MỚI

Tính khả thi khi can thiệp về hoạt động thể chất trong lối sống của phụ nữ da đen bị hen suyễn

Ngày xuất bản: 03/01/2023

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính khả thi và khả năng chấp nhận, cũng như khảo sát những ảnh hưởng sơ bộ của biện pháp can thiệp về HĐTC trong lối sống của phụ nữ da đen bị hen suyễn sinh sống tại thành thị. Biện pháp can thiệp này đã được thiết kế sao cho phù hợp với văn hóa của đối tượng.

Nhóm tác giả và nơi công tác:

Khoa Y, Trường Đại học Illinois tại Chicago, Illinois: Sharmilee M. Nyenhuis, MD, Nida Shah, MPH, MBA

Center for Clinical and Translational Science (Tạm dịch: Trung tâm Khoa học Tịnh tiến và Lâm sàng), Trường Đại học Illinois tại Chicago, Illinois: Hajwa Kim, MS, David X. Marquez, PhD

Department of Women, Children and Family Nursing (Tạm dịch: Khoa Điều dưỡng dành cho Phụ nữ, Trẻ em và Gia đình), Trường Đại học Rush, Chicago, Illinois: JoEllen Wilbur, PhD, APN, Lisa K. Sharp, PhD

Tổng quan

Phụ nữ da đen phải gánh chịu nhiều ảnh hưởng khác nhau khi vừa mắc bệnh hen suyễn, vừa không hoạt động thể chất, và họ cũng là đối tượng chính cần thực hiện biện pháp can thiệp về hoạt động thể chất (HĐTC) trong lối sống.

Tính khả thi khi can thiệp về hoạt động thể chất trong lối sống của phụ nữ da đen bị hen suyễn

Mục tiêu

Nhằm đánh giá tính khả thi và khả năng chấp nhận, cũng như khảo sát những ảnh hưởng sơ bộ của biện pháp can thiệp về HĐTC trong lối sống của phụ nữ da đen bị hen suyễn. Biện pháp can thiệp này đã được thiết kế sao cho phù hợp với văn hóa của đối tượng. 

Phương pháp

Các đối tượng được tuyển chọn là phụ nữ da đen (từ 18 – 70 tuổi) mắc bệnh hen suyễn không kiểm soát được (Xét nghiệm kiểm soát hen suyễn < 20). Đánh giá kết quả được thực hiện vào thời điểm bắt đầu và sau 24 tuần với các thước đo về: tính khả thi và khả năng chấp nhận, mức độ kiểm soát hen suyễn, chất lượng cuộc sống, loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang sử dụng và mức độ HĐTC. Những người tham gia được chỉ định ngẫu nhiên: hoặc thực hiện biện pháp can thiệp (giáo dục sức khỏe về bệnh hen suyễn, Fitbit, tổ chức buổi thảo luận nhóm về sức khỏe hàng tháng, nhắn tin, đặt mục tiêu cho cá nhân về số bước chân di chuyển trong ngày, phát tài liệu nghiên cứu) hoặc tham gia nhóm chăm sóc thông thường nâng cao (EUC) (Giáo dục hen suyễn kết hợp với Fitbit).

Kết quả

Trong số 53 phụ nữ được phân nhóm ngẫu nhiên (Nhóm EUC = 28 đối tượng; Nhóm can thiệp = 25 đối tượng), 92% chấp nhận thực hiện can thiệp (23/25) và 76% hoàn thành đánh giá kết quả sau 24 tuần. Mức độ hài lòng chung về can thiệp (điểm trung bình: 6.88/7) và từng tiêu chí riêng lẻ sau 24 tuần đạt điểm số khá cao. Điểm trung bình giữa các nhóm đối tượng khi trả lời bộ câu hỏi về kiểm soát hen suyễn sau 24 tuần chênh lệch không đáng kể (Nhóm can thiệp = -0.41 so với nhóm EUC = 0.03 [P = .08]; kích thước hiệu ứng = -0.38), nhưng vẫn có ý nghĩa lâm sàng (0.5). Ở tuần thứ 24, nhiều phụ nữ trong nhóm can thiệp đã kiểm soát được bệnh hen suyễn hiệu quả hơn nhóm EUC (36.84% so với 9.52%; P = .04). Nhóm can thiệp có nhiều cải thiện đáng kể về mặt lâm sàng (0.5) trong chất lượng cuộc sống (chênh lệch về giá trị trung bình: nhóm can thiệp = 0.58 so với nhóm EUC = 0.10; P = .10) sau 24 tuần. 

Kết luận

Can thiệp về HĐTC trong lối sống được thiết kế phù hợp với văn hóa là một biện pháp khả thi, đồng thời cho thấy nhiều cải thiện trong việc kiểm soát hen suyễn, cũng như chất lượng cuộc sống của phụ nữ da đen bị hen suyễn. Những phát hiện sơ bộ này là nền tảng để chứng minh cần phải can thiệp về HĐTC trong lối sống của phụ nữ da đen bị hen suyễn sinh sống tại thành thị..

DOI: https://doi.org/10.1016/j.jaip.2021.07.028

Từ khóa

Hoạt động thể chất

Hen suyễn

Da đen

Phụ nữ

Lối sống

 

Từ viết tắt

ACQAsthma Control Questionnaire (Bộ câu hỏi về kiểm soát hen suyễn), ACTAsthma Control Test (Bài kiểm tra kiểm soát hen suyễn), ACTIONPhysical Activity in Minority Women with Asthma (Hoạt động thể chất của phụ nữ thiểu số bị hen suyễn), AQLQAsthma quality of life questionnaire (Bộ câu hỏi khảo sát về chất lượng cuộc sống khi mắc bệnh hen suyễn), EUCEnhanced usual care (Chăm sóc thông thường nâng cao), PAPhysical activity (Hoạt động thể chất)

Tài liệu tham khảo

1. Akinbami L.J., Moorman J.E., Bailey C., Zahran H.S., King M., Johnson C.A., et al.

Trends in asthma prevalence, health care use, and mortality in the United States, 2001-2010.
NCHS Data Brief. 2012; 94: 1-8
View in ArticleGoogle Scholar

2. Northridge M.E., Meyer I.H., Dunn L.

Overlooked and underserved in Harlem: a population-based survey of adults with asthma.
Environ Health Perspect. 2002; 110: 217-220
View in ArticleGoogle Scholar

3. Melgert B.N., Ray A., Hylkema M.N., Timens W., Postma D.S.

Are there reasons why adult asthma is more common in females?.
Curr Allergy Asthma Rep. 2007; 7: 143-150
View in ArticleGoogle Scholar

4. Ostrom N.K.

Women with asthma: a review of potential variables and preferred medical management.
Ann Allergy Asthma Immunol. 2006; 96: 655-665
View in ArticleGoogle Scholar

5. Carson K.V., Chandratilleke M.G., Picot J., Brinn M.P., Esterman A.J., Smith B.J.

Physical training for asthma.
Cochrane Database Syst Rev. 2013; 9: CD001116
View in ArticleGoogle Scholar

6. Cordova-Rivera L., Gibson P.G., Gardiner P.A., McDonald V.M.

A systematic review of associations of physical activity and sedentary time with asthma outcomes.
J Allergy Clin Immunol Pract. 2018; 6 (:1968-81.e2)
View in ArticleGoogle Scholar

7. Nici L., Donner C., Wouters E., Zuwallack R., Ambrosino N., Bourbeau J., et al.

American Thoracic Society/European Respiratory Society statement on pulmonary rehabilitation.
Am J Respir Crit Care Med. 2006; 173: 1390-1413
View in ArticleGoogle Scholar

8. Durstine J.L. Moore G. Painter P. Roberts S.

ACSM’s exercise management for persons with chronic diseases and disabilities. Human Kinetics, Champaign, Ill2009
View in ArticleGoogle Scholar

9. Malkia E., Impivaara O.

Intensity of physical activity and respiratory function in subjects with and without bronchial asthma.
Scand J Med Sci Sports. 1998; 8: 27-32
View in ArticleGoogle Scholar

10. Roger V.L., Go A.S., Lloyd-Jones D.M., Benjamin E.J., Berry J.D., Borden W.B., et al.

Heart disease and stroke statistics—2012 update: a report from the American Heart Association.
Circulation. 2012; 125: e2-e220
View in ArticleGoogle Scholar

 

Để đọc chi tiết bài nghiên cứu, vui lòng truy cập tại đây.

Nguồn tham khảo: Theo jaci-inpractice.org

facebook
1

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia