MỚI

Tối ưu hóa việc quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch để phòng ngừa suy tim

Ngày xuất bản: 13/01/2023

Suy tim là một trong những gánh nặng của nền y tế khi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tuy nhiên việc phòng ngừa suy tim lại không được đánh giá một cách đúng mức. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về việc phòng ngừa suy tim

Nhóm tác giả
Bác sĩ Julie Coursen; Bác sĩ Abdulhamied Alfaddagh; Bác sĩ Roger S. Blumenthal, thành viên của Trường Tim mạch Hoa Kỳ; Bác sĩ Jeffrey C. Trost; Bác sĩ Lili A. Barouch, thành viên của Trường Tim mạch Hoa Kỳ.

Tóm tắt

Các phân tích gần đây về dữ liệu của các yếu tố nguy cơ xơ vữa mạch máu trong cộng đồng cho thấy một bộ phận người dân có yếu tố nguy cơ được kiểm soát không tốt và mức độ nặng sẽ làm tăng khả năng tiến triển đến suy tim của người bệnh. Bệnh nhân với nhiều yếu tố nguy cơ không được kiểm soát có khả năng cao nhất tiến triển đến suy tim, trong khi đó những người không có yếu tố nguy cơ tim mạch thì lại ít khả năng diễn tiến đến suy tim trong tương lai.

Các bác sĩ tim mạch và bác sĩ gia đình nên đề cao tầm quan trọng của việc quản lý các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa suy tim, trong đó bao gồm việc bắt đầu sử dụng sớm thuốc ức chế SGLT2 ở bệnh nhân có đái tháo đường.

Ngoài ra, không chỉ đơn thuần tập trung vào các nguy cơ của bệnh xơ vữa mạch máu, bác sĩ tim mạch và bác sĩ gia đình khi thảo luận với bệnh nhân về các yếu tố nguy cơ tim hoặc và các lối sống lành mạnh, cũng nên bàn luận và thông báo với bệnh nhân về khả năng diễn tiến đến suy tim hoặc các rối loạn nhịp tim như rung nhĩ.

Tầm quan trọng của phòng ngừa suy tim

Suy tim là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh tật và tử vong, làm người bệnh tốn nhiều chi phí y tế. Tuy nhiên, ở mức độ toàn cầu, việc phòng ngừa suy tim hiện tại lại không được xem trọng khi đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch cho người bệnh cũng như các can thiệp dự phòng. Khoảng 6,2 triệu người trưởng thành bị suy tim tại Mỹ, tiêu tốn 30,7 tỷ đô-la ngân sách nhà nước. Với mức độ bệnh và sự tiêu tốn của chi phí y tế, điều này làm nổi bật lên nhu cầu khẩn thiết để cải thiện việc ngăn ngừa suy tim.

Phòng ngừa suy tim có thể được thực hiện khi đảm bảo một chế độ sống lành mạnh và liên tục cho sức khỏe tim mạch. Lối sống lành mạnh là lối sống được định nghĩa theo “Lối sống đơn giản cho trái tim người Mỹ khỏe mạnh”, trong định nghĩa đó chủ yếu tập trung vào việc giảm các nguy cơ có thể thay đổi được cũng như tối ưu để có được lối sống lành mạnh như giảm hút thuốc lá, tăng tập thể dục, chú yếu chế độ ăn, cải thiện chỉ số cơ thể, nồng độ cholesterol, huyết áp cũng như chỉ số đường huyết.

Nhiều yếu tố nguy cơ đồng hiện hữu

Nghiên cứu đoàn hệ về nguy cơ xơ vữa mạch máu trong cộng đồng (Atherosclerosis Risk in Communities – ARIC), được tiến hành bởi bác sĩ Carine Hamo, Chia Di Numele và các cộng sự, đã cho thấy việc kiểm soát không tốt các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể dẫn đến việc tăng khả năng dẫn đến suy tim (hình 1). Trong nghiên cứu quan sát này, sự gia tăng về số yếu tố nguy cơ đang có cũng như mức độ nặng của yếu tố nguy cơ (tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường) sẽ làm tăng khả năng mắc suy tim. Những bệnh nhân với nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau không được kiểm soát là nhóm có khả năng bị suy tim cao nhất.

Tối ưu hóa việc quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch để phòng ngừa suy tim

Yếu tố nguycơ liên quan nhiều nhất đến tần suất bị suy tim là những bệnh nhân đái tháo đường được kiểm soát kém (với HbA1c ≥ 8%), bệnh nhân tăng huyết áp được kiểm soát kém (huyết áp tâm thu lớn hơn 160), béo phì mức độ nặng (BMI ≥ 35)4. Các yếu tố nguy cơ này thường đồng hiện hữu ở các bệnh nhân. Ví dụ, trong hội chứng chuyển hóa, trong đó bao gồm nhiều yếu tố nguy cơ, là hội chứng xảy ra ở hơn 1/3 dân số nước Mỹ, mà tỷ lệ này vẫn còn đang tiếp tục tăng cao5. Như vậy việc tối ưu hóa trong quản lý các yếu tố nguy cơ là rất cần thiết để giảm tỷ lệ suy tim ở những bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ. Như đã đề cập về khả năng mắc suy tim ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát kém, việc sử dụng các thuốc bảo vệ tim mạch nên được cân nhắc thường xuyên hơn. Cụ thể, các bác sĩ tim mạch nên cân nhắc sử dụng thuốc ức chế SGLT2 cho bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ suy tim để có thể hưởng được thêm lợi ích bảo vệ tim của thuốc như đã báo cáo trong nghiên cứu EMPA-REG OUTCOME.

Tầm quan trọng của việc dự phòng ban đầu.

Bác sĩ Hamo và các cộng sự phát hiện ra việc không có các yếu tố nguy cơ tim mạch liên quan đến tỷ suất mắc bệnh tim thấp, điều này cho thấy giá trị của việc dự phòng ban đầu (dự phòng các yếu tố nguy cơ tim mạch). Việc này nhấn mạnh vai trò của các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tim mạch. Có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ làm tăng khả năng mắc suy tim, mặc dù vài năm sau bệnh nhân mới có chẩn đoán hoặc phải nhập viện vì suy tim. Ngược lại, trì hoãn hoặc điều trị tốt các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường thông qua các can thiệp về lối sống có thể giúp phòng ngừa suy tim. Việc phòng ngừa các yếu tố nguy cơ sẽ giúp giảm gánh nặng về tim mạch, trong đó có suy tim.

Tối ưu hóa quản lý các yếu tố nguy cơ

Một trong các kết luận thú vị khác từ phân tích ARIC của tác giả Hamo là lợi ích của việc quản lý các yếu tố nguy cơ. Các bệnh nhân kém kiểm soát các yếu tố nguy cơ có tỷ lệ bị suy tim thấp hơn so với các nhóm được kiểm soát rất kém. Vì vậy, tối ưu hóa một phần các yếu tố nguy cơ như cải thiện HbA1c sẽ rất giá trị trong phòng ngừa suy tim mặc dù các yếu tố nguy cơ không thể biến mất hoàn toàn.

Tương tự, các nghiên cứu khác cũng đã cho thấy lợi ích của việc can thiệp vào lối sống, ví dụ việc tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ suy tim dù việc tập thể dục có thể được bắt đầu ở giai đoạn sau của cuộc đời. Các bác sĩ tim mạch và bác sĩ gia đình nên giữ thái độ “có cải thiện một ít vẫn tốt hơn không cải thiện” khi thảo luận cùng bệnh nhân.

Tính nguy cơ suy tim trong dựa vào các yếu tố tim mạch

Một điều đáng tiếc là hiện tại không có các công thức để tính toàn nguy cơ suy tim hoặc các bệnh lý rối loạn nhịp như rung nhĩ. Việc loại suy tim và các rối loạn nhịp ra khỏi các công thức tính nguy cơ vô tình làm việc đánh giá các nguy cơ tim mạch dưới mức cần thiết. Việc tính toán các yếu tố nguy cơ dựa vào các công thức được lập nên trong các nghiên cứu đoàn hệ (pooled cohort equations – PCE), đây là các công cụ chủ lực trong thực hành lâm sàng để có thể dự phòng các bệnh lý mạch máu một cách hiệu quả. Tuy nhiên, các công cụ tính toán này bị giới hạn về độ chính xác cụ thể ở những nhóm chủng tộc nhất định, hoặc ở những bệnh nhân có bệnh viêm mạn tính hoặc có tình trạng kinh tế xã hội thấp.

Một công thức tính toán bao gồm các yếu tố nguy cơ tim mạch như suy tim và rối loạn nhịp tim sẽ rất cần thiết cho các nhà lâm sàng để có thể lượng giá bệnh lý tim mạch một cách chính xác và đầy đủ. Ví dụ, một bệnh nhân 55 tuổi bị béo phì mắc đái tháo đường typ 2 với 10% nguy cơ có bệnh lý xơ vữa mạch máu có thể sẽ chịu thêm 25% nguy cơ suy tim và 20% nguy cơ rối loạn nhịp tim, tuy nhiên việc tính toán ra các con số này không chỉ đơn thuần dựa vào PCE. Một ước đoán quốc tế cộng dồn các yếu tố nguy cơ sẽ cho thấy gánh nặng thật sự của các bệnh lý tim mạch và sẽ tạo động lực nhiều hơn cho các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ. Với dữ liệu từ phân tích ARIC và các nghiên cứu tương tự, các bác sĩ lâm sàng nên bàn luận thêm về khả năng tiến triển đến suy tim ở bệnh nhân khi nói về các yếu tố nguy cơ tim mạch và lối sống.

Kết luận

Khả năng bị suy tim gắn liền với mức độ và độ nặng của các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi nhưng lại được kiểm soát kém. Các bác sĩ tim mạch và các bác sĩ gia đình cần nhấn mạnh việc tối ưu hóa quản lý các yếu tố nguy cơ bao gồm việc sử dụng sớm thuốc ức chế SGLT2 ở bệnh nhân đái tháo đường để giảm nguy cơ bị suy tim. Các công thức tính toán hiện tại sẽ vô tình làm giảm khả năng mắc các bệnh lý tim mạch khi không tính nguy cơ suy tim và rối loạn nhịp, nên các bác sĩ tim mạch cần bàn luận thêm về khả năng mắc suy tim khi thảo luận với bệnh nhân. Vì vậy, có một nhu cầu quan trọng trong việc nghiên cứu để tìm các biện pháp giảm nguy cơ cũng như cải thiện lối sống và cách đánh giá nguy cơ mắc phải bệnh lý suy tim.

Tài liệu tham khảo

  1. Virani SS, Alonso A, Benjamin EJ, et al. Heart disease and stroke statistics—2020 update: a report from the American Heart Association. Circulation 2020;141:e139-596.
  2. Benjamin EJ, Muntner P, Alonso A, et al. Heart disease and stroke statistics—2019 update: a report from the American Heart Association. Circulation 2019;139:e56–528.
  3. Uijl A, Koudstaal S, Vaartjes I, et al. Risk for heart failure: the opportunity for prevention with the American Heart Association’s Life’s Simple 7. JACC Heart Fail 2019;7:637–47.
  4. Hamo CE, Kwak L, Wang D, et al. Heart failure risk associated with severity of modifiable heart failure risk factors: the ARIC Study. J Am Heart Assoc 2022;11:e021583.
  5. Moore JX, Chaudhary N, Akinyemiju T. Metabolic syndrome prevalence by race/ethnicity and sex in the United States, National Health and Nutrition Examination Survey, 1988-2012. Prev Chronic Dis 2017;14:E24. 
  6. Echouffo-Tcheugui JB, Ogunmoroti O, Golden SH, et al. Glycemic markers and heart failure subtypes: the Multi-Ethnic Study of Atherosclerosis (MESA). J Card Fail 2022;Jan 31:[Epub ahead of print].
  7. Zinman B, Wanner C, Lachin JM, et al. Empagliflozin, cardiovascular outcomes, and mortality in type 2 diabetes. N Engl J Med 2015;373:2117-28.
  8. Pham SV, Chilton RJ. EMPA-REG OUTCOME: the cardiologist’s point of view. Am J Cardiol 2017;120:S53-S58.
  9. Cohen LP, Vittinghoff E, Pletcher MJ, et al. Association of midlife cardiovascular risk factors with the risk of heart failure subtypes later in life. J Card Fail 2021;27:435-44.
  10. Echouffo-Tcheugui JB, Zhang S, Florido R, et al. Duration of diabetes and incident heart failure: the ARIC (Atherosclerosis Risk In Communities) Study. JACC Heart Fail 2021;9:594-603.
  11. Florido R, Kwak L, Lazo M, et al. Six-year changes in physical activity and the risk of incident heart failure: ARIC study. Circulation 2018;137:2142-51.
  12. Lloyd-Jones DM, Braun LT, Ndumele CE, et al. Use of risk assessment tools to guide decision-making in the primary prevention of atherosclerotic cardiovascular disease: a special report from the American Heart Association and American College of Cardiology. J Am Coll Cardiol 2019;73:3153-67.
  13. Schwartz B, Pierce C, Vasan RS, et al. Lifetime risk of heart failure and trends in incidence rates among individuals with type 2 diabetes between 1995 and 2018. J Am Heart Assoc 2021;10:e021230.
  14. Staerk L, Wang B, Preis SR, et al. Lifetime risk of atrial fibrillation according to optimal, borderline, or elevated levels of risk factors: cohort study based on longitudinal data from the Framingham Heart Study. BMJ 2018;361:k1453.
facebook
28

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia