Nội dung bài viết
Bổ phế Nam Hà: Công dụng và những điều cần lưu ý
Khi bị viêm họng, ngoài việc dùng thuốc tây y để chữa trị thì thuốc có nguồn gốc từ dược liệu cũng là một lựa chọn vì tính hiệu quả và an toàn. Có rất nhiều thảo dược để chữa viêm họng như bạc hà, cam thảo, bạch linh, gừng,… Bổ phế Nam Hà là một thuốc đông y có thể dùng được cho cả trẻ nhỏ dưới dạng siro. Hãy cùng YouMed tìm hiểu về cách dùng và công dụng của thuốc nhé.
Bổ Phế Nam Hà có tốt không? Đây chính là băn khoăn của rất nhiều người. Với công dụng sát trùng họng, bổ phổi tiêu đờm, thuốc ho Bổ phế Nam Hà được sử dụng để điều trị các chứng: Ho do thay đổi thời tiết, ho cảm, ho gió, ho khan, và các chứng ho do mắc bệnh hô hấp, khản tiếng, ngứa rát cổ họng, viêm đau họng, viêm phế quản…
Riêng loại Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ (không chứa đường), thích hợp với người mắc bệnh đái tháo đường, béo phì.
Thuốc ho Bổ phế Nam Hà có 2 dạng bào chế là siro và viên ngậm. Trong đó, dạng siro có 2 loại là:
- Siro có đường (Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ).
- Siro không đường (Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ).
Nguồn gốc của thuốc ho bổ phế Nam Hà được bào chế từ bài thuốc có tên “Bổ phế chỉ khái lộ”. Các thành phần chính trong bài thuốc cũng như trong thuốc ho bổ phế Nam Hà bao gồm: Bạch linh, Thiên môn (rễ), Mơ muối, Cát cánh, Bạc hà diệp, Bán hạ, Tỳ bà diệp, Tinh dầu bạc hà, Ma hoàng, Cam thảo, Tang bạch bì, Bách bộ.
Thành phần dược liệu chính của các dòng thuốc ho Bổ phế Nam Hà giống nhau. Khác nhau chủ yếu là hàm lượng giữa 2 dạng siro và viên ngậm, tá dược và chất tạo ngọt.
Thuốc ho Bổ phế Nam Hà không dùng cho các trường hợp sau:
- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Trẻ em dưới 1 tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Không khuyến cáo sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Báo cho nhà sản xuất biết nếu thấy:
- Dung dịch vẩn đục hoặc biến màu hoặc thấy hiện tượng khác lạ đối với dạng siro.
- Viên thuốc có hiện tượng mốc, hỏng hoặc có những dấu hiệu khác lạ đối với dạng viên ngậm.
Không dùng thuốc quá:
- 30 ngày sau lần mở nắp chai đầu tiên đối với dạng siro có đường.
- 20 ngày sau lần mở nắp chai đầu tiên đối với dạng siro không đường.
Thuốc ho “Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ” có chứa đường, cần lưu ý khi sử dụng thuốc đối với người bệnh đái tháo đường.
Bổ Phế Nam Hà có dùng được cho bà bầu không? Theo đó, Trẻ em dưới 24 tháng tuổi (2 tuổi) và phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng thuốc. Tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Ngoài ra, thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Hiện tại chưa phát hiện tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc ho Bổ phế Nam Hà. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng nên hết sức thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng nào khi sử dụng, bạn cần báo ngay cho bác sĩ biết để có hướng xử trí phù hợp.
Siro Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ
Một đợt dùng từ 7 đến 10 ngày. Mỗi ngày uống 3 lần với liều mỗi lần như sau:
Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: Mỗi lần 20ml siro.
Trẻ em dưới 10 tuổi:
- Từ 30 tháng tuổi đến 6 tuổi: mỗi lần 2 thìa cà phê (10 ml siro).
- Từ 7 đến 10 tuổi: mỗi lần 3 thìa cà phê (15 ml siro).
Siro Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ
Một đợt dùng từ 7 đến 10 ngày. Mỗi ngày uống 3 lần với liều mỗi lần như sau:
Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: Mỗi lần 1 thìa canh (15 ml siro).
Trẻ em dưới 10 tuổi:
- Từ 1 đến 6 tuổi: mỗi lần 1 thìa cà phê (5 ml siro).
- Từ 7 đến 10 tuổi: mỗi lần uống 2 thìa cà phê (10 ml siro).
Bổ phế Nam Hà viên ngậm
- Người lớn: ngậm 4 – 6 viên một ngày.
- Trẻ em ngậm 2 – 3 viên một ngày.
Bố Phế Nam Hà cho bé và người lớn có thể ngậm cho tan từ từ hoặc nhai viên trước khi nuốt. Tuy nhiên, cần thận trọng khi cho trẻ em dưới 2 tuổi dùng dạng viên ngậm vì nguy cơ hóc, sặc viên thuốc.
Thuốc ho “Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ” có chứa đường, cần lưu ý khi sử dụng thuốc đối với người bệnh đái tháo đường.
Bổ Phế Nam Hà có dùng được cho bà bầu không? Theo đó, Trẻ em dưới 24 tháng tuổi (2 tuổi) và phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng thuốc. Tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Ngoài ra, thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thành phần: Bạch linh, Thiên môn (rễ), Mơ muối, Cát cánh, Bạc hà diệp, Bán hạ, Tỳ bà diệp, Tinh dầu bạc hà, Ma hoàng, Cam thảo, Tang bạch bì, Bách bộ.