MỚI

Tăng huyết áp khẩn cấp

Ngày xuất bản: 04/12/2022

Tăng huyết áp khẩn cấp là tình trạng huyết áp tăng cao nghiêm trọng nhưng không có tổn thương cơ quan đích, ví dụ phù phổi cấp, thiếu máu cơ tim, dấu hiệu thiếu hụt thần kinh, suy thận cấp. Các giá trị cutoff đã được xác định, chẳng hạn huyết áp tâm thu trên 180mmHg và huyết áp tâm trương trên 110mmHg, nhưng các con số huyết áp đó không liên quan tới tỷ lệ bệnh đồng mắc hay tử vong ngắn hạn. 

Tác giả: William D. Alley; Eddie L. Copelin II1.
Địa chỉ làm việc: Đại học Boston 
Ngày phát hành: 27/08/2021

1. Tổng quan về tăng huyết áp khẩn cấp

Tăng huyết áp khẩn cấp là tình trạng huyết áp tăng cao nghiêm trọng nhưng không có tổn thương cơ quan đích, ví dụ phù phổi cấp, thiếu máu cơ tim, dấu hiệu thiếu hụt thần kinh, suy thận cấp. Các giá trị cutoff đã được xác định, chẳng hạn huyết áp tâm thu trên 180mmHg và huyết áp tâm trương trên 110mmHg, nhưng các con số huyết áp đó không liên quan tới tỷ lệ bệnh đồng mắc hay tử vong ngắn hạn. Do đó một số tác giả đã đề xuất sử dụng thuật ngữ tăng huyết áp khẩn cấp cho những bệnh nhân có huyết áp tăng nghiêm trọng và có các yếu tố nguy cơ đáng kể tiến triển tổn thương cơ quan đích chẳng hạn suy tim sung huyết và bệnh thận mạn. Điều này thể hiện sự khẩn cấp của tăng huyết áp và nhấn mạnh vai trò của nhóm chuyên gia điều trị bệnh này.

 
Mục tiêu mô tả sinh lý bệnh của tăng huyết áp khẩn cấp

  • Mô tả sinh lý bệnh của tăng huyết áp khẩn cấp.
  • Biểu hiện của tăng huyết áp khẩn cấp.
  • Tổng hợp điều trị tăng huyết áp khẩn cấp.
  • Giải thích các phương pháp để cải thiện sự phối hợp giữa các bác sĩ trong nhóm điều trị nhằm cải thiện thiện kết cục cho các bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi tình trạng tăng huyết áp khẩn cấp.

2. Giới thiệu về tăng huyết áp khẩn cấp

Tăng huyết áp khẩn cấp là tình trạng huyết áp tăng cao nghiêm trọng nhưng không có tổn thương cơ quan đích, ví dụ phù phổi cấp, thiếu máu cơ tim, dấu hiệu thiếu hụt thần kinh, suy thận cấp. Các giá trị cutoff đã được xác định, chẳng hạn huyết áp tâm thu trên 180mmHg và huyết áp tâm trương trên 110mmHg, nhưng các con số huyết áp đó không liên quan tỷ lệ bệnh đồng mắc hay tử vong ngắn hạn. Do đó một số tác giả đã đề xuất sử dụng thuật ngữ tăng huyết áp khẩn cấp cho những bệnh nhân có huyết áp tăng nghiêm trọng và có các yếu tố nguy cơ đáng kể tiến triển tổn thương cơ quan đích chẳng hạn suy tim sung huyết và bệnh thận mạn. Tuy nhiên, tăng huyết áp khẩn cấp liên quan với tỷ lệ biến cố tim mạch bất lợi cao hơn trong thời gian dài và thúc đẩy tập trung vào việc đảm bảo kiểm soát huyết áp tốt hơn, giảm các yếu tố dẫn đến tăng huyết áp, sự theo dõi thích hợp bởi các bác sĩ điều trị.

2.1 Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp khẩn cấp

Nguyên nhân gây tăng huyết áp rất thay đổi. Không tuân thủ thuốc điều trị tăng huyết áp, sử dụng thuốc kích thích giao cảm, rối loạn chức năng tuyến giáp là một trong số nguyên nhân gây tăng huyết áp khẩn cấp. Thậm chí lo lắng và đau cũng có thể gây tăng huyết áp cấp và yêu cầu phải thay đổi chiến lược điều trị.

Tình trạng huyết áp tăng giả tạo vì sai lệch do thiết đo hoặc kỹ thuật đo là những nguyên nhân cần phải được đánh giá và điều chỉnh lại.

Giả tăng huyết áp, tình trạng huyết áp tăng giả tạo do động mạch bị xơ vữa hay vôi hóa nên không xẹp lại khi bơm băng quấn huyết áp lên, là nguyên nhân khác có thể dẫn tới huyết áp cao giả khi đo. Giả tăng huyết áp nên được xem xét ở những bệnh nhân không có biểu hiện các triệu chứng gợi ý rối loạn chức năng cơ quan đích nhưng huyết áp vẫn cao cao mặc dù đã tăng cường điều trị.

2.2 Dịch tễ

Ở Mỹ, khoảng 30% người trường thành có tăng huyết áp. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp trên toàn thế giới khoảng 31%, trung bình hơn 1,3 tỷ người. Trong đó, có từ 1% đến 2% bệnh nhân có cơn tăng huyết áp trong đời, thuật ngữ này bao gồm cả tăng huyết áo khẩn cấp và cấp cứu. Các nghiên cứu về dịch tễ của cơn huyết áp khẩn cấp thì hạn chế, có thể là vì khó có thể phân biệt triệu chứng của bệnh nhân là liên quan với huyết áp hay do các nguyên nhân khác. Béo phì, nữ giới, tiền sử bệnh tim mạch, đái tháo đường, hút thuốc lá, và quan trọng nhất, không tuân thủ điều trị là các yếu tố nguy cơ liên quan tới tăng huyết áp cấp tính.

Nam giới thì có nhiều khả năng có cơn tăng huyết áp hơn so với nữ giới. Thường xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi và người Mỹ gốc Phi.

2.3 Sinh lý bệnh

Sinh lý bệnh của tăng huyết áp thì phức tạp và vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Về cơ bản, sự tưới máu của tim, thận, não được điều hòa chặt chẽ bởi nhiều cơ chế khác nhau. Trong tăng huyết áp mạn, đường cong tưới máu não dịch chuyển sang phải, huyết áp nền cao hơn nhưng vẫn duy trì ổn định áp lực tưới máu não.

Tình trạng tăng nhanh huyết áp được xem là một yếu tố quan trọng gây tổn thương cơ quan đích. Huyết áp tăng cấp tính nghiêm trọng có thể liên quan tới yếu tố thể dịch gây co mạch, dẫn tới tăng đề kháng lực mạch máu hệ thống. Tình trạng tăng sức căng thành mạch và phối hợp với tổn thương nội mạc dẫn tới tăng tính thấm mạch máu, hoạt hóa các yếu tố chống đông và tiểu cầu, và sự lắng đọng fibrin. Nội mạc tiếp tục bị tổn thương và hoại tử fibrin dẫn tới thiếu máu, sau đó sẽ dẫn tới giải phóng thêm các chất trung gian vận mạch và càng gây tổn thương thêm. Tăng natri niệu do áp lực và sự hoạt hóa hệ thống renin-angiotensin dẫn tới giảm thể tích thường gây co mạch hơn nữa. Tình trạng co mạch hệ thống gây giảm tưới máu các cơ quan quan trọng dẫn đến tổn thương các cơ quan, mặc dù điều này có thể không liên quan tới tăng huyết áp khẩn cấp, nhưng là điểm chính yếu của cơn tăng huyết áp.

3. Bệnh sử và thăm khám lâm sàng tăng huyết áp khẩn cấp

Bệnh sử và thăm khám bệnh nhân có huyết áp cao cần tập trung vào việc quyết định bệnh nhân có hay không các dấu hiệu tổn thương cơ quan đích. Các triệu chứng thúc đẩy đánh giá sâu hơn nữa gồm đau đầu, chóng mặt, khó thở, đau ngực, nôn, và thay đổi thị giác.

Thăm khám lâm sàng bắt đầu với việc đo huyết áp một cách chính xác, kích cỡ băng huyết áp phù hợp đặt trên vùng cánh tay đã được bộc lộ. Nếu không có băng huyết áp có kích cỡ phù hợp do chu vi cánh tay lớn, đo ở cổ tay có thể chính xác nhưng nên phân tích một cách cẩn thận vì thiếu các dữ liệu so sánh sự chính xác so với phương pháp đo xâm lấn. Huyết áp nên được đo ở cả tư thế đứng và nằm (để đánh giá sự thiếu hụt thể tích). Nên đo ở cả 2 tay, sự khác biệt đáng kể huyết áp giữa 2 tay có thể là dấu hiệu của bóc tách động mạch chủ.

Các dấu hiệu thăm khám khác nên được đánh giá một cách cẩn trọng. Dấu hiệu của suy tim chẳng hạn như: sự giãn tĩnh mạch cảnh, nghe ran ở phổi, hoặc tiếng ngựa phi ở tim có thể gợi ý bệnh nhân có tình trang tăng huyết áp cấp cứu hơn là tăng huyết áp khẩn cấp. Thăm khám thần kinh một cách chi tiết bao gồm cả các test tiểu não cũng rất quan trọng để loại trừ tổn thương hệ thống thần kinh trung ương. Cuối cùng, soi đáy mắt xuất hiện dấu phù gai thị có thể là một dấu hiệu yêu cầu cần phải tăng cường liệu pháp điều trị hơn nữa.

Bệnh sử và thăm khám lâm sàng đánh giá ban đầu, tính nghiêm trọng, và hướng xử trí cơn tăng huyết áp. Bệnh sử nên xoay quanh sự hiện diện của tổn thương cơ quan đích, các tình huống dẫn tới tăng huyết áp, và bất kỳ nguyên nhân nào có thể xác định được.

Mức độ nghiêm trọng và thời gian tăng huyết áp trước đó của bệnh nhân nên được đánh giá, cũng như tiền sử sử dụng thuốc. Hỏi chi tiết về tình trạng điều trị tăng huyết áp và sự tuân thủ, sử dụng các thuốc không được kê đơn như các thuốc cường giao cảm, và sử dụng các chất kích thích chẳng hạn cocaine là các vấn đề chính khi khai thác tiền sử dùng thuốc. Hơn nữa, điều cần thiết là phải khai thác các thông tin về có hay không rối loạn chức năng cơ quan đích tồn tại trước đó, đặc biệt là bệnh lý thận và mạch máu não. Ở phụ nữ, xác định ngày cuối cùng của chu kỳ kinh cũng là 1 điều quan trọng

3.1 Đánh giá

Chưa có một hướng dẫn đánh giá thường quy nào cho tăng huyết áp khẩn cấp. Mục tiêu là loại trừ tổn thương cơ quan đích. Nếu bệnh sử và thăm khám lâm sàng gợi ý tổn thương cơ quan đích, các xét nghiệm và hình ảnh học chẳng hạn sinh hóa, phân tích nước tiểu, ECG, x quang ngực, CT-scan sọ não có thể được chỉ định.

Điện giải đồ, nồng độ urê máu, creatinine máu để đánh giá chức năng thận. Sử dụng que nhúng nước tiểu nếu phát hiện hồng cầu niệu hay bạch cầu niệu thì cần phải soi nước tiểu dưới kính hiển vi để phát hiện các trụ/các tế bào hồng cầu. Công thức máu và phết máu ngoại biên nên được thực hiện để loại trừ bệnh lý mạch máu nhỏ. Test xác định có thai, sàng lọc độc chất, xét nghiệm nội tiết có thể được chỉ định. Thăm dò chẩn đoán hình ảnh nên được chỉ định tùy theo biểu hiện lâm sàng. X quang ngực và ECG được chỉ định nếu lâm sàng có dấu hiệu phù phổi cấp hoặc có đau ngực. Bệnh nhân có các bất thường về thần kinh nên được đánh giá ban đầu bởi CT scan sọ não, và các thăm dò chẩn đoán hình ảnh thêm nữa được quyết định dựa trên các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân.

Những bệnh nhân có nguy cơ cao bị tổn thương cơ quan đích tiến triển nhanh cần đặc biệt thận trọng, chẳng hạn suy tim mạn, bệnh thận mạn, bệnh mạch vành, hoặc có tiền sử đột quỵ. Trong khi có rất ít dữ liệu hướng dẫn đánh giá 1 cách cụ thể đối với các bệnh nhân này, nên xem xét một ngưỡng thấp hơn để chỉ định các xét nghiệm, ECG và thăm dò hình ảnh.

Bệnh nhân mang thai có huyết áp cao cần phải được đánh giá thận trọng. Ở những bệnh nhân này, đặc biệt khi bệnh nhân không có tình trạng tăng huyết áp trước đó, tiền sản giật có thể xảy ra ở mức huyết áp thấp hơn nhiều so với mức huyết áp thường thấy trong cơn tăng huyết áp. Trong trường hợp không có tiền sử tăng huyết áp, đặc biệt nếu bệnh nhân phàn nàn về các triệu chứng như đau đầu, thay đổi thị giác, or đau bụng, các xét nghiệm nên được chỉ định, bao gồm công thức máu, xét nghiệm chức năng gan, và LDH.

3.2 Quản lý/Điều trị tăng huyết áp

Có ít nhất 1 bệnh nhân có tình trạng tăng huyết áp trong khoảng 3% đến 4% trong số các bệnh nhân trưởng thành đến khoa cấp cứu. Nguyên tắc cơ bản trong đánh giá bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa cấp cứu đó là sự hiện diện các dấu hiệu rối loạn chức năng của cơ quan đích. Phần lớn, các bệnh nhân đến khoa cấp cứu với huyết áp cao; tuy nhiên, chỉ có một số nhỏ bệnh nhân có tình trạng cấp tính yêu cầu phải điều trị cấp cứu. Người điều trị phải luôn luôn nhớ một điều quan trọng khi điều trị bệnh nhân với bất kỳ mức huyết áp nào đó là điều trị bệnh nhân chứ không phải điều trị con số huyết áp.

Mục tiêu trước tiên của bác sĩ tại khoa cấp cứu đó là đánh giá những bệnh nhân huyết áp cao cấp tính có biểu hiện bằng chứng của tổn thương cơ quan đích và cần điều trị thuốc tĩnh mạch ngay lập tức. Mặt khác, những bệnh nhân có huyết áp tăng cấp tính, ví dụ huyết áp tâm thu hơn 200mmHg và huyết áp tâm trương hơn 120 mmHg, không có các triệu chứng tổn thương cơ quan đích và huyết áp vẫn tăng dai dẳng ở mức này tại thời điểm xuất viện thì nên bắt đầu điều trị. Những bệnh nhân này cũng nên được theo dõi sát tại phòng khám, với mục tiêu giảm huyết áp sau vài tiếng hoặc vài ngày.

Điều trị tăng huyết áp khẩn cấp là đảm bảo kiểm soát tốt huyết áp lâu dài. Nhấn mạnh sự cần thiết của tuân thủ điều trị và theo dõi sát là điều quan trọng. Bệnh nhân không có các triệu chứng và dấu hiệu của tổn thương cơ quan đích thì không cho thấy lợi ích khi điều trị tăng huyết áp tích cực trong pha cấp. Giảm nhanh huyết áp ở những bệnh nhân này thì không có lợi và trên cơ sở lý thuyết có thể mang đến nguy cơ hạ huyết áp tương đối và giảm tưới máu cơ quan, đặc biệt ở những bệnh nhân có huyết áp tăng nghiêm trọng khi đứng. Tuy nhiên, nó có thể có lợi khi bắt đầu thuốc điều trị tăng huyết áp đường uống ở những bệnh nhân này với mục tiêu giảm huyết áp từ từ trong 24h đến 48h. Có rất ít dữ liệu đưa ra kết luận trực tiếp thuốc nào là lý tưởng trong tình huống này. Quan trọng hơn, nên lên lịch theo dõi sát trong vòng 1 tuần bởi các bác sĩ điều trị để đảm bảo cải thiện việc kiểm soát huyết áp và để bắt đầu hoặc điều chỉnh thuốc khi cần thiết.

Huyết áp tăng cao ở phụ nữ mang thai nên được điều trị ngay lập tức để ngăn chặn tổn thương cơ quan đích. Phụ nữ có tăng huyết áp trước đó có thai hoặc có dự định có thai phải chuyển qua điều trị với nifedipine, methyldopa, và/hoặc labetalol trong giai đoạn mang thai. Phụ nữ mang thai không nên điều trị với thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể, ức chế trực tiếp renin.

3.3 Thuốc điều trị tăng huyết áp

Tùy thuộc vào cơ quan cụ thể nào có nguy cơ bị tổn thương mà lựa chọn thuốc điều trị. Ở những bệnh nhân có cơn tăng huyết áp, thuốc điều trị tăng huyết áp được quan sát thấy có hiệu quả trong giảm huyết áp một cách rõ rệt.

Natri nitroprusiat là thuốc thông thường được sử dụng. Thuốc có thời gian tác dụng ngắn và có thể điều chỉnh liều từng phút tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được theo dõi liên tục tại khoa chăm sóc tích cực.

Labetolol là một thuốc chẹn alpha và beta, rất có lợi trong quản lý cơn tăng huyết áp. Đặc được sử dụng trong các trường hợp bóc tách động mạch chủ cấp và bệnh thận giai đoạn cuối. Bolus liều 10-20mg, hoặc truyền tĩnh mạch liều 1mg/phút cho đến khi đạt được mục tiêu huyết áp.

Fenoldopam là thuốc đồng vận thụ thể dopamine ngoại biên và được sử dụng truyền tĩnh mạch với liều 0,1 µg/kg/phút và điều chỉnh liều mỗi 15 phút.

Clevidipine là thuốc ức chế kênh canxi nhóm dihydropyridine được sử dụng qua đường tĩnh mạch để giảm huyết áp nhanh chóng và chính xác. Bắt đầu truyền tĩnh mach clevidipine với liều 1-2mg/giờ và điều chỉnh liều tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.

4. Chẩn đoán phân biệt của tăng huyết áp khẩn cấp

Chẩn đoán phân biệt của tăng huyết áp khẩn cấp (không phải chỉ giới hạn ở những bệnh lý dưới đây) bao gồm:

  • Rối loạn lo âu
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Bệnh lý cơ tim liên quan tới cocaine
  • Suy tim
  • Cường giáp
  • Bệnh lý cơ tim phì đại
  • Nhồi máu cơ tim
  • Cường aldosterone nguyên phát
  • Đột quỵ xuất huyết não
  • Đột quỵ thiếu máu não

4.1 Tiên lượng 

Bệnh nhân với tăng huyết áp khẩn cấp tăng nguy cơ các bệnh đồng mắc và tử vong dài hạn. Tỷ lệ tử vong trong 1 năm ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp khẩn cấp khoảng 9%. Tăng huyết áp không được điều trị hiển nhiên gây tăng nguy cơ tử vong và được mô tả như là một kẻ giết người thầm lặng.

Tiên lượng dài hạn ở các bệnh nhân tăng huyết áp khẩn cấp hay tăng huyết áp cấp cứu thì không khả quan. 1 nghiên cứu hồi cứu ở 670 bệnh nhân trưởng thành, những người có huyết áp tăng nghiêm trọng cho thấy rằng có 57,5% bệnh nhân có tăng huyết áp cấp cứu. 98% bệnh nhân tăng huyết áp cấp cứu và 23,2% bệnh nhân tăng huyết áp khẩn cấp được nhập viện. Thời gian sống trung bình được ghi nhận là 14 ngày ở bệnh nhân có tăng huyết áp cấp cứu với tổn thương mạch máu não và 50 ngày ở bệnh nhân có tổn thương tim mạch.

4.2 Biến chứng của tăng huyết áp khẩn cấp

Tăng huyết áp khẩn cấp nên được điều trị một cách thích hợp nếu không sẽ tiến triển thành tăng huyết áp cấp cứu với tổn thương cơ quan đích. Biến chứng lâu dài liên quan tới tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát gồm:

  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Suy tim
  • Suy thận
  • Bệnh lý võng mạc tăng huyết áp
  • Suy giảm trí nhớ
  • Phình mạch

5. Giáo dục bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp khẩn cấp

Bệnh nhân tăng huyết áp khẩn cấp cần được khuyên nên thay đổi lối sống bao gồm:

  • Giảm lượng muối nhập
  • Tránh rượu bia
  • Bổ sung nhiều chất xơ từ rau và trái cây 
  • Tập thể dục đều đặn
  • Tránh thức uống có chưa caffeine
  • Ngưng thuốc lá
  • Giảm cân nếu béo phì

6. Điểm cần nhớ và những vấn đề khác

  • Tăng huyết áp khẩn cấp là 1 tình trạng cấp tính, huyết áp tăng cao nghiêm trọng nhưng không có những triệu chứng và dấu hiệu tổn thương cơ quan đích.
  • Mức huyết áp được đề xuất cho tăng huyết áp khẩn cấp thường thay đổi và không liên quan tới bệnh đồng mắc và tử vong ngắn hạn.
  • Nên tập trung vào các triệu chứng của tổn thương cơ quan đích trong bệnh sử của bệnh nhân, gồm đau ngực, khó thở, đau đầu, dấu hiệu thiếu hụt thần kinh, và thay đổi thị giác.
  • Cần thận trọng ở những phụ nữ mang thai có tăng huyết áp. Tiền sản giật có thể xảy ra ở mức huyết áp thấp hơn so với tăng huyết áp cấp cứu.
  • Điều trị bệnh nhân, không phải điều trị con số huyết áp. Giảm huyết áp nhanh chóng ở bệnh nhân không có tổn thương cơ quan địch có thể dẫn đến giảm tưới máu tương đối và mang đến nguy cơ cao hơn là lợi ích.

7. Tăng cường đội ngũ y tế

Bệnh nhân tăng huyết áp khẩn cấp được quản lý tốt nhất bởi một đội ngũ bác sĩ bao gồm: bác sĩ chuyên khoa tim mạch, bác sĩ nội khoa, bác sĩ chuyên khoa thận, điều dưỡng chuyên khoa tim mạch, và 1 bác sĩ nhãn khoa. Điều chủ yếu là giáo dục bệnh nhân tuân thủ điều trị thuốc. Bệnh nhân không có các triệu chứng và dấu hiệu tổn thương cơ quan đích không được chứng minh là có lợi khi điều trị tăng huyết áp tích cực trong giai đoạn cấp.

Giảm nhanh huyết áp ở những bệnh nhân này thì không có lợi và trên cơ sở lý thuyết có thể mang đến nguy cơ hạ huyết áp tương đối và giảm tưới máu cơ quan đích, đặc biệt ở những cá nhân có huyết áp tăng nghiêm trọng khi đứng. Tuy nhiên nó có thể có lợi khi bắt đầu thuốc điều trị thuốc tăng huyết áp đường uống ở những bệnh nhân này với mục tiêu giảm huyết áp từ từ trong 24h đến 48h.

Các bác sĩ điều trị và điều dưỡng nên giáo dục cho bệnh nhân nhận biết được tầm quan trọng của việc thay đổi lối sống bao gồm: ngưng thuốc lá, duy trì cân nặng thích hợp, và tập thể dục đều đặn.

Tài liệu tham khảo

  1. Frei SP, Burmeister DB, Coil JF. Frequency of serious outcomes in patients with hypertension as a chief complaint in the emergency department. J Am Osteopath Assoc. 2013 Sep;113(9):664-8. [PubMed]
  2. Levy PD, Mahn JJ, Miller J, Shelby A, Brody A, Davidson R, Burla MJ, Marinica A, Carroll J, Purakal J, Flack JM, Welch RD. Blood pressure treatment and outcomes in hypertensive patients without acute target organ damage: a retrospective cohort. Am J Emerg Med. 2015 Sep;33(9):1219-24. [PubMed]
  3. Vlcek M, Bur A, Woisetschläger C, Herkner H, Laggner AN, Hirschl MM. Association between hypertensive urgencies and subsequent cardiovascular events in patients with hypertension. J Hypertens. 2008 Apr;26(4):657-62. [PubMed]
  4. Pickering TG, Hall JE, Appel LJ, Falkner BE, Graves J, Hill MN, Jones DW, Kurtz T, Sheps SG, Roccella EJ., Subcommittee of Professional and Public Education of the American Heart Association Council on High Blood Pressure Research. Recommendations for blood pressure measurement in humans and experimental animals: Part 1: blood pressure measurement in humans: a statement for professionals from the Subcommittee of Professional and Public Education of the American Heart Association Council on High Blood Pressure Research. Hypertension. 2005 Jan;45(1):142-61. [PubMed]
  5. Irving G, Holden J, Stevens R, McManus RJ. Which cuff should I use? Indirect blood pressure measurement for the diagnosis of hypertension in patients with obesity: a diagnostic accuracy review. BMJ Open. 2016 Nov 03;6(11):e012429. [PMC free article] [PubMed]
  6. Kleman M, Dhanyamraju S, DiFilippo W. Prevalence and characteristics of pseudohypertension in patients with “resistant hypertension”. J Am Soc Hypertens. 2013 Nov-Dec;7(6):467-70. [PubMed]
  7. Hajjar I, Kotchen TA. Trends in prevalence, awareness, treatment, and control of hypertension in the United States, 1988-2000. JAMA. 2003 Jul 09;290(2):199-206. [PubMed]
  8. Mills KT, Bundy JD, Kelly TN, Reed JE, Kearney PM, Reynolds K, Chen J, He J. Global Disparities of Hypertension Prevalence and Control: A Systematic Analysis of Population-Based Studies From 90 Countries. Circulation. 2016 Aug 09;134(6):441-50. [PMC free article] [PubMed]
  9. Kearney PM, Whelton M, Reynolds K, Muntner P, Whelton PK, He J. Global burden of hypertension: analysis of worldwide data. Lancet. 2005 Jan 15-21;365(9455):217-23. [PubMed]
  10. Bloch MJ. Worldwide prevalence of hypertension exceeds 1.3 billion. J Am Soc Hypertens. 2016 Oct;10(10):753-754. [PubMed]
  11. Saguner AM, Dür S, Perrig M, Schiemann U, Stuck AE, Bürgi U, Erne P, Schoenenberger AW. Risk factors promoting hypertensive crises: evidence from a longitudinal study. Am J Hypertens. 2010 Jul;23(7):775-80. [PubMed]
  12. Alshami A, Romero C, Avila A, Varon J. Management of hypertensive crises in the elderly. J Geriatr Cardiol. 2018 Jul;15(7):504-512. [PMC free article] [PubMed]
  13. Waldron FA, Benenson I, Jones-Dillon SA, Zinzuwadia SN, Adeboye AM, Eris E, Mbadugha NE, Vicente N, Over A. Prevalence and risk factors for hypertensive crisis in a predominantly African American inner-city community. Blood Press. 2019 Apr;28(2):114-123. [PubMed]
  14. Hyman DJ, Pavlik VN. Characteristics of patients with uncontrolled hypertension in the United States. N Engl J Med. 2001 Aug 16;345(7):479-86. [PubMed]
  15. Kessler CS, Joudeh Y. Evaluation and treatment of severe asymptomatic hypertension. Am Fam Physician. 2010 Feb 15;81(4):470-6. [PubMed]
  16. Marik PE, Varon J. Hypertensive crises: challenges and management. Chest. 2007 Jun;131(6):1949-62. [PubMed]
  17. Taylor DA. Hypertensive Crisis: A Review of Pathophysiology and Treatment. Crit Care Nurs Clin North Am. 2015 Dec;27(4):439-47. [PubMed]
  18. Wolf SJ, Lo B, Shih RD, Smith MD, Fesmire FM., American College of Emergency Physicians Clinical Policies Committee. Clinical policy: critical issues in the evaluation and management of adult patients in the emergency department with asymptomatic elevated blood pressure. Ann Emerg Med. 2013 Jul;62(1):59-68. [PubMed]
  19. Arbe G, Pastor I, Franco J. Diagnostic and therapeutic approach to the hypertensive crisis. Med Clin (Barc). 2018 Apr 23;150(8):317-322. [PubMed]
  20. Ipek E, Oktay AA, Krim SR. Hypertensive crisis: an update on clinical approach and management. Curr Opin Cardiol. 2017 Jul;32(4):397-406. [PubMed]
  21. Slovis CM, Reddi AS. Increased blood pressure without evidence of acute end organ damage. Ann Emerg Med. 2008 Mar;51(3 Suppl):S7-9. [PubMed]
  22. Williams B, Mancia G, Spiering W, Agabiti Rosei E, Azizi M, Burnier M, Clement D, Coca A, De Simone G, Dominiczak A, Kahan T, Mahfoud F, Redon J, Ruilope L, Zanchetti A, Kerins M, Kjeldsen S, Kreutz R, Laurent S, Lip GYH, McManus R, Narkiewicz K, Ruschitzka F, Schmieder R, Shlyakhto E, Tsioufis K, Aboyans V, Desormais I., List of authors/Task Force members: 2018 Practice Guidelines for the management of arterial hypertension of the European Society of Hypertension and the European Society of Cardiology: ESH/ESC Task Force for the Management of Arterial Hypertension. J Hypertens. 2018 Dec;36(12):2284-2309. [PubMed]
  23. Chobanian AV, Bakris GL, Black HR, Cushman WC, Green LA, Izzo JL, Jones DW, Materson BJ, Oparil S, Wright JT, Roccella EJ., Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure. National Heart, Lung, and Blood Institute. National High Blood Pressure Education Program Coordinating Committee. Seventh report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure. Hypertension. 2003 Dec;42(6):1206-52. [PubMed]
  24. Olson-Chen C, Seligman NS. Hypertensive Emergencies in Pregnancy. Crit Care Clin. 2016 Jan;32(1):29-41. [PubMed]
  25. Whelton PK, Carey RM, Aronow WS, Casey DE, Collins KJ, Dennison Himmelfarb C, DePalma SM, Gidding S, Jamerson KA, Jones DW, MacLaughlin EJ, Muntner P, Ovbiagele B, Smith SC, Spencer CC, Stafford RS, Taler SJ, Thomas RJ, Williams KA, Williamson JD, Wright JT. 2017 ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/AGS/APhA/ASH/ASPC/NMA/PCNA Guideline for the Prevention, Detection, Evaluation, and Management of High Blood Pressure in Adults: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. Circulation. 2018 Oct 23;138(17):e484-e594. [PubMed]
  26. Guiga H, Decroux C, Michelet P, Loundou A, Cornand D, Silhol F, Vaisse B, Sarlon-Bartoli G. Hospital and out-of-hospital mortality in 670 hypertensive emergencies and urgencies. J Clin Hypertens (Greenwich). 2017 Nov;19(11):1137-1142. [PMC free article] [PubMed]
facebook
51

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia