện phân đen, Nội soi dạ dày, Loét, Xuất huyết tái phát, Acid tranexamic, Tỷ lệ tử vong

  • PMID: PMC8256901
  • PMCID: 34267831
  • DOI: 10.14740/gr1383

Tài liệu tham khảo

  1. Blatchford O, Murray WR, Blatchford M. A risk score to predict need for treatment for upper-gastrointestinal haemorrhage. Lancet. 2000;356(9238):1318–1321. doi: 10.1016/S0140-6736(00)02816-6. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  2. Rockall TA, Logan RF, Devlin HB, Northfield TC. Risk assessment after acute upper gastrointestinal haemorrhage. Gut. 1996;38(3):316–321. doi: 10.1136/gut.38.3.316. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  3. Sung JJ, Chiu PW, Chan FKL, Lau JY, Goh KL, Ho LH, Jung HY. et al. Asia-Pacific working group consensus on non-variceal upper gastrointestinal bleeding: an update 2018. Gut. 2018;67(10):1757–1768. doi: 10.1136/gutjnl-2018-316276. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  4. Kim JS, Kim BW, Kim DH, Park CH, Lee H, Joo MK, Jung DH. et al. Guidelines for Nonvariceal Upper Gastrointestinal Bleeding. Gut Liver. 2020;14(5):560–570. doi: 10.5009/gnl20154. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  5. Wuerth BA, Rockey DC. Changing Epidemiology of Upper Gastrointestinal Hemorrhage in the Last Decade: A Nationwide Analysis. Dig Dis Sci. 2018;63(5):1286–1293. doi: 10.1007/s10620-017-4882-6. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  6. Rockall TA, Logan RF, Devlin HB, Northfield TC. Incidence of and mortality from acute upper gastrointestinal haemorrhage in the United Kingdom. Steering Committee and members of the National Audit of Acute Upper Gastrointestinal Haemorrhage. BMJ. 1995;311(6999):222–226. doi: 10.1136/bmj.311.6999.222. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  7. Stanley AJ, Laine L. Management of acute upper gastrointestinal bleeding. BMJ. 2019;364:l536. doi: 10.1136/bmj.l536. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  8. Gralnek IM, Dumonceau JM, Kuipers EJ, Lanas A, Sanders DS, Kurien M, Rotondano G. et al. Diagnosis and management of nonvariceal upper gastrointestinal hemorrhage: European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) Guideline. Endoscopy. 2015;47(10):a1–46. doi: 10.1055/s-0034-1393172. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  9. Kurien M, Lobo AJ. Acute upper gastrointestinal bleeding. Clin Med (Lond) 2015;15(5):481–485. doi: 10.7861/clinmedicine.15-5-481. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  10. Laine L, Yang H, Chang SC, Datto C. Trends for incidence of hospitalization and death due to GI complications in the United States from 2001 to 2009. Am J Gastroenterol. 2012;107(8):1190–1195. doi: 10.1038/ajg.2012.168. quiz 1196. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

Để đọc chi tiết nghiên cứu này, vui lòng truy cập tại đây

Nguồn tra cứu: Theo ncbi.nlm.nih.gov

facebook
25

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia