Nội dung bài viết
Vincomid: Công dụng và những điều cần lưu ý
- Chỉ định điều trị dự phòng nôn và buồn nôn do quá trình xạ trị.
- Điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn, bao gồm cả nôn và buồn nôn do chứng đau nửa đầu cấp tính
Thuốc Vincomid chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Quá mẫn với hoạt chất Metoclopramid hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Chảy máu đường tiêu hóa, tắc nghẽn cơ học đường tiêu hoá hoặc thủng dạ dày ruột do thuốc này sẽ làm tăng nhu động ruột và có thể khiến tình trạng bệnh nhân nặng nề hơn.
- U tủy thượng thận do nguy cơ gây tăng huyết áp kịch phát.
- Có tiền sử rối loạn vận động do dùng thuốc Metoclopramid hoặc rối loạn vận động do thuốc an thần.
- Động kinh: Với thời gian và cường độ cơn động kinh tăng dần.
- Parkinson.
- Dùng phối hợp với thuốc Levodopa hoặc các thuốc chủ vận dopamin khác.
- Có tiền sử methemoglobin huyết do sử dụng Metoclopramid hoặc thiếu men NADH cytochrome b5 reductase.
- Trẻ dưới 1 tuổi: Vì đối tượng này có nguy cơ xảy ra rối loạn ngoại tháp tăng lên.
Khi sử dụng thuốc Vincomid bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn bao gồm:
- Tác dụng phụ thường gặp: Tiêu chảy, buồn ngủ, lơ mơ, rối loạn ngoại tháp, hội chứng parkinson và chứng chân tay không yên, trầm cảm, hạ huyết áp nhất là dùng đường tĩnh mạch.
- Tác dụng phụ hiếm gặp: Sốc ngất sau khi tiêm, cơn tăng huyết áp cấp tính ở bệnh nhân có tình trạng u tủy thượng thận, nhịp tim chậm, đặc biệt với các chế phẩm dùng đường tĩnh mạch, mất kinh nguyệt, tăng prolactin huyết, tiết nhiều sữa, tăng mẫn cảm, loạn trương lực cơ, rối loạn chức năng vận động, giảm khả năng nhận thức, co giật hay gặp đặc biệt trên bệnh nhân động kinh, ảo giác, lú lẫn.
- Tác dụng phụ khác: Methemoglobin huyết, Sulfhemoglobin huyết, ngừng tim, block nhĩ thất, ngừng nhịp xoang, kéo dài khoảng QT trên điện tim, xoắn đỉnh, vú to ở nam, sốc phản vệ, rối loạn vận động muộn có thể không hồi phục, hội chứng an thần ác tính.
Cách dùng: Thuốc được dùng bằng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng ít nhất 3 phút. Nếu tiêm nhiều lần thì khoảng cách đưa thuốc vào cơ thể ít nhất là 6 giờ, kể cả trong trường hợp bị nôn hoặc không dùng hết một liều thuốc trước đó để tránh nguy cơ quá liều.
Chỉ được dùng thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ và khi dùng thuốc phải được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn.
Liều dùng ở người lớn
- Dự phòng nôn và buồn nôn hậu phẫu: Liều được khuyến cáo dùng 10 mg.
- Dự phòng nôn và buồn nôn do xạ trị: Khuyến cáo dùng với liều 10 mg và dùng tối đa 3 lần/ngày.
- Điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn khác hoặc do đau nửa đầu cấp tính: Khuyến cáo dùng liều với 10 mg và dùng tối đa 3 lần/ngày.
- Liều tối đa khuyến cáo: 30mg/ngày hoặc liều 0,5 mg/kg/ngày.
- Thời gian điều trị: Dùng thuốc Vincomid trong thời gian ngắn nhất mang tới hiệu quả, sau đó có thể chuyển sang dùng thuốc theo đường uống hoặc đặt hậu môn.
Trẻ em từ 1 - 18 tuổi: Thuốc Vincomid là lựa chọn thứ 2 để điều trị nôn và buồn nôn.
- Với tất cả các chỉ định điều trị hay dự phòng nôn và buồn nôn: Khuyến cáo với dùng liều 0,1-0,15 mg/kg và tối đa 3 lần/ngày, dùng đường tĩnh mạch.
- Liều tối đa: 0,5 mg/kg/ngày.
- Thời gian điều trị: Dự phòng nôn và buồn nôn xuất hiện muộn do hóa trị là tối đa trong vòng 5 ngày. Điều trị nôn và buồn nôn hậu phẫu tối đa trong vòng 48 giờ.
Người cao tuổi:
- Nên cân nhắc việc giảm liều mỗi lần dùng thuốc dựa trên chức năng gan, thận và thể trạng của người bệnh. Tránh nguy cơ bị quá liều gây ra các tác dụng phụ từ nhẹ tới nặng.
Bệnh nhân suy thận:
- Suy thận giai đoạn cuối (độ thanh thải creatinin < 15 ml/phút): Nên giảm liều dùng hàng ngày xuống 75%.
- Suy thận nặng hoặc trung bình (độ thanh thải creatinin từ 15-60 ml/phút): Nên giảm liều dùng bình thường xuống 50%.
Bệnh nhân suy gan:
- Suy gan nặng thì nên giảm liều dùng xuống 50%.