MỚI

Thực hành và phòng ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị lọc máu

Ngày xuất bản: 30/04/2022

Thực hành và phòng ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị lọc máu theo chương trình áp dụng cho Bác sĩ, Điều dưỡng khoa Nội thận lọc máu.

Tác giả : Nguyễn Quốc Tuấn Người thẩm định : Nguyễn Tường Vân Người phê duyệt : Phùng Nam Lâm Ngày phát hành : 20/06/2020  

1. Mục đích

Hướng dẫn nhân viên thận nhân tạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm hạn chế các nhiễm khuẩn mắc phải ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

2. Nội dung các biện pháp thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị lọc máu

 2.1. Vệ sinh tay

  • Tăng cường thực hành vệ sinh tay ở Đơn vị lọc máu.
  • Vệ sinh tay thường quy theo 5 chỉ định của WHO và theo Quy định thực hành Vệ sinh tay của bệnh viện.
  • Ghi nhớ: Luôn vệ sinh tay khi chuyển sang chăm sóc người bệnh khác hoặc chuyển từ thao tác bẩn sang thao tác sạch trên cùng người bệnh.

2.2. Sử dụng găng tay và phương tiện phòng hộ cá nhân

  • Găng tay: nguy cơ tiếp xúc với máu/dịch ở Đơn vị lọc máu rất cao nên cần tuân thủ chỉ định đi găng (Hướng dẫn sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân) và chú ý các trường hợp sau:
    • Đi găng tay trong quá trình chăm sóc người bệnh;
    • Đi găng khi vệ sinh các bề mặt và thiết bị;
    • Thay găng và rửa tay giữa các người bệnh hoặc chuyển từ thao tác bẩn sang thao tác sạch trên cùng một người bệnh hoặc trong cùng khu vực điều trị.
  • Tấm che mặt: sử dụng tấm che mạng khi có nguy cơ văng bắn máu dịch.

2.3. Đảm bảo vô khuẩn trong quy trình lắp máy và kết thúc máy thận nhân tạo

Quy trình lắp máy và kết thúc máy thận nhân tạo là hoạt động chính trong quá trình lọc máu và cần đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn (Tham khảo chi tiết trong bộ quy trình kỹ thuật của thận nhân tạo).

Thực hành và phòng ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị lọc máu theo chương trình áp dụng cho Bác sĩ, Điều dưỡng khoa Nội thận lọc máu.
Thực hành và phòng ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị lọc máu theo chương trình áp dụng cho Bác sĩ, Điều dưỡng khoa Nội thận lọc máu.

2.4. Thực hành tiêm an toàn

  • Khuyến khích sử dụng thuốc đơn liều, không sử dụng lọ thuốc đơn liều cho nhiều người bệnh.
  • Khuyến khích sử dụng vật tư tiêu hao dùng một lần cho người bệnh.
  • Tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn trong tiêm truyền: sát khuẩn nắp lọ thuốc, cổng tiêm truyền bằng gạc/bông vô khuẩn tẩm cồn 700.
  • Chuẩn bị thuốc tiêm tại phòng sạch và tiêm ngay cho người bệnh.

 2.5. Lưu giữ và chuẩn bị vật tư tiêu hao, thuốc

  • Phân biệt khu vực sạch và khu vực ô nhiễm:
    • Khu vực sạch: là nơi chuẩn bị, lưu giữ thuốc, vật tư tiêu hao, dụng cụ chưa sử dụng.
    • Khu vực ô nhiễm: là nơi xử lý dụng cụ, thiết bị đã sử dụng; bao gồm cả khu vực điều trị.
  • Thuốc và vật tư tiêu hao (bơm tiêm, quả lọc…) phải được lưu giữ ở khu vực riêng, không lưu giữ tại khu vực điều trị.
  • Thuốc và vật tư tiêu hao phải được chuẩn bị cho mỗi người bệnh ở khu vực sạch, sau đó vận chuyển ra phòng điều trị.
  • Không mang thuốc, vật tư tiêu hao từ khu vực điều trị của người bệnh này sang cho người bệnh khác.
  • Không sử dụng 1 xe chung để phát thuốc cho nhiều người bệnh thận nhân tạo.
  • Khuyến khích sử dụng các loại vật tư tiêu hao dùng một lần (bơm kim tiêm, gạc sát khuẩn, kim fistule, quả lọc…) và lọ thuốc đơn liều.

2.6. Làm sạch và khử khuẩn bề mặt

  • Tất cả bề mặt thiết bị, giường bệnh/ghế, xe tiêm,…sau mỗi ca lọc máu đều bị ô nhiễm và cần phải được lau khử khuẩn sau khi sử dụng.
  • Gom chất thải sau mỗi ca lọc máu.

2.7. Giám sát vấn đề liên quan thận nhân tạo

  • Các nhiễm khuẩn liên quan đến thận nhân tạo phải được theo dõi, giám sát: nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tại chỗ đầu vào
  • Tỷ lệ sử dụng kháng sinh ở người bệnh thận nhân tạo, tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B, C, lao ở người bệnh chạy thận nhân tạo.
  • Các quy trình kỹ thuật vô khuẩn (quy trình lắp và kết thúc máy thận nhân tạo), vệ sinh tay, thực hành tiêm an toàn cần được giám sát, ghi nhận để đánh giá thực hành của nhân viên.
  • Đánh giá định kỳ cơ sở vật chất và chính sách của đơn vị lọc máu hàng năm nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ.

 2.8. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh 

  • Khoa KSNK và Đơn vị lọc máu xây dựng sổ tay hướng dẫn cho người bệnh.
  • Người bệnh mới đăng ký lọc máu chu kỳ tại Đơn vị lọc máu của bệnh viện phải được hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn.
  • Người bệnh phải được hướng dẫn về các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn: vệ sinh tay, vệ sinh khi ho, vệ sinh vị trí tiêm truyền khi thực hiện chu kỳ lọc máu; biết cách chăm sóc catheter hoặc các cổng vào; biết các nguy cơ/biến chứng của bệnh, nhận biết các dấu hiệu nhiễm khuẩn và thông báo cho nhân viên y tế, tiêm phòng vắc xin và xét nghiệm định kỳ; chủ động và tham gia các hoạt động phòng ngừa nhiễm khuẩn.
  • Giáo dục người bệnh hiểu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn sẽ giảm các nguy cơ nhiễm khuẩn cho người bệnh.

2.9. Kiểm soát nước lọc thận nhân tạo

Tiêu chuẩn vi sinh và endotoxin:

 Vi khuẩn (cfu/ml)Endotoxin (EU/ml)
Nước chạy máy thận nhân tạoMức tối đa: 200 Mức hành động: 50Mức tối đa: 2 Mức hành động: 1
Tần suấtHàng thángHàng tháng

Tiêu chuẩn hóa lý của nước RO gồm 23 chỉ tiêu (phụ lục 1). Nước lọc thận nhân tạo phải được kiểm tra định kỳ 1 tháng/lần hoặc khi có sửa chữa hoặc khi có nghi ngờ người bệnh sốt do lọc máu (tham khảo Quy trình giám sát chất lượng môi trường bệnh viện).

Tài liệu tham khảo

  1. APIC, 2010, Guide to the Elimination of Infections in Hemodialysis.
  2. CDC, Infection Prevention in Dialysis Settings, A Continuing Education (CE) Training Course for Outpatient Hemodialysis Healthcare Workers.
  3. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thận tiết niệu ban hành kèm theo Quyết định số 3592/QĐ-BYT ngày 11/09/2014 của Bộ Y tế.

Từ viết tắt:

  • WHO: Tổ chức y tế thế giới
  • KSNK: Kiểm soát nhiễm khuẩn 

Ghi chú:

  • Văn bản được sửa đổi lần đầu.

Phụ lục 1:

Chỉ số hóa học cho phép đối với nước chạy thận nhân tạo

TTChất gây ô nhiễmNồng độ tối đa (mg/l)
1Calci2 (0,1 mEq/l)
2Magie4 (0,3 mEq/l)
3Kali8 (0,2 mEq/l)
4Natri70 (3,0 mEq/l)
5Sb (Antimony)0,006
6Asen0,005
7Ba (Barium)0,1
8Be (Beryllium)0,0004
9Cadmi (Cadmium)0,001
10Crom (Chromium)0,014
11Pb (lead)0,005
12Hg (mercury)0,0002
13Selen (Selenium)0,09
14Ag (Silver)0,005
15Al (Aluminum)0,01
16Chloramines0,1
17Chlorine tự do0,5
18Cu (copper)0,1
19F (Fluoride)0,2
20NO3 (Nitrate (as N))2,0
21SO4 (Sulfate)100
22Tali (Thallium)0,002
23Kẽm (Zinc)0,1

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
0

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia