Tổng hợp y văn và phân tích hệ thống về việc chẩn đoán viêm dạ dày thể teo với bộ bi-lan huyết thanh gồm kháng thể pepsinogen, gastrin-17, và kháng thể kháng vi khuẩn Helicobacter Pylori
Việc kết hợp bộ 3 bi-lan huyết thanh gồm kháng thể pepsinogen, gastrin-17, và kháng thể kháng vi khuẩn Helicobacter Pylori là công cụ chẩn đoán viêm dạ dày thể teo không xâm lấn. Tuy nhiên, mức độ tin cậy của bộ xét nghiệm này vẫn chưa được sáng tỏ.
Được đăng trên tạp chí: Alimentary Pharmacology and Therapeutics, năm 2017.
Nhóm tác giả: R. M. Zagari (1), S. Rabitti(1), D. C. Greenwood (2), L. H. Eusebi (1), A. Vestito (3), F. Bazzoli (1)
Đơn vị công tác:
- Khoa Khoa Học Y Học và Phẫu Thuật, Đại Học Bologna, Bologna, Ý.
- Khoa Thống Kê Sinh Học, Đại Học Leeds, Leeds, Vương Quốc Anh.
- Khoa Tiêu Hóa, Bệnh Viện S. Orsola-Malpighi, bologna, Ý.
Người đại diện: Giáo sư RM Zagari, Khoa Khoa Học Y Học và Phẫu Thuật, Đại Học Bologna, Bologna, Ý.
Địa chỉ email: roccomaurizio.zagari@unibo.it
Nguồn tài trợ: không có.
Từ khóa: viêm dạ dày thể teo, kháng thể pepsinogen, gastrin-17, và kháng thể kháng vi khuẩn Helicobacter Pylori.
Tóm tắt
1. Tổng quan
Nội dung bài viết
Việc kết hợp bộ 3 bi-lan huyết thanh gồm kháng thể pepsinogen, gastrin-17, và kháng thể kháng vi khuẩn Helicobacter Pylori là công cụ chẩn đoán viêm dạ dày thể teo không xâm lấn. Tuy nhiên, mức độ tin cậy của bộ xét nghiệm này vẫn chưa được sáng tỏ.
2. Mục đích
Đánh giá việc sử dụng bộ bi-lan thuyết thanh này trong việc chẩn đoán viêm dạ dày thể teo.
3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các từ khóa : “pepsinogens”, “gastrin”, “viêm dạ dày thể teo”, “tổn thương tiền ung thư của dạ dày” để tìm kiếm trên các nguồn dữ liệu Medline trên PubMed, Embase, Scopus, Cochrane và từ các bản tóm tắt của các hội nghị quốc tế trong giai đoạn tháng 1 năm 1995 đến tháng 12 năm 2016. Các bài viết học thuật sẽ được chọn nếu chúng sử dụng bộ bi-lan huyết thanh trên cho chẩn đoán viêm dạ dày thể teo đã có bằng chứng về mô học dựa theo tiêu chuẩn hệ thống Sydney được cập nhật.
4. Kết quả
20 bài viết với tổng cộng 4241 bệnh nhân được thực hiện bộ bi-lan huyết thanh cho chẩn đoán viêm dạ dày thể teo với mọi vị trí trên thành dạ dày. Độ nhạy trung bình là 74.7% (62.0%-84.3%) với độ tin cậy 95%, và độ đặc hiệu trung bình là 95.6% (92.6%-97.4%), với độ tin cậy 95%. Với tỷ lệ bệnh lưu hành trung bình là 27%, giá trị dự đoán âm là 91%. Bên cạnh đó, bài viết này cũng ghi nhận một vài nghiên cứu với cỡ mẫu nhỏ trong việc sử dụng bộ bi-lan huyết thanh để xác định vị trí tổn thương trong bệnh lý viêm dạ dày thể teo.
5. Kết luận
Việc kết hợp bộ 3 bi-lan huyết thanh gồm kháng thể pepsinogen, gastrin-17, và kháng thể kháng vi khuẩn Helicobacter Pylori là công cụ chẩn đoán viêm dạ dày thể teo đáng tin cậy. Bộ bi-lan này có thể được sử dụng để tầm soát trong dân số hoặc nhóm đối tượng có nguy cơ ung thư dạ dày cao từ bệnh lý viêm dạ dày thể teo, tuy nhiên, việc phân tích hiệu quả kinh tế vẫn cần thiết.
DOI: 10.1111/apt.14248
Để đọc chi tiết nghiên cứu này, vui lòng truy cập tại đây.
Nguồn tham khảo: theo wiley.com
Tài liệu tham khảo
- Dixon MF, Genta RM, Yardley JH, Correa P. Classification and grading of gastritis. the update Sydney system. International workshop on the histopathology of gastritis. Houston 1994. Am J Surg Pathol. 1996;20:1161-1181.
- Dinis-Ribeiro M, Areia M, de Vries AC, et al. Management of precancerous conditions and lesions in the stomach (MAPS): guideline from the European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE), European Helicobacter Study Group (EHSG), European Society of Pathology (ESP), and the Sociedade Portuguesa de Endoscopia Digestiva (SPED). Endoscopy. 2012;44:74-94.
- Malfertheiner P, Megraud F, O’Morain CA, et al. Management of Helicobacter pylori infection – the Maastricht V/Florence consensus report. Gut. 2017; 66: 6-30.
- Sugano K, Tack J, Kuipers E, et al. Kyoto global consensus report on Helicobacter pylori gastritis. Gut. 2015;64:1353-1367.
- Agreus L, Kuipers EJ, Kupcinskas L, et al. Rationale in diagnosis and screening of atrophic gastritis with stomach-specific plasma biomarkers. Scand J Gastroenterol. 2012;47:136-147.
- Cochrane Collaboration. Diagnostic Test Accuracy Working Group: handbook for DTA reviews. http://srdta.cochrane.org/handbook-dtareviews.
- Sipponen P, Ranta P, Helske T, et al. Serum levels of amidated gastrin-17 and pepsinogen I in atrophic gastritis: an Serum levels of amidated gastrin-17 and pepsinogen I in atrophic gastritis: an observational case-control study. Scand J Gastroenterol. 2002;37:785-791.
- Whiting PF, Rutjes AW, Westwood ME , et al. QUADAS-2: a revised tool for the quality assessment of diagnostic accuracy studies. Ann Intern Med. 2011;155:529-536.
- Reitsma JB, Glas AS, Rutjes AW, et al. Bivariate analysis of sensitivity and specificity produces informative summary measures in diagnostic reviews. J Clin Epidemiol. 2005;58:982-990.
- Wang F, Gatsonis CA. Hierarchical models for ROC curve summary measures: design and analysis of multireader, multimodality studies of medical tests. Stat Med. 2008;27:243-256.